logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/06/2015 lúc 06:41:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,822

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thưa Tây nó thường coi con Chó là một thành viên trong gia đình. Nhưng mình hỏng biết nó ám chỉ đứa nào trong gia đình của nó?!
Còn Tàu thì nói: “Khuyển Mã tri tình” nghĩa là: Chó và Ngựa coi vậy nhưng tụi nó sống có tình, có nghĩa lắm đa!
Còn Việt Nam mình, sính thơ, con gì cũng ‘văng’ ra thơ được hết ráo.
Đây là một bài thơ ngợi khen con Chó và đá ‘đểu’ con Vợ nhà!
“Hôm qua anh đi tỉnh về. Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. Con Vợ chẳng nói một điều! Chỉ con Chó Mực vẫy liều cái đuôi!”
Thấy chưa? Chó không bao giờ dám ‘phê’ ông chủ nó “rậm rật” như Chó tháng Bảy… vì nó cũng vậy mà thôi.
Đó là đức tính của con Chó. Tuy nhiên đời mà… Con gì, kể cả con Người cũng vậy! Có tánh tốt và có tánh xấu. Không ai hoàn hảo, toàn bích bao giờ!
Thưa tui, vốn đầu môi chót lưỡi, khen con Chó một phát… rồi cũng chê nó một phát… cho nó công bình!.
Như bà con đã biết, hiện thời, bọn cán bộ có chức, có quyền, có tiền trong nước, cái con gì nó cũng ăn, nam nữ gì cũng nhậu. Thịt Chó lẫn thịt Mèo; đâu, xa tận Nhà Bè, Hố Nai gì đi nữa, nếu nấu ngon là tìm đến nơi… xơi tất.
Thịt Chó thì gọi là nai đồng quê; còn thịt Mèo thì gọi là tiểu hổ. Toàn là thịt rừng không hà, ăn như thế mới là đại gia chớ!
Nên quán nhậu ì xèo!! Hai nữ ỏng ẹo gọi anh bồi: “Anh ơi, cho hai đĩa thịt tiểu hổ nhé!” Hai anh thì: “Anh ơi, cho hai đĩa thịt chó nhé!”
Anh bồi vội hướng vào bếp, la lớn: “Hai Mèo mới vô, hai Chó mới vào!”

Thưa người Việt mình có nuôi Chó nhưng chắc chắn không yêu Chó như Tây. Không ai quen ôm và nựng Chó, coi Chó là bạn ‘hiền’.
Không những vậy, do tính xấu của Chó được con người biết đến nhiều, nên người ta khinh và ghét Chó thậm tệ, đem Chó ra, mà chửi kẻ mình ghét cay ghét đắng!
Lúc bình thường, giữa Chó với nhau, chúng đùa giỡn,thân thiện như bạn bè, nhưng khi có ‘miếng đỉnh chung’, chúng giành và cắn nhau sống chết. Đó là tính phản phúc, tráo trở, lật lọng.
Khi trong xóm có một con Chó sủa, thì cả xóm… Chó đều sủa theo, Chó hùa. Đó là tính: nhiều chuyện, a dua, xu hướng.
Khi chúng đã ghét một ai, thì ghét suốt đời, bất cứ giờ nào gặp mặt, chúng cũng sủa tới khi nào khuất mặt mới thôi. Đó là tính: nhỏ nhặt, thù dai.
Ngoài đường, Chó chỉ dữ khi có chủ bên cạnh, còn như không có chủ thì 10 con cụp đuôi hết 10. Đó là tính: dựa hơi, cậy thế.
Chửi nhau, không có gì nặng nề hơn chữ: “Đồ chó!. “Đồ chó đểu! Chó ghẻ! Chó chết! Chó má! Chó săn! Chó hùa! Đồ trâu sinh chó đẻ!
Còn chửi vợ là: lòng lang dạ sói (cũng là Chó) là chuẩn bị ra Tòa ly dị đi em!
Rồi kết luận một câu làm loài Chó rất lấy làm tự ái là: “Làm người thì khó, làm chó thì dễ”.

Thưa sau khi Miền Nam thất thủ, bọn giáo viên miền Bắc được Đảng gởi vào nắm các chức vụ then chốt trong Ban Giám hiệu mấy trường học từ tỉnh tới quận. Gọi là giáo viên A chi viện, là bọn theo đóm ăn tàn, vào Nam chiếm đóng mà thôi.
Không khí trường học lúc đó ngột ngạt lắm. Nó không tin mình thì cách chi mà mình tin nó cho được. Mấy thầy cô hồi xưa, gọi là giáo viên chế độ cũ, lẳng lặng tẩy chay.
Chỉ có tay thư ký trường là ra mặt xum xoe, bợ đỡ, đâm bị thóc thọc bị gạo, học tăm học tể, lập công bằng cách vu cáo thầy nầy, thầy nọ là sĩ quan biệt phái để kềèm kẹp học sinh!
Mấy thầy biết thân, chỉ làm hết bổn phận dạy học của mình rồi về nhà! Có nhậu nhẹt sơ sơ gì thì cũng trong vòng bạn bè hồi cũ, còn tin được với nhau.
Bọn giáo viên A chi viện nầy chỉ còn cách “mã tầm mã; ngưu tầm ngưu”. Ngựa trâu, tụi nó, chơi với nhau thôi.
Một lần, bọn chúng hùn được 20 đồng, vào sóc Miên mua một con Chó về để làm thịt, nhậu. Ăn thịt cầy không có lá mơ là không xong… nên chúng sai tay thư ký trường sang vườn thuốc nam của một ông thầy, vốn là dân địa phương, xin lá mơ.
(Mơ là loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Lá mơ có lông mềm, màu tím đỏ ở mặt sau, gọi là mơ tam thể. Lá mơ trồng ở hàng rào, bờ vườn hoặc bờ rẫy.)
Tay thư ký trường, chuyên bợ đít nầy, ra đi về tay không, mặt tiu nghỉu vì ông thầy nầy nhứt định không cho, mua bao nhiêu cũng không bán luôn.
Thầy nói: “Cái thằng Chó hùa nầy đến xin lá mơ, nói về làm thuốc chữa kiết lỵ. Nó nói dóc, chớ tui biết tỏng bọn nầy xin về để ăn với thịt chó!”
“Nếu nói thiệt, như dân miền Nam mình, có lẽ tui sẽ cho vài nắm, nhằm nhò gì, Còn quen cái thói dóc láo như vậy thì nhứt định là không. Thiệt là cái quân Chó má!”

Thưa ông thầy nầy không phải là người đầu tiên đem con Chó ra mà chửi mắng cái bọn Chó săn, Chó hùa đâu… Xưa nhà thơ bất khuất Cao Bá Quát đã chửi Chó mắng Mèo rồi!
“Tiền thần bất tri/ Hậu thần bất tri/ Trung gian thần tri/ Đản kiến: Thượng bàn hô cẩu!/ Hạ bàn hô cẩu!/ Thượng hạ giai cẩu/ Lưỡng tương đấu ẩu/ Thần gián bất đắc/ Thần kiến thế nguy/ Thần hoảng thần tẩu”
(Trước thế nào, Thần không biết; Sau thế nào, Thần không biết; Giữa chừng thì Thần biết! Thấy: Bàn trên hô: “Chó!”; bàn dưới cũng hô: “Chó!” Trên dưới đều Chó. Rồi hai bên đánh nhau. Thần can không được. Thần thấy thế nguy, thần ‘tẩu’.)
Rồi ông Ích Khiêm, một quan võ, đã chửi mắng bọn quan văn là một lũ Chó, toàn ăn hại.
Một bữa, ông thết tiệc, mời các quan đại thần văn, võ đến xơi. Bàn trên cỗ dưới đều ăn toàn là thịt Chó cả. Có người không ăn thịt Chó, hỏi món khác, ông Ích Khiêm xoa tay cười, đáp lại: “Xin lỗi, trên Chó dưới Chó, tất cả đều là Chó, thành không có gì khác nữa!”

Thưa còn chuyện bây giờ: “Nhà em có con Chó đen, người lạ nó cắn, người quen nó mừng!”
Nên bà con mình đừng có ngạc nhiên khi thấy mấy chú bưu tá ăn mặc như phi hành gia của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ, NASA, vậy. Quần áo phủ kín mít hết trơn! Đầu đội nón an toàn có kiếng che con mắt! Vì tụi nó sợ bị Chó cắn đó bà con ơi.
Theo “National Dog Bite Prevention Week” thì bên Mỹ có “gần 3500 người đưa thư bị Chó cắn chỉ riêng năm 2003”
Mùa Giáng Sinh năm 1989, Floyd Bertran Sterling, đi đưa thư, được chủ nhà thân ái mở cửa trao tặng một chai rượu whiskey. Chú Chó cũng lẹ chân nhào ra. Tay bưu tá phát hoảng, lật đật móc súng , tặng lại chú Chó săn giống Đức này mấy viên kẹo đồng.
Vác chiếu ra Tòa, Tòa hỏi: “Sao lại nỡ lòng nào bắn con Chó chết ngắc vậy?”
“Con Chó nầy tính cắn tui nhiều lần lắm rồi! Thưa Tòa!”“
Ông Tòa lục hồ sơ tư pháp lý lịch của chú em, thì thấy tay phát thơ nầy chẳng phải tay vừa. Y đã từng đánh đập vợ con; từng trộm cắp; từng mang vũ khí bất hợp pháp v.v…
Ông Tòa cho chú em 6 tháng ngồi đếm lịch… về tội tàn ác với súc vật.
Sở Bưu Điện Hoa Kỳ tốn 685 đô la tiền chôn con Chó, tức quá, nắm đầu chú em đuổi luôn.

Thưa chuyện bên Mỹ, giờ mình tới chuyện bên Tàu mà Tàu hồi xưa nhe!
“Chó đâu có sủa lỗ không. Hổng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày”
Thấy ăn mày là nó sủa, nó ào ra, nó táp hà. Để bảo vệ thân ngà vóc ngọc của mình, bọn Cái Bang, tức hành khất, tức ăn mày, tức ăn xin, võ trang “Đả cẩu bổng tức Gậy đánh Chó!” để phòng khi bị Chó dữ tấn công; nếu không thì nó cắn cho thấy mẹ!
(Cái Bang là một Bang hội thành lập từ đời nhà Tống. Người nghĩa khí gia nhập Cái Bang phải đem của cải chia hết cho mọi người, rồi sống bằng nghề hành khất. Đứng đầu là Bang Chủ, 8 túi là ‘lon’ cao nhứt!
Kết quả là Đả cẩu bổng pháp tức cách đánh Chó, do kinh nghiệm thực tế chiến trường… mà đúc kết thành bí kiếp ma công, theo cách cắt nghĩa của Sư phụ viết truyện kiếm hiệp, Kim Dung.
Hoàng Dung, con gái của Đông Tà Hoàng Dược Sư, nữ bang chủ duy nhất của Cái Bang, tinh thông đả cẩu bổng pháp, có 36 chiêu biến hóa khôn lường, xuất thần nhập hóa.
Khi nhậm chức nữ Bang Chủ ăn mày, Hoàng Dung phải dùng chiêu này đánh 4 vị trưởng lão, bất phục tùng, toan đảo chánh, làm bọn họ đau quá kêu ‘gâu gâu’… xin đầu hàng, thần phục)

Chuyện Tây, chuyện Tàu… rồi tới chuyện Ta!
Thưa anh bạn nhà thơ của tui thì căm thù loài Chó đến bất cộng đái thiên; đến nỗi thấy nó, là “Tui phải…. ăn thịt nó!”
“Xưa tui có yêu một tiểu thơ, con nhà quyền quý, ở một biệt thự, kín cổng cao tường, đường Tú Xương, quận Ba, Sài Gòn. Em hay rủ tui lén ba lén má ra sau vườn, để ‘khám điền thổ’ với nhau.
Một hôm, đạp xe lơn tơn tới, lúc ba má em vắng nhà, đi Vũng Tàu đổi gió! Ngạc nhiên thay có cái bảng mới toanh “Coi chừng Chó dữ” trước cổng!
Sợ xanh mặt, hỏng dám bấm chuông luôn. Đứng chờ hoài, mưa rơi ướt áo, ướt quần làm thằng ‘Tèo’ teo héo, từ trái ớt sừng trâu thành trái ớt hiểm, lạnh run.
Hồi lâu, em mới dời gót ngọc ra mở cổng. Tui cóm róm theo em vào! Run vì mưa ướt thì ít… Run cầm cập vì sợ Chó cắn thì nhiều. Vì nghe nói loài Chó nó ghen lắm, biết mình rắp tâm ‘quằm’ cô chủ nó; là nó sẽ ‘quằm’ lại mình ngay!
Nhưng bất ngờ, em cười giả lã, nói: “Em không có nuôi Chó đâu nhưng treo cái bảng “Coi chừng Chó dữ” để thấy anh đến thăm em một chiều mưa, trông trái ớt sừng trâu hóa thành trái ớt hiểm, mắc cười lắm hà! “
Thiệt là tự ái! Em đã thấy ‘teo héo chiều mưa’… thì còn cái thống chế gì nữa mà yêu đương, bồ bịch nữa! Tui bỏ em luôn… dù lòng đau như cắt nhưng mất mặt quá mà! Một đoạn kết tình bi thương vì Chó của tui… như vậy đó!”

Thưa còn tui biết rằng Chó và Mèo xưa ở trong rừng, rồi con người mới thuần hóa, đem về nuôi trong nhà. Mèo thì bắt chuột. Chó thì giữ nhà, đi săn, chăn cừu, đi bắn vịt ‘giời’…
So sánh giữa Chó và Mèo, ai cũng biết Chó thông minh hơn Mèo… “Con Mèo trèo lên cây vông, con Chó đứng dưới ngó ‘mông’ con mèo”. Thiệt hết biết! Ngó đâu sao mầy hỏng ngó hả con Ki Ki?
Thưa ai yêu Chó thì yêu, tui lại yêu Mèo… Nhứt là Mèo có hai chưn nữa đó bà con ơi! Có một sự thật rất thú vị, mà các nhà khoa học đã chứng minh, đó là những người yêu Mèo thường thông minh hơn những người yêu Chó. Đó chính là lý do làm tui yêu Mèo hơn yêu Chó!
Để kết bài nầy, tui xin kể đến một người, gan cùn mình, dám so sánh ‘em yêu’ của mình với con Chó… mà là con Chó ốm nữa…
(Ngộ thay ‘em’ yêu hỏng có giận mà còn nói thiệt là thơ cách tân nha!)
Chẳng qua, nhà thơ Nguyên Sa, từng đi học bên Tây nhưng lại làm bài thơ về Nga.
“Hôm nay Nga buồn như một con Chó ốm/ Như con Mèo ngái ngủ trên tay anh…”
Nguyên Sa dám làm như vậy nhưng kêu tui bắt chước ổng: “Dà, thú thiệt! Em hỏng dám đâu mấy huynh ơi!”
Melbourne
Đoàn Xuân Thu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.108 giây.