logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 25/06/2015 lúc 06:59:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hôm nay là ngày 26 tháng 6. Còn đúng 1 ngày nữa Lê Quốc Quân được tự do.

Tôi vào trại An Điềm (Quảng Nam) ngày 11/10/2013 thì Lê Quốc Quân cũng vào đó ngày 13/6/2014, khoảng lúc 4 h chiều. Cách ngày ấy khoảng 10, 12 ngày gì đấy, viên cán bộ quản giáo tên Tiến vào buồng giam hỏi tôi với một sự tò mò không che dấu. “Anh Nghĩa ơi. Anh có biết Lê Quốc Quân không?”. “Hơn cả biết. Cán bộ hỏi làm gì vậy?”. “Án Lê Quốc Quân là án trốn thuế, sao phiên tòa xử Quân lại có cả các cán bộ đại sứ quán Mỹ, Tây Âu, cả các phóng viên quốc tế như là án chính trị các anh?”. Tôi cười: "Bản chất của vụ án là chính trị, nhưng được khoác lên cái vỏ “trốn thuế”.
Cả viên cán bộ quản giáo và cả tôi nữa, không ngờ có ngày Quân vào đây. Với viên cán bộ quản giáo việc Quân vào trại An Điềm, bị giam chung với các Tù nhân lương tâm (TNLT) và dưới sự quản lý của ông ta đã cho ông ta hiểu bản chất của vụ án cũng như bản chất của hệ thống luật pháp cộng sản mà ông ta đang phục vụ. Các can phạm trốn thuế khác đều bị giam với tù hình sự, đâu có bị giam với TNLT như Quân? Tuy sau này không nói ra, nhưng tôi biết ông quản giáo (và tất cả từ ban giám thị đến cán bộ trại giam) bị shock hết lần này đến lần khác. Quân gọi họ là "anh" hoặc tên trống không mà không chịu gọi là “Cán bộ”. Shock! Quân không chịu mặc quần áo tù. Shock! (Đáng lẽ Quân còn định làm thêm một “sự kiện” gây quan tâm như Hải Điếu Cày, nếu tôi không ngăn lại. Tôi sắp về, Quân sẽ phải chịu trận một mình nếu có gì xẩy ra.


Với tôi, Quân gây thêm ấn tượng nữa là cái tình dành vợ con và cái tâm dành cho chiến hữu. Quân không mặc đồ tù, không gọi cán bộ là “cán bộ”, Quân đấu tranh để có được một khoảng đất nhỏ trong khu chuồng cọp rộng khoảng 2 m2 để trồng 2 cây hồng, ngày 8/3/ 2015 Quân có 4 bông hồng đầu tiên gửi ra tặng vợ; Quân thức đêm làm thơ tặng chiến hữu. Tôi đã giới thiệu các bài thơ Quân sáng tác trước rồi. Bây giờ xin giới thiệu 4 bông hồng Quân trồng được và hái tặng vợ nhân ngày 8/3/2014.
UserPostedImage
Các con gái của Ls Lê Quốc Quân


Còn khoảng 40 giờ nữa là Quân được tự do. Đêm nay ở trong ấy chắc là Quân không ngủ.


Trích nhật ký trong tù


Ngày 13/6/2014. Khoảng 16 giờ.


Có người bạn tù đi qua buồng mình, nói vọng vào: “Anh Nghĩa, sang buồng 1 nhận bạn mới”. Đang học, mình bỏ sách vở nguyên đấy, chạy sang...


Thật bất ngờ. Bạn tù mới là luật sư Lê Quốc Quân.


Xông thẳng vào buồng, ôm chầm lấy Lê Quốc Quân, rơi nước mắt. Quân từ Hỏa Lò-Hà Nội chuyển vào; tóc Quân bị cắt ngắn quá mức bình thường, lại quá thưa nữa. Đúng là tóc tù; da Quân trắng bóc; màu trắng cũng không bình thường: trắng xanh, yếu ớt. Hơn một năm trong buồng giam, cớm nắng như mình ngày xưa trong B14.


Chưa nói được gì nhiều với nhau trong tiếng đồng hồ đầu tiên, mỗi đề tài một vài chấm phá. Mình vừa nói chuyện vừa cùng sắp xếp nội vụ giúp Quân. Nhớ cái ngày hai đứa, kỹ sư Nguyễn Phương Anh, ông Vũ Cao Quận, mẹ con Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Kim Thu cùng cả nhóm khoảng 20 người tập trung tại cổng tòa án Hà Nội, “âm mưu” giăng biểu ngữ: “Ls Nguyễn Văn Đài & Lê Thị công Nhân vô tội”; nhưng chưa kịp khởi sự đã bị công an Hà Nội bao vây dồn đuổi sâu tít vào con hẻm cách xa cổng tòa án. Hôm đó Quân và mình xung phong dẫn anh chị em vượt qua hàng rào công an & dân phòng Hà Nội tiến lên trước. Quân bị đánh, bị bắt tống vào xe cảnh sát chở đi đâu không rõ. Mình bị đá vào bộ hạ. Sau này nghe kể lại: ở đầu đường bên kia, bác sỹ Phạm Hồng Sơn vừa chân ướt chân ráo đến nơi cũng bị bắt đưa đi, còn Phạm Văn Trội, tòa thì gửi giấy mời đến làm nhân chứng, còn công an thì đón bắt khi đến được cách tòa vài con phố và chở đi cách Hà Nội 40 Km mới thả xuống giữa đường... Nhớ cái lần cùng Phạm Thanh Nghiên, luật sư Lê Trần Luật ăn cơm trưa với Quân hôm lên Hà Nội gửi đơn kiện UBND Hà Nội không cấp phép biểu tình... Quanh bàn ăn là 4, 5 công an mặc thường phục. Nhớ 4 tháng trước vợ thăm nuôi, nói rằng “ngài” thiếu tướng Hoàng Công Tư, cục phó cục an ninh phát ngôn: Quân là con cá to nhất ông ta bắt được. Bắt được Quân là về hưu được rồi... Oai thật! Công to thật! Quân bị khép tội gì? TRỐN THUẾ! Án bao nhiêu? 30 THÁNG. Và lại bị đưa vào giam khu chính trị.


Sáng ngày 17/6/2013


Hôm qua (16/6) Quân được gọi điện về nhà (nói là sớm vì chưa đến lịch gọi của đội 18- tù An ninh quốc gia) Quân là trường hợp điển hình hiển thị sự lố bịch của hệ thống luật pháp cộng sản Việt Nam. Năm 2007, ngày 16/3, Quân bị bắt giữ để điều tra tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79), nhưng âm mưu đó không thành nên ngày 16/6, họ phải thả Quân. Từ ngày 27/12/2012, Quân bị bắt lần 2 để điều tra tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88). Nhưng khi xử lại thành ra tội... “trốn thuế...


Quân mới được gọi điện về nhà hôm qua, hôm nay đã được suất thăm gặp đầu tiên. Gần hết giờ tự do, mình và Quân đang nói chuyện trong buồng của Quân, cán bộ Long vào, gọi Quân đi thăm gặp. Cán bộ Long không quên nhắc Quân phải vận bộ đồ “Juventut”. Lúc ấy Quân đang vận chiếc shorts màu trắng và áo lót có tay ngắn. Quân vội vàng thay đồ. Bộ đồ thay không phải là “Juventut” mà là bộ sơ-vin ngoài xã hội người ta vẫn mặc, “bồng cốt” chỉnh tề. Quân nói: “ em không mặc đồ tù”. Mình không nói gì. Một lần test xem sao... Mình về buồng mình, Quân ra buồng quản giáo Long. Lúc ấy cũng vừa hết giờ tự do. Cửa buồng đóng. Mình nghe những tiếng cự cãi giữa Quân và cán bộ Long. Khoảng nửa giờ tiếp theo, có thêm tiếng của cán bộ Tiến. Gay gắt lắm! Nội quy không cho phép tù không vận đồ tù ra thăm gặp thân nhân, đi gọi điện thoại và cả lúc làm việc" với cán bộ cai tù. Rồi tiếng cửa buồng bên ấy mở ra và đóng lại. Quân bị trả về buồng, cắt thăm gặp rồi. Lúc ấy mình đã nghĩ như vậy.

Nhưng cửa buồng bên ấy lại mở sau đó khoảng 30 phút. Không biết để làm gì?...


Cửa xà lim mở cho giờ tự do chiều. Mình vội chạy sang bên buồng Quân. Quân đang thu xếp đồ thăm nuôi. Ngổn ngang trên bệ xi măng, dưới sàn là quà thăm nuôi của gia đình... Có thể nói là một kho. Quân vẫn vận bộ sơ - vin bồng cốt lúc sáng, có xộc xệch chút ít. Mình ngạc nhiên lẫn thán phục. Quân cười nói: “Hôm nào anh cũng mặc như em khi ra thăm nuôi nhé!”. Mình chỉ cười, trộm nghĩ. Không cần thiết lắm. Một mình Quân người ta bỏ qua. Đến người thứ 2 chắc chắn gặp rắc rối. Mà rắc rối, không chỉ dành cho một người.


26.06.2015

Nguyễn Xuân Nghĩa
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.