logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/06/2015 lúc 07:10:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hầu như mỗi lần nghĩ về những người đã hay đang công khai hoặc âm thầm đấu tranh cho dân chủ và tự do ở trong và

ngoài nước, đặc biệt những tù nhân lương tâm, tôi đều tưởng đến truyện ngắn đặc sắc của cố nhà văn Bình Nguyên Lộc,

Rừng Mắm. Hình ảnh họ và rừng mắm quyện với nhau không tách rời như hương quyện với hoa.


Thằng Cộc trong truyện cùng gia đình bỏ xứ ra đi vì nhà quá nghèo. Họ liều đến vùng U-Minh nước mặn rừng rậm hoang

vu để khai hoang. Ở nơi “nhiều khi ăn rùa, ăn rắn trừ cơm” này, thằng Cộc thèm đủ thứ từ chè, xoài, thôn xóm, tiếng

người... Rồi một hôm sau khi gặp và trò chuyện với đôi tình nhân ngồi tâm sự trên gò Ô-Heo, thằng Cộc ở tuổi mười lăm

bắt đầu mơ mộng và bâng khuâng về những chân trời tình yêu xa xăm nào đấy. Nó về nhà và than với ông nội: “Ở đây,

mình có ruộng, nhưng cũng khổ cả đời. Tui muốn đi quá, đi đâu cũng được, miễn ở đó có làng xóm, có người ta.”


Ngày nọ, ông nội quyết định đưa thằng Cộc đến một nơi sát biển.


“Nơi đây, đất đã hết, mà chỉ còn bùn. Tràm mọc tới mé đất cuối cùng thì dừng lại, như là dân ở biên giới một nước kia

dừng lại nơi bìa lãnh thổ mình.


Hết tràm thì có một khoảng trống, nửa bùn, nửa đất, trên ấy cỏ ống rậm ri và chim cao cẳng đủ loại đáp đầy trong cỏ.


Tràm đứng trước bãi cỏ mà nhìn dân láng giềng mọc trên bùn đen. Ðó là những cây ốm nhom chen nhau mà vượt cao

lên, cây nầy cách cây kia không đầy bốn gang tay.


Bờ biển thoai thoải dốc xuống, trông rừng cây lạ ấy như một đạo binh xuống núi, tuôn tràn từ trên cao xuống mé biển

ngoài xa.


Xa, xa lắm, có những cây mọc lẻ tẻ như những tên lính xung phong mau bước tiến tới, để hãm thành hầu lập công.


Nhìn xuống gốc cây, ông nội bảo:


- Nước chưa lớn hẳn, để lộ bùn đen dưới gốc cây ra. Bùn đen từng nơi lại trắng xóa những đóa hoa năm cánh, hai màu

đen trắng đối chọi nhau trông rất đẹp.


- Cây gì mà lạ vậy ông nội? Trổ bông ngay dưới gốc?


- Bông trổ trên đầu những cái rễ ăn lên mà người ta gọi là rễ gió. Cây nầy là cây mắm. Ðây là rừng mắm đây.


- Cây mắm? Sao tui không nghe nói đến cây mắm bao giờ?


- Con không nghe nói, vì cây mắm không dùng được để làm gì hết, cho đến làm củi chụm cũng không được.


- Vậy chớ trời sanh nó ra làm chi mà vô ích dữ vậy ông nội, lại sanh hằng hà sa số như là cỏ ấy?


- Bờ biển nầy mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước. Phù sa là đất bùn mềm lũn và không

bao giờ thành đất thịt được để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một khi kia cây mắm sẽ ngã

rạp. Giống tràm lại nối ngôi mắm. Rồi sau mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được.


Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, ông cụ vịn vai nó mà tiếp:


- Ông với lại tía của con là cây mắm, chơn giẫm trong bùn. Ðời con là tràm, chơn vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã

gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau.


Ðời cây mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho kẻ khác là con cháu của

họ hưởng.


Con, con sắp được hưởng rồi, sao lại muốn bỏ mà đi ? Vả lại con không thích hy-sanh chút ít cho con cháu của con

hưởng sao ?


Thằng Cộc nhìn lại ông nội nó và nghe thương không biết bao nhiêu ông già đã bỏ mồ, bỏ mả ông cha để hì-hục năm

năm trong đồng chua, nước mặn ở Ô-Heo.


Phải, cứ theo dự đoán của gia đình thì nó sắp được hưởng, tuy không nhiều, mà rồi sẽ nhiều.


Nó nắm chặt tay ông nội nó và nó thấy ông nội nó giỏi quá. Ông có biết chữ nho kia mà.


- Ông ơi, nó than, nhưng tràm buồn quá.


- Tràm sẽ khỏi buồn nữa. Năm tới, đất thuần rồi thì ta làm ba mươi công và sẽ gọi dân cấy gặt ở xa tới phụ lực. Rồi tía

con sẽ cưới vợ cho con, rồi thiên hạ sẽ bắt chước ta, tràn tới đây mà phá rừng, vùng Ô-Heo sẽ sầm uất, vui biết bao

nhiêu.


Tràm hết buồn vì sẽ đẻ ra cau, dừa, xoài, quít, đầy nhà, nước sẽ ngọt một khi đất thuần...


- Và sẽ có chè ăn ?


Ông nội cười ha hả mà rằng:


- Gì chớ chè thì sẽ có lu bù.


- Mà ông nội nè, cưới vợ làm sao được, ai thèm về Ô-Heo ?


- Hai năm nữa người ta sẽ đồn rằng đất Ô-Heo thuần. Những kẻ nghèo khó như ta chỉ mong được tới đây.


Ông nói điều nầy, không biết con hiểu được hay không. Là tổ tiên ta ngày xưa từ miền Trung tràn vào đây đều chịu số

phận của cây mắm hết, từ xứ Ðồng Nai nước ngọt cho tới đây, ở đâu cũng hoang vu cả.


Họ đã ngã rạp trong chốn ma thiêng nước độc nầy để lót đường cho con cháu họ đi tới, y như là đàn kiến xung phong,

tốp đầu liều chết đuối, lội qua tô nước rọng hủ đường để làm cầu cho bọn đi sau vào đến nơi có chất ngọt. Nhiều lớp tiên

phuông đã ngã gục như rừng mắm. Rồi thì ông sơ, ông cố con, ông nội đây là tràm mới kiếm được miếng ăn...”


Đọc đến đây, độc giả chắc hiểu tại sao mỗi khi nghĩ về những người đấu tranh cho tự do và dân chủ tôi lại liên tưởng đến

rừng mắm. Họ đã chấp nhận gian khổ, lao tù và cả hy sinh hạnh phúc riêng của mình để mở đường tương lai cho quê

hương. Mượn cách nói của nhà vật lý Anh Newton, tương lai của Việt Nam và những thế hệ hiện nay tươi sáng hơn là nhờ

đứng trên vai của vô số những người dấn thân vô danh và hữu danh này-những người của Rừng Mắm Việt Nam lót

đường cho những mùa xuân rực rỡ trong tương lai.

27/06/2015

Trần Quốc Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.092 giây.