logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/06/2015 lúc 08:53:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ngày mới xuất hiện ở Việt Nam, Internet là một cái gì đấy rất “oách”, uy tín và đáng hãnh diện.

Những thông tin sẽ được bồi thêm một câu: “Đã đăng trên Internet” để tăng thêm độ tin cậy, với hàm ý rằng: Ở trên mạng là phải đúng!

Ngày nay, khi mạng Internet đã phổ biến, cụm từ “báo mạng” lại mang một sắc thái miệt thị không nhỏ. Nhưng, chính người vừa dùng từ “báo mạng” để coi thường lại chẳng bao giờ cầm đến một tờ báo giấy.

Báo chí Việt Nam có phải đang ở đáy của sự phát triển?

Thay đổi thói quen đọc báo
Báo giấy phải mua. Đồng tiền đi liền với trách nhiệm, nên trước khi móc ví ra người mua phải chọn lọc kỹ những thứ có giá trị.

Ngược lại, đối với báo mạng, cái khiến người ta nhấn chuột là tính hấp dẫn của tiêu đề.

Như vậy, vấn đề quyết định cho thành công của báo giấy là nội dung, còn báo mạng là cái tít.

Hậu quả của việc này là gì?

Lượt truy cập là thước đo duy nhất cho thành công của báo mạng, đáng tiếc, như nói ở trên, điều này lại không phụ thuộc vào chất lượng, nên bài có tít giật gân câu khách rẻ tiền chiếm số đông.

Bài viết hay chưa chắc ăn khách (do tít không nổi bật), chưa chắc được hiểu (do nhiều chữ) và cũng chỉ được từng ấy tiền nhuận bút, vậy thì tại sao người ta không chạy theo xu hướng khi mà chính người đọc một mặt kêu báo chí rẻ tiền, vừa thích đọc những tin rẻ tiền.

Thật ra tâm lý của con người nói chung luôn bị gây chú ý bởi những thứ gây sốc, nên không thể không để tâm vào cái đập thẳng vào mắt (ở ngoài đường không ai quan tâm đến 2 người bắt tay nhau mà bị chú ý bởi 2 người đang ẩu đả), nhất là cái tiêu đề đấy không không kiểm chứng được, nên đành phải nhấp chuột vào. Sau khi biết mình bị lừa bởi trò câu khách thì đã muộn rồi.

Nó rõ ràng khác hẳn với cơ chế phải trả tiền và có thể xem qua trước của báo giấy.

Như thế tính trách nhiệm của báo chí khi chỉ chạy theo cái tít là rất thấp

Quá nhiều bài viết?
Một tờ báo giấy thông thường chỉ ra 1 hoặc 2 lần một tuần. Sau vài ngày hoặc một tuần thì sự đối xử với mọi cái tiêu đề (hấp dẫn hay không hấp dẫn) đều như nhau cả, vì chỉ có từng ấy cái mà đọc. Cái hay cái dở đều sáng tỏ. Điều này vẫn đúng ngay cả với tờ ra hàng ngày, vì số lượng bài vẫn phải hạn chế.

Vì hạn chế nên chỉ những gì hay nhất mới có cơ hội lên báo. Báo chí cần đa chiều, nhưng không phải lúc nào cái nhìn theo hướng ngược lại cũng đúng. Trong khi đó, báo mạng cần tin bài hàng giờ sẽ phải đăng cả những quan điểm sai lè hoặc rỗng tuếch.

Báo chí không phải là cái chợ để ngay cả những người thiếu hiểu biết hoặc thiếu khả năng lập luận cũng có thể bày tỏ ý kiến, không biên tập kỹ để loại bớt bài kém là thiếu tôn trọng độc giả và hạ thấp tư cách của báo chí. Nên nhớ rằng không phải ai cũng hiểu chuyện nên người ta mới phải đọc báo!

Internet tưởng chừng là công cụ trợ giúp báo chí lại có thể đang giết chết báo chí, nếu không có ai nghĩ ra một cơ chế hay một cách thức hoạt động khác, báo chí vẫn sẽ “ngắc ngoải” dài dài.
Đúng là báo chí cần nhanh nhạy, nhưng việc cần quá gấp lại làm giảm chất lượng bài viết khi những vấn đề sâu sắc luôn cần thời gian suy ngẫm, phân tích mà đối với thời đại Internet chỉ qua một chút thời gian thôi vấn đề đã bị giảm nhiệt. Như vậy có thể nói, bản chất nhanh nhạy của báo mạng phần nào đã đi ngược lại với sự sâu sắc mà báo chí cần có.

Cộng với sự lười đọc vốn có của phần đông người Việt Nam từ xưa, những bài báo sâu sắc lại càng hiếm có đất sống, vì những thứ lắm chữ, phải suy nghĩ nhiều thường rất “mỏi mắt” nếu đọc trên máy tính. Tin lá cải càng có cơ hội phát triển.

Sợ dư luận
Để thu hút người đọc, nhiều báo cho bình luận tự do (điều này càng phổ biến trên trang Facebook của báo đó) mà trong đó không ít là comment thô tục và vô ý thức, nên sức ép của đám đông trong thời đại Internet là lớn hơn hẳn do tính trực tiếp, ngay lập tức và không kiểm duyệt của nó.

Sức ép này làm tăng một cách đáng kể sự a dua theo đám đông của báo chí mà số đông thì - như chúng ta đã biết: không phải lúc nào cũng đúng. Nếu chỉ lựa theo chiều gió, báo chí không hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Trong thời đại của báo giấy, mỗi tờ đều có phong cách riêng, có bị báo khác cóp cũng không ảnh hưởng nhiều vì ít nhất phải chờ đến hôm sau mới in ra được.

Còn thời nay, các báo mạng có thể dễ dàng đăng lại bài của nhau gần như ngay lập tức nhờ thỏa thuận hoặc “xào xáo” lại.

Internet đã xóa mờ khoảng cách giữa các báo, làm xuất hiện những tờ báo chỉ sống bằng đi ăn cắp bài. Hậu quả là báo gốc có thể không có mấy ai đọc, còn báo lấy đăng lại thì rất nhiều lượt truy cập. Và như thế, những người mất công trả nhuận bút để có bài sẽ thu nhập ít hơn người không phải làm gì cả. Những báo chân chính này sẽ nghèo đi, nhuận bút cho người viết ít dần hoặc hoàn toàn không có.

Nhiều trường hợp người viết bài gửi thẳng cho một báo nhưng báo này không đăng, đến khi gửi cho nơi khác được đăng, tờ báo từng từ chối kia lập tức đăng lại và ăn khách hơn nhiều báo gốc.

Cứ như thế, các báo chẳng coi người viết bài ra gì (vì báo nào cũng chờ báo kia), người viết nản, và báo muốn làm ăn đàng hoàng cũng nản.

Giảm nguồn thu
Báo giấy có 2 nguồn thu chính: Số lượng ấn bản và quảng cáo. Nhưng khi chuyển sang báo mạng thì gần như chỉ trông mong vào quảng cáo, vì số lượt truy cập không mang lại nhiều tiền, còn quảng cáo thì hên xui (chưa chắc độc giả có click vào quảng cáo hay không).

Như vậy, lợi thế lớn nhất là lượt truy cập vô giới hạn thì không mang lại tiền bạc, thu nhập chủ yếu (quảng cáo) thì tự mình không quyết định được, cuộc khủng hoảng của báo chí là điều dễ hiểu.

Cộng tất cả các yếu tố lại: Nội dung nhảm nhí, tiền thu của báo ít, nhuận bút người viết ít hoặc không có, nội dung liên quan đến chính trị thì bị hạn chế, tất cả tạo thành một nền báo chí què quặt.

Internet tưởng chừng là công cụ trợ giúp báo chí lại có thể đang giết chết báo chí, nếu không có ai nghĩ ra một cơ chế hay một cách thức hoạt động khác, báo chí vẫn sẽ “ngắc ngoải” dài dài.

Trần Công Hưng gửi cho BBC từ Hà Nội
song  
#2 Đã gửi : 30/06/2015 lúc 08:56:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Facebook, mạng xã hội và đời sống chính trị
UserPostedImage
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói những người dùng Facebook để "nói xấu Đảng, nhà nước thì cần phải nghiêm trị"

Chủ đề "bảo vệ lợi ích quốc gia trên mạng", một trong bảy nhóm vấn đề chính trong Dự luật An toàn thông tin được thảo luận tại kỳ họp Quốc hội Việt Nam lần này, càng trở nên nóng khi Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin Nguyễn Bắc Son mới đây tuyên bố phải 'nghiêm trị' đối với việc sử dụng Facebook để "nói xấu Đảng, nhà nước".

Trong lúc thừa nhận rất khó áp dụng các biện pháp chế tài đối với hoạt động trên Facebook, Bộ trưởng Son khẳng định giới chức vẫn đang "tìm cách giải quyết" bởi "nếu đăng thông tin bôi xấu người khác thì quyền tự do của anh lại vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do của người khác".

Facebook là mạng xã hội được ưa chuộng tại Việt Nam, với tổng số người dùng hàng tháng lên đến 30 triệu người, theo số liệu được đưa ra gần đây.

Phản ứng ngay lập tức của Nguyễn Tiến Trung, một cựu tù nhân chính trị ở TP. HCM, là: "Tôi và cộng đồng mạng thấy bất bình về câu nói của Bộ trưởng Son. Cộng đồng mạng phản đối chuyện này."

Bảy nhóm vấn đề chính được thảo luận về Dự luật An toàn thông tinTấn công mạngPhát tán thư rác, mã độcLưu hành phần cứng, phần mềm có lỗ hổngRao bán thông tin cá nhân bất hợp phápBảo vệ lợi ích quốc gia trên mạngPhát triển nguồn nhân lựcPhát triển sản phẩm và thị trường an toàn thông tinNguồn: http://quochoitv.vn

Theo Tiến Trung, "cần phân biệt giữa 'nói xấu, bôi nhọ' với việc nói ra sự thật. Nếu người dân nói ra sự thật và sự thật đó đúng là xấu xa thì chúng ta không thể nói rằng đó là họ nói xấu được. Đó là họ nói thật."

"Không thể cấm dân phê phán chính phủ. Chính phủ là do dân bầu ra, thậm chí dân có quyền phế truất, thay đổi chính phủ thông qua lá phiếu của mình. Bản thân tôi khi ở trong quân đội thì suốt ngày phải phê bình và tự phê bình. Vậy khi người dân phê bình Đảng Cộng sản thì không thể quy chụp là họ nói xấu Đảng được."

Ông Đinh Đức Hoàng, một chuyên gia về truyền thông xã hội ở Việt Nam, cũng cho rằng tuyên bố của ông Son là không cần thiết. "Các hoạt động xâm phạm lợi ích của Đảng và Nhà nước trước nay vẫn đang được điều chỉnh bởi các điều 258 và điều 88 Bộ luật Hình sự."

"Việc điều chỉnh này trên bất kỳ môi trường nào, dù là Facebook hay báo chí chính thống cũng không có gì khác nhau."

Sự kiểm soát của nhà nước
Giới chức cho rằng việc các trang mạng như Facebook đặt máy chủ ở nước ngoài khiến công tác kiểm soát thông tin trở nên khó khăn. Đó là một trong những lý do khiến chính phủ quy định các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt ít nhất là một máy chủ ở Việt Nam để "dễ dàng giải quyết những vấn đề phát sinh", theo lời Bộ trưởng Son.

Nguyễn Tiến Trung nêu quan điểm "chính quyền không thể làm cảnh sát mạng được".

Giải pháp thích hợp nên là "những người cảm thấy bị xúc phạm hãy tự đưa đơn lên tòa yêu cầu phân xử, thay vì chính quyền phải đi theo dõi từng tài khoản Facebook xem có ai nói xấu ai, rồi bắt bớ đàn áp", tuy Tiến Trung nói anh thấy việc nhà nước có kiểm soát ở chừng mực nhất định là điều hợp lý.

Ông Đinh Đức Hoàng thì cho rằng trong lĩnh vực kiểm soát thông tin và chống tình trạng bôi nhọ, nói xấu, giới chức cần bảo vệ quyền lợi các công dân như nhau.

"Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện nhiều loại thông tin mang tính công kích cá nhân hoặc tung hoang tin về vấn đề sức khỏe, thậm chí cả về sự sống hay cái chết của một số cá nhân. Tôi cho rằng đó là vấn đề cần có sự quản lý của nhà nước, không phân biệt đó là thông tin nhắm vào lãnh đạo Đảng và nhà nước hay nhắm vào người bình thường."

Sự kiểm soát quá chặt chẽ là điều không chỉ không phù hợp với xu thế phát triển xã hội, mà còn là không khả thi, theo đánh giá của ông Hoàng.

"Việc đặt trang chủ ở bất kỳ đâu trên thế giới là xu hướng tất yếu, không thể tạo ra một biên giới cứng nhắc về lãnh thổ trong lĩnh vực này được. Ở Việt Nam, có một giai đoạn người dùng khó vào Facebook và người ta giải thích đó là do lỗi kỹ thuật," ông Hoàng nói.

"Tôi cho rằng ở Việt Nam, việc mọi người gặp khó khăn khi vào một trang nào đó không phải là do biện pháp quản lý của nhà nước. Bởi một khi Facebook còn hoạt động, Google còn hoạt động thì việc chặn một vài trang web sẽ là không có ý nghĩa--thông tin vẫn lây lan trên internet mà hoàn toàn không thể kiểm soát được, trừ phi đóng cửa hoàn toàn như Trung Quốc."

"Tôi tin rằng để hạn chế tự do trên internet thì giới chức sẽ có nhiều cách. Chúng ta từng chứng kiến mô hình Trung Quốc, nơi họ áp dụng chính sách rất thẳng thắn, mạnh tay. Nếu muốn thì [giới chức Việt Nam] đã áp dụng mô hình như thế, giống như Trung Quốc cấm Facebook và Google hoạt động vậy. Chính phủ Việt Nam đã không chọn phương thức này," ông Hoàng nói thêm.

Vai trò của truyền thông xã hội tại Việt Nam
Tuy nhiên, theo ông Hoàng thì truyền thông xã hội chưa thực sự đóng vai trò quan trọng vào đời sống chính trị ở Việt Nam.

Ông nói: "Cho đến giờ, truyền thông xã hội chưa phát huy tốt hiệu quả trong hoạt động phản biện hay tham gia vào đời sống chính sách của Việt Nam. Các hoạt động phản biện mới chỉ diễn ra một cách nhỏ lẻ. Việc này cần có thêm thời gian mới có thể thấy tác động của truyền thông xã hội lên đời sống chính trị Việt Nam."

Nguyễn Tiến Trung: "Nếu như có chuyện đàn áp bắt bớ xảy ra thì những người như chúng tôi, vốn đã nói thẳng, nói thật từ lâu nay rồi, sẽ phải đi tù trước tiên chứ không thể đến lượt họ. Việc đàn áp diện rộng hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người trên mạng xã hội sẽ không thể xảy ra như trước kia được nữa."
Về vấn đề này, cựu tù nhân Nguyễn Tiến Trung cho rằng nhiều người dân vẫn có tâm lý e dè, không dám bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội là bởi "Đảng Cộng sản từ trước tới nay thường đàn áp những người lên tiếng phản kháng nhà cầm quyền".

Tuy nhiên, Tiến Trung nhận xét rằng ngày càng có nhiều người nhận thức được "quyền làm chủ" của mình. "Họ không sợ hãi và dám công khai lên tiếng phê phán chính quyền. Đó là điều đáng mừng bởi nó thể hiện là người dân đã ý thức mạnh mẽ về dân chủ, chính quyền không thể tiếp tục quản lý xã hội theo cách thức cũ được nữa," Tiến Trung nói.

Với những kinh nghiệm từng trải qua, Tiến Trung cho rằng những ai đang còn ngần ngại "hãy cứ nói thẳng, nói thật những gì họ nghĩ".

"Họ cần hiểu rằng chúng ta, những người dân bình thường, chính là những người làm chủ đất nước. Những gì chúng ta nói ra là để góp phần làm đất nước tươi đẹp hơn, không có gì sai trái hay vi phạm pháp luật. Họ không cần phải lo lắng."

"Nếu như có chuyện đàn áp bắt bớ xảy ra thì những người như chúng tôi, vốn đã nói thẳng, nói thật từ lâu nay rồi, sẽ phải đi tù trước tiên chứ không thể đến lượt họ. Việc đàn áp diện rộng hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người trên mạng xã hội sẽ không thể xảy ra như trước kia được nữa."

"Tuy nhiên, chúng ta có quyền bày tỏ chính kiến của mình trên Facebook hay các mạng xã hội khác, nhưng chúng ta không nên nói chuyện cực đoan, thù hận hay kích động bạo lực. Khi phê phán bất kỳ vấn đề gì, chúng ta cũng nên đề ra giải pháp để giới chức và Đảng Cộng sản thấy rằng chúng ta là những người đàng hoàng, biết nói chuyện phải trái chứ không phải chỉ đả phá, chống đối," Tiến Trung nhấn mạnh.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.112 giây.