logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/06/2015 lúc 07:15:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tại buổi điều trần từ trái ngồi : Điếu Cầy, Hoàng Tứ Duy, mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và bà Đoàn Thị Hồng Anh

Một buổi điều trần về đàn áp tôn giáo và những vi phạm nhân quyền khác của Việt Nam đã diễn ra hôm qua, thứ Tư ngày 17, trước Tiểu Ban Nhân Quyền hạ viện Hoa Kỳ ở thủ đô Washington.

Chủ tọa buổi điều trần hôm qua là dân biểu Chris Smith thuộc nhóm Vietnam Caucus, các đại diện dân cử quan tâm đến Việt Nam, chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền, cũng là tác giả dự luật nhân quyền cho Việt Nam từng được hạ viện nhiều lần thông qua.

Cùng dân biểu Chris Smith còn có sự hiện diện của hai vị dân cử thường lưu ý quốc hội về những vi phạm tín ngưỡng và quyền con người của Việt Nam, đó là dân biểu Alan Lowenthal và dân biểu Dana Rohrabacher.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, cũng là phát ngôn nhân của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ, cho biết trong buổi điều trần hôm nay ông sẽ là người trình bày về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo và về dự thảo luật tôn giáo của Việt Nam:

Và cuộc điều trần này là để chuẩn bị cho cuộc tổng vận động vào ngày mai, dự trù khoảng 700 đến 800 người Việt từ 28 tiểu bang và 7 quốc gia khác nhau. Mục tiêu kỳ này là cài những điều kiện nhân quyền, trong đó đặc biệt hai điều kiện lớn. Thứ nhất là quyền của người lao động thành lập hoặc là tham gia các nghiệp đoàn tự do và độc lập. Thứ hai là quyền tự do tôn giáo, cài vào trong cuộc thương thảo đàm phán về mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Cộng vào đó, chúng tôi cũng kêu gọi Việt Nam là phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm. Đó là 3 mục tiêu chính của cuộc tổng vận đợng hôm nay, ngày mai và ngày thứ Sáu thì chúng tôi sẽ tiếp xúc với Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế cũng như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bộ phận đặc trách về dân chủ, nhân quyền và lao động.
Người thứ hai được mời ra điều trần trước Tiểu Ban Nhân Quyền hạ viện hôm thứ Tư là blogger Điều Cày Nguyễn Văn Hải, từng trải qua án tù 6 năm rưỡi và qua 11 trại giam trong nước, nói rằng có hai vấn đề ông muốn trình bày:
UserPostedImage
Dân biểu Chris Smith (bên phải) thuộc nhóm Vietnam Caucus chủ tọa buổi điều trần. RFA

Ngày hôm nay trước quốc hội Hoa Kỳ thì tôi muốn nói với các vị trong quốc hội rằng ở Việt Nam toàn bộ hệ thống truyền thông nằm trong tay chính quyền cộng sản, người dân không có phương tiện gì để cất lên tiếng nói của mình. Bất kỳ ai có quan điểm có ý kiến khác biệt thì đều có thể bị ghép vào những Điều Luật như 258, 88, 79 , bị bắt và bị bỏ tù với bản án hàng chục năm mà chính tôi cũng là một nhân chứng.
UserPostedImage
Hình ảnh một số người tham dự buổi điều trần tại Tiểu Ban Nhân Quyền hạ viện Hoa Kỳ ở thủ đô Washington

Thứ hai là vấn đề tù nhân lương tâm. Là người đã trải qua 11
nhà tù, qua 6 năm rưỡi, tôi biết rằng các bạn tôi trong tù gần đây liên tục tuyệt thực. Vì sao như vậy? Đó là chính vì chế độ giam giữ rất hà khắc của chính quyền cộng sản. Cụ thể họ đã ban hành Thông Tư 37 của Bộ Công An, triển khai hàng loạt những khu giam giữ mới, hình thức giam giữ hoàn toàn không được ghi trong Luật thi hành án hình sự. Cho nên chúng tôi muốn nói với các vị đại biểu quốc hội yêu cầu Việt Nam phải làm rõ cái Thông Tư 37, rằng Hoa Kỳ không chấp nhận Việt Nam sử dụng những Điều Luật bị dấu kiến để đàn áp tù nhân như vậy.

Đến từ Việt Nam, Canada

Ngoài thứ ba, mục sư Nguyễn Mạnh Hùng đến từ Việt Nam, sẽ tường trình về những vụ đàn áp các tôn giáo trong nước, trong đó có Hội Thánh Chuồng Bò mà ông là quản nhiệm. Một điều trần viên khác là bà Đoàn Thị Hồng Anh. Bà Hồng Anh là vợ ông Nguyễn Thành Năm, giao dân Cồn Dầu, năm 2010 bị công an tra tấn đến chết vì tranh đấu chống lại chủ trương của chính quyền Đà Nẵng muốn xóa sổ Giáo Xứ Cồn Dầu. Bà Hồng Anh cùng hai con trốn sang Thái Lan, vừa qua được chấp nhận cho tị nạn và định cư tại Mỹ:
Tôi đến cuộc điều trần tôi muốn nói về cái chết của chồng tôi và những sự việc ở Cồn Dầu. Chồng tôi chết vì dân phòng và công an Đà Nẵng đàn áp chồng tôi.

Được biết trong số những người ghi tên tham dự Ngày Vận Động Nhân Quyền Cho Việt Nam 18 tháng Sáu, khoảng 30 người đã đến sớm để tham dự buổi điều trần hôm qua:

Tôi là Dan Trần, từ Dallas, Texas, đến đây với mục đích vận động quốc hội về nhân quyền cho Việt Nam.

Tôi tên là Đặng Thành Tiến cùng với anh Sơn và anh Cơ từ Canada đến đây để ủng hộ cho phong trào dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Coi như tất cả là 6 người.

Chiến dịch tổng vận động nhân quyền cho Việt Nam lần này có sự tham dự của một số người trẻ khắp nơi, điển hình như:

Em tên Nguyễn Khuê Tú đến từ Vancouver Canada. Hai tuần vừa rồi em đã điều trần ở quốc hội Canada. Hôm nay em tới quốc hội Hoa Kỳ để tham dự và để học hỏi thêm. Em thấy cuộc điều trần rất thành công.

Tôi tên Đinh Thị Ngọc Tuyết, đến từ Kentucky, ngày hôm nay tôi có mặt ở đây để lắng nghe điều trần những vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam đối với công dân của chinh họ. Sau 40 năm thì không chỉ lắng nghe mà chúng ta có những hành động thiết thực để chính quyền Hoa Kỳ áp lực Việt Nam thay đổi tình trạng nhân quyền cho đồng bào của mình ở Việt Nam.

Đến từ Nebraska, cô Cung Hoàng Kim, thiếu nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên đoạt vương miện Miss Nebraska USA, hoa hậu tiểu bang Nebraska, cho biết trong tư cách một phóng viên đài truyền hình NBC tiểu bang Nebraska, cô sẽ làm MC cho một trong ba ngày tổng vận động này:

Có một buổi lễ ở Kennedy Center Hoàng Kim sẽ làm MC , sẽ giới thiệu buổi lễ đó và Hoàng Kim rất hân hạnh tới Washington DC hôm nay. Hoàng Kim nhớ là ba mẹ và gia đình của Hoàng Kim tới nước Mỹ để có tự do, dân chủ, nhân quyền và công lý. Đó là chuyện mình có thể nói hôm nay và ngày mai ở DC.

Để đẩy mạnh tiến trình vận động nhân quyền cho Việt Nam, hôm nay ngày 18 tháng Sáu, khoảng năm chục nhóm người Việt cùng vào điện Capitol , gặp gỡ tiếp xúc với khoảng 200 vị dân cử Mỹ hay nhân viên lập pháp của họ. Mục đích những cuộc tiếp xúc này là hướng sự quan tâm và vận động cài những điều kiện nhân quyền, tự do tôn giáo, tù nhân lương tâm, quyền lợi người lao động Việt Nam vào nghị trình thảo luận TPP giữa hành pháp Washington và chính phủ Hà Nội.

Theo RFA

Sửa bởi người viết 18/06/2015 lúc 08:16:43(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 18/06/2015 lúc 08:11:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Các nhà đấu tranh dân chủ kêu gọi quốc tế thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam
UserPostedImage
Blogger Điếu Cầy (đeo kính) tại buổi điều trần hôm 17 tháng 6 trước Tiểu Ban Nhân Quyền hạ viện Hoa Kỳ ở thủ đô Washington.

Ngày hôm qua, những nhà đấu tranh dân chủ của Việt Nam đã thúc đẩy các tổ chức quốc tế can thiệp trả tự do cho các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam cầm trong nước.

Lên tiếng trước các vị dân cử Mỹ, Blogger Nguyễn văn Hải, tức Điếu Cày, nói rằng những người bạn tù của ông đã giao phó cho ông sứ mệnh tiếp sức, kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế.

Ông Điếu Cày tù nhân lương tâm bị kết án 12 năm vì tội chống phá nhà nước, sau đó ông được trả tự do vào cuối tháng 10 năm ngoái và bị trục xuất đến Hoa Kỳ

Cũng tại buổi điều trần hôm qua, các nhân chứng đều lên tiếng nói rằng người dân Việt Nam không dám nói lên quan điểm của chính họ, chỉ vì nếu bất đồng với đảng cầm quyền thì họ sẽ bị bắt giam theo những đạo luật rất mơ hồ. Đồng thời cũng kêu gọi sự giúp đỡ của Washington, trong việc thúc đẩy chính phủ Việt Nam trả tự do ngay tức khắc cho những tù nhân lương tâm đang bị giam cầm.

Theo nhà hoạt động Nguyễn Đình Thắng, buổi vận động cho tự do nhân quyền ở việt Nam diễn ra vào một thời điểm quan trọng trong quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù, đó là tổng thống Barack Obama sắp đón tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam tại Nhà Trắng.
Theo RFA
phai  
#3 Đã gửi : 18/06/2015 lúc 08:18:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Blogger Điếu Cày điều trần tại Hạ viện Mỹ
UserPostedImage
Ông Nguyễn Văn Hải và Tổng thống Obama trong sự kiện đánh dấu ngày Tự do báo chí thế giới hồi tháng 5

Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Hải nói ông mang hai vấn đề chính ra phiên điều trần tại Hạ Viện Hoa kỳ là tự do báo chí và tù nhân lương tâm.

Một phái đoàn vận động cho tù nhân lương tâm đã điều trần trước Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện vào hôm thứ Tư 17/06 tại Washington.

Chủ đề của cuộc điều trần này là “Các Vi Phạm Nhân Quyền Bởi Chức Trách Việt Nam”

Blogger Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải là một trong số những người ra điều trần tại phiên hôm 17/06.

Trả lời phỏng vấn BBC sau phiên điều trần hôm thứ Tư, ông Nguyễn Văn Hải nói:

“Tôi đem tới điều trần lần này hai vấn đề chính là tự do báo chí và tù nhân lương tâm.

"Tôi và một số thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do và cũng chính là nhân chứng sống trong vụ đó thì tôi nói là tôi chỉ có thực hiện quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận và phát biểu chính kiến của mình một cách ôn hòa trên Internet và đã bị xét xử và bị khép tội với các bản án hàng chục năm tù.

“Thì đó là bằng chứng và mình cũng là nhân chứng trong các vụ việc như vậy.

"Còn vấn đề thứ hai là về tù nhân lương tâm thì nhiệm vụ của tôi và các bạn tù gửi gắm và chia sẽ thì tôi muốn làm rõ là những vi phạm trong các nhà tù tại Việt Nam là có hệ thống chứ không phải là đơn lẻ từng cá nhân hay trại giam.

“Thực trang anh em tù nhân lương tâm tuyệt thực gần đây là để phản đối chế độ giam giữ khắc nghiệt.

“Do đó khi ra điều trần trong ngày hôm nay tôi đã đặt nặng vấn đề tù nhân lương tâm và kêu gọi bãi bỏ những điều luật mơ hồ như 258, 88, 79 cho phép nhà cầm quyền bắt giữ bất kỳ ai nếu họ có quan điểm khác biệt với chính quyền.

Blogger Điếu Cày từ Hoa Kỳ tham gia chương trình Bàn tròn thứ Năm của BBC
Phiên điều trần hôm thứ Tư là một phần của chiến dịch cổ vũ cho tự do và dân chủ cho Việt Nam được cho là lớn nhất bấy lâu nay.

Được biết vào thứ Năm 18/06 sẽ có buổi điều trần nữa do ba dân biểu Zoe Lofgren (Dân Chủ-California), Loretta Sanchez (Dân Chủ-California), và Chris Smith (Cộng Hòa-New Jersey) tổ chức với sự phối hợp của đảng Việt Tân và một giáo sư Mỹ.

Mục tiêu của cuộc điều trần hôm thứ Năm được mô tả là để cài điều kiện cải thiện thực trạng nhân quyền tại Việt Nam với các hoạt động mở rộng mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Những phiên điều trần diễn ra trong bối cảnh có tin Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Hoa Kỳ trong tương lai gần.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.