logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 20/06/2012 lúc 10:41:30(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Dịp kỷ niệm 40 năm vụ đột nhập Watergate - vụ trộm gây ra cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng nhất ở Hoa Kỳ - không tránh khỏi chuyện kéo theo nó những hiểu lầm vốn tạo ra và làm méo mó sự hiểu biết của công chúng về xcăng-đan kinh khủng này.
UserPostedImage
Bob Woodward (phải) và Carl Bernstein là hiện thân của những hiểu lầm về xcăng-đan Watergate
Những chuyện hoang đường đó vừa hấp dẫn và lâu bền, và xoay quanh báo Washington Post và các phóng viên Watergate, Bob Woodward và Carl Bernstein.

Họ trở thành biểu tượng của báo chí Hoa Kỳ không chỉ nhờ tường thuật giật giải của họ mà còn nhờ chuyện cuốn sách về Watergate họ viết, All the President's Men (Tùy tùng Tổng thống), đã được dựng thành phim.

Bộ phim ra mắt năm 1976 và Robert Redford vào vai Woodward còn Dustin Hofman đóng Bernstein.

Báo New York Times gọi đó là "câu chuyện trinh thám mê hoặc". Và tờ Post từng coi All the President's Men la "phim hay nhất từng sản xuất về nghề báo".

Không nghi ngờ gì chuyện đó là bộ phim được nhiều người xem nhất trong số các phim tài liệu về Watergate, vụ xcăng-đan đã kéo đổ Tổng thống Richard Nixon và khiến 20 người có liên quan tới chính quyền hay cuộc vận động tái tranh cử năm 1972 phải ngồi tù.

Phim All the President's Men không chỉ tiêu khiển. Nó còn là bệ phóng cho những hiểu lầm của truyền thông về Watergate trong đó có năm loại dưới đây:

Báo Washington Post kéo đổ nhiệm kỳ tổng thống bê bối của Nixon: Từ lâu đây đã là thuật chuyện chính của xcăng-đan Watergate.

Người ta cho rằng Woodward và Bernstein, qua cách tường thuật bền bỉ của họ đã tiết lộ những tội phạm khiến ông Nixon phải từ chức hồi tháng Tám năm 1974.
Đó cũng là kết luận không tránh khỏi, cho dù là kết luận ngầm, của bộ phim vốn coi Woodward và Bernstein có vai trò trung tâm trong việc lột trần vụ Watergate nhưng giảm thiểu hay lờ đi đóng góp có tính quyết định hơn của những nhà điều tra với quyền thẩm vấn.

Xử lý được vụ xcăng-đan ở quy mô và sự phức tạp như Watergate đòi hỏi những nỗ lực tập thể của các nhà điều tra đặc biệt, các thẩm phán liên bang, lưỡng viện trong Quốc hội, Tòa Tối cao, cũng như Bộ Tư pháp và Cục Điều tra Liên bang.

Ngay cả khi đó ông Nixon có thể vẫn trụ lại được nếu như không có những băng thu âm các cuộc trao đổi trong Phòng Bầu dục mà chính ông Nixon bí mật thu.

Chỉ khi bị Tòa Tối cao ra lệnh ông Nixon mới trao lại những băng ghi âm cho thấy ông đã thông qua kế hoạch chuyển hướng điều tra vụ đột nhập của Cục Điều tra Liên bang.

Điều thú vị là những nhân vật chủ chốt tại báo Washington Post đã nhiều lần chế giễu thuật chuyện chính về Watergate. Chẳng hạn Woodward từng nói "việc huyền thoại hóa vai trò của chúng tôi trong vụ Watergate đã tới mức ngớ ngẩn khi các nhà báo viết rằng một mình tôi đã kéo đổ Richard Nixon. Vô cùng ngớ ngẩn".

Báo [Washington] Post, ít nhất, đã "khám phá" ra vụ Watergate: Không hẳn. Watergate khởi đầu là bản tin về hoạt động của cảnh sát. Tin về tội phạm ban đầu của vụ xcăng-đan - vụ đột nhập bị phát hiện hôm 17 tháng Sáu năm 1972, tại trụ sở của Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ tại tổ hợp Watergate tại Washington DC - được phát tán vài giờ sau đó.

Đoạn mở đầu trong bài viết trên trang nhất của [Washington] Post về vụ trộm nói rõ rằng họ lấy tin từ các nhà điều tra.

Bài báo viết: "Năm người, một trong số họ là cựu nhân viên của Cơ quan Tình báo Trung ương, đã bị bắt lúc 2:30 sáng hôm qua trong vụ mà giới chức coi là âm mưu tinh vi để cài thiết bị nghe lén tại văn phòng của Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ tại đây."

Tờ Post cũng không khám phá ra những tình tiết quan trọng của vụ xcăng-đan ngày càng trầm trọng, chẳng hạn hệ thống thu âm bí mật của Nixon. Sự tồn tại của các băng ghi âm của Nhà Trắng được tiết lộ trong năm 1973 tại ủy ban điều tra của Thượng viện Hoa Kỳ.

Và như Edward Jay Epstein chỉ ra trong bài viết xuất sắc hồi năm 1974, vụ đưa tin Watergate của Woodward và Bernstein thường mang tính tường thuật và nhờ vào những tiết lộ của các cuộc điều tra liên bang về vụ việc.

Nguồn tin Watergate giấu mặt Deep Throat nổi tiếng với lời khuyên "hãy theo [vết] tiền": Cách nói xúc tích và thường được trích dẫn này được cho là chìa khóa để lý giải sự phức tạp của vụ Watergate. Trên thực tế nó xuất phát từ phim ảnh.

"Hãy theo [vết] tiền" không phải là câu nói của Deep Throat trong đời thực mà là của Hal Holbrook, diễn viên đóng vai Deep Throat trong phim Tùy tùng Tổng thống.

Trong đời thực, Deep Throat gặp Woodward theo định kỳ (đôi khi trong một hầm đỗ xe hơi) giữa lúc vụ việc tiếp diễn. Nhưng ông không khuyên Woodward "theo [vết] tiền".
Chính Woodward và Bernstein đã đi theo vết tiền: Một trong những tường thuật quan trọng nhất của họ là về chuyện tiền quyên góp cho chiến dịch tái cử của ông Nixon đã được dùng để [tài trợ] cho vụ đột nhập Watergate.

Nhưng điều tra cuộc xcăng-đan đòi hỏi nhiều hơn là chỉ theo vết tiền.

Nixon từ chức không phải vì ông sử dụng sai tiền đóng góp cho chiến dịch tranh cử năm 1972 mà vì ông đã cản trở công lý.

Cũng nên nhắc lại rằng nhân vật Deep Throat đã tự tiết lộ danh tính hồi năm 2005. Đó là W Mark Felt, từng là quan chức cao cấp hàng thứ hai của Cục Điều tra Liên bang (FBI).

Nhưng Mark Felt cũng không phải là anh hùng hảo hán. Ông từng bị kết tội năm 1980 vì cáo giác hình sự liên quan tới các vụ đột nhập mà ông đã thông qua khi FBI điều tra tổ chức cực đoan Weather Underground.

Mặc dù vậy Tổng thống Ronald Reagan đã ân xá cho ông Felt và ông không bị đi tù ngày nào.

Vụ đưa tin Watergate khiến Woodward và Bernstein gặp nguy hiểm nghiêm trọng: Khó mà tin được cho dù phim Tùy tùng Tổng thống nói như vậy.

Trong một cảnh ở gần cuối phim, Deep Throat nói với Woodward rằng "mạng sống [của hai phóng viên] đang bị đe dọa".
UserPostedImage
Quan chức cao câp W Mark Felt đã nhận mình chính là nguồn tin mật Deep Throat của Washington Post
Lời cảnh báo, vốn tăng độ kịch tính cho bộ phim vốn đôi khi có diễn biến chậm, cũng xuất hiện trong cuốn sách Tùy tùng Tổng thống. Nhưng người ta đã nhanh chóng xác định được đó chỉ là cảnh báo nhầm.

Woodward, Bernstein và các biên tập viên cao cấp của Washington Post có những biện pháp phòng ngừa trong một thời gian để tránh bị theo dõi bằng các thiết bị điện tử.

Nhưng Woodward kể lại trong cuốn Người Bí mật (The Secret Man) mà ông cho xuất bản hồi năm 2005 về Deep Throat, những biện pháp như thế "chẳng mấy chốc có vẻ cường điệu và không cần thiết. Chúng tôi chưa bao giờ thấy bằng chứng nào về chuyện điện thoại của chúng tôi bị nghe lén hay mạng sống của bất kỳ ai bị đe dọa."

Trong một dịp khác, Woodward nói "sức ép nực cười nhất" mà ông và Bernstein cảm thấy trong vụ Watergate là "sự bác bỏ liên tục các tin tức mà chúng tôi công bố" của Nhà Trắng khi vụ xcăng-đan ngày một trầm trọng.

Số sinh viên đại học ngành báo chí tăng lên nhờ Watergate: Đây là chuyện tưởng tượng hấp dẫn mà theo đó những điều tra Watergate của Woodward và Bernstein cùng với bộ phim Tùy tùng Tổng thống làm cho báo chí có sức lôi cuốn.

Lôi cuốn tới mức mà thanh niên Hoa Kỳ trong thập niên 70 đã nối đuôi nhau học báo chí.

Đây là huyền thoại vẫn tồn tại bất chấp việc các học giả đã đưa ra các bằng chứng ngược lại.
UserPostedImage
Vụ trộm xảy ra tại Tổ hợp Watergate
Một nghiên cứu do Freedom Forum tài trợ công bố trong năm 1995 rằng "sự gia tăng của đào tạo báo chí" xảy ra "không phải vì những sự kiện cụ thể như Watergate...mà chủ yếu do sức hấp dẫn của ngành này đối với phụ nữ, vốn học lên đại học với số lượng lớn".

Nghiên cứu chỉ rõ các sinh viên quyết định học báo chí không phải để theo bước chân của Woodward và Bernsteins hay của hai nhân vật trong phim.

Một nghiên cứu tương tự, công bố năm 1988, nhận định: "Người ta thường nhận định sai lầm rằng tường thuật điều tra của Woodward và Bernstein trở thành hình mẫu cho các sinh viên và dẫn tới sự bùng nổ của số sinh viên đăng ký vào các trường báo chí."

Thay vào đó, nghiên cứu này cho thấy số sinh viên nhập học đã tăng gấp đôi từ năm 1967-1972, năm xảy ra vụ Watergate.

W. Joseph Campbell là giáo sư tại Trường Truyền thông của American University tại Washington, DC. Ông là tác giả của năm cuốn sách trong đó có Getting It Wrong: Ten of the Greatest Misreported Stories in American Journalism (2010). Ông có blog về những hiểu lầm về nghề báo tại Media Myth Alert.
Source: BBC

Sửa bởi người viết 20/06/2012 lúc 10:44:04(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.