logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 01/07/2015 lúc 06:43:14(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi còn nhiều bạn bè trong nước. Một người bạn liên lạc cũng không thường. Bỗng hơn năm nay, anh ta liên lạc với tôi

thường hơn xưa. Tình thân bạn bè chỉ sống lại khi bạn bè ở nước ngoài về thăm thân nhân, bạn bè ở hải ngoại gởi lời

thăm bạn bè còn trong nước cho những bạn bè còn ở lại được an ủi; nhưng bạn bè trong nước gởi lời thăm bạn bè ở hải

ngoại thì thường là thật lòng hơn; hay bởi đọc được như nghe lại những lời thường nói xa xưa mà cảm động; như cái bí

danh của mình thời đi học, đến vợ con còn không biết mà một người bạn xưa nhắc lại… bỗng ngậm ngùi thời gian. Hay

nhận được tấm ảnh họp mặt bạn bè từ trong nước, như thấy lại mình trong mắt bạn bè. Dù biết thời gian đồng lõa với tàn

phai nhưng không che lấp được háo hức như thời còn trẻ dại. Những ánh mắt phủ bụi thời gian lưu lại trong tâm khảm lưu

vong một tình cảm nồng ấm, tinh nghịch như ngày nào…

Riêng người bạn mà tôi liên lạc thường hơn xưa chừng hơn năm nay, anh ít nói chuyện bạn bè mà thường chia sẻ với tôi

những gì anh viết trên blog cá nhân; facebook; diễn đàn…

Bạn tôi viết về những vấn đề xã hội như lòng tin quần chúng đối với nhà cầm quyền; sự suy đồi của xã hội; sự lợi dụng

tôn giáo của nhà cầm quyền, hố sâu phân cách ở Việt nam…

Tôi chẳng biết phải khuyên anh bạn nên mạnh dạn, tích cực hơn; hay không nên tham gia vào phong trào dân chủ đang

lớn mạnh ở trong nước. Bởi đơn giản là xúi bạn làm tới thì lỡ nó có mệnh hệ gì với nhà cầm quyển, biết mình giúp được

gì cho nó không? Mà khuyên bạn không nên tham gia phong trào thì lại quá sức bậy bạ với quê hương, dân tộc.
Tôi hiểu bạn từ nhỏ là người khiêm nhường, ít nói, không thích bon chen. Nên tôi cũng yên tâm phần nào với những bức

xúc của anh chỉ trong phạm vi nhỏ của sự chia sẻ với bạn bè. Nhưng kẹt cái là anh đặt vấn đề hay, và phân tích chính xác

nên những trang viết của anh được chia sẻ nhiều… thành hoạ!

Hoạ của những người bất đồng chính kiến trong nước thì ở hải ngoại biết cả rồi. Bạn tôi mới bước đầu là bị công an mời

lên trụ sở nói chuyện. Lần đầu, họ khuyên giải anh nên sống bình yên như anh đã sống với bụi phấn mấy chục năm nay.

Nhưng mời lần sau thì hết tử tế như lần đầu còn nể mặt ông thầy giáo từng dạy bổ túc văn hoá cho hầu hết cán bộ trong

huyện; lần này trò cũ trỏ thẳng mặt thầy già, “tôi không nể mặt nữa đâu. Đừng gây khó xử với tôi, không có kết quả tốt gì

đâu…!”

Cái lối nói chỏng không ấy đã thể hiện trình độ kém cỏi của người nói so với người nghe, lời hăm dọa càng làm cho bạn

tôi tức nên lời lẽ của hắn trên những trang viết đã bắt đầu thẳng thừng hơn. Riêng tôi đọc ra sự cực đoan có phần lấn

lướt tinh thần ôn hoà vốn dĩ, và tính nhân ái trong những trang viết trước đó đã nhuốm màu thù địch…
Tôi đã hình dung ra họa của bạn tôi. Một hôm nào đi làm về, mở máy là hay tin hắn đi tù. Nhưng hình dung quá xa nên

không thấy điều gần có thể xảy ra là vợ hắn cứng rắn hơn công an, sau lần công an xét nhà, tịch thu máy. Các con của

hắn hùn tiền mua cho cha máy khác thì mẹ chúng đập nát desktop ở nhà; đập luôn laptop xách tay của hắn; cắt internet

trên điện thoại hắn dùng; cấm ra quán cà phê internet… hạn chế tối đa những giao tiếp với bạn bè.
Hắn chỉ còn biết đi dạy. Hết giờ thì về nhà. Không vui cũng phải vui với cây cảnh chứ thôi điên mất! Nhưng khủng hoảng

lớn hơn cả cái loa phát thanh gắn ở cột đèn từ “giải phóng vô đây” là vợ hắn. Chị cũng già rồi nên phát thanh 24/24; nói

trước quên sau, nói rồi nói nữa vì không nhớ đã nói rồi, là: “Anh phải nhớ là anh không còn trẻ. Anh bệnh hoạn nhiều ngày

hơn hôm anh khoẻ. May mắn là các con lớn rồi, tự làm tự ăn. Vợ chồng không phải nuôi con như xưa nữa. Nhưng anh

gây họa thì con cái anh vẫn vạ lây. Chúng mất việc làm là mất hết; anh vô tù – coi như chết mà đâu đã hết… vì cái họa

cộng sản còn thâm độc hơn tru di tam tộc thời phong kiến. Anh làm ơn…!”
Tôi hình dung ra một ông giáo già. Bao nhiêu năm chịu đựng oan tai trái mắt vì hoàn cảnh gia đình vợ dại con thơ. Bây

giờ con lớn thì vợ già; bản thân như củi mục với bệnh hoạn. Người giáo già thức dậy trước mặt trời phải ngồi suốt mùa hè

tới tựu trường mới có việc lại như bạn tôi, là ở tù tại gia, thà đi tù của nhà nước, coi vậy chứ có bạn dân chủ cũng đỡ điên

hơn…

Tôi viết một đoản bút vui với hắn có nhan đề “Chữ V màu đỏ…”

Thằng Tý yếu đuối hơn bạn học trong trường. Nó cũng không lanh lợi để bù lại tầm vóc yếu kém; tính tình lại bẽn lẽn như

con gái. Con trai mà da trắng xanh, chỉ gương mặt đáng giá là không đẹp trai nhưng sáng sủa; thần khí không phù hộ nó

nhưng thần sắc vượng ở ánh mắt trung kiên, tiếng nói rõ ràng nhưng ấm áp; lời lẽ chân thành làm nên sức thuyết phục…

có thể kiếm cơm sau khi cha mẹ qua đời.

Chẳng ai thắc mắc Tý thành ông thầy giáo dạy trung học trong chế độ hiện tại, nhưng nó lại được giáo dục từ chế độ cũ.

Và mâu thuẫn triền miên trong ông giáo là không được dạy học trò những điều ông đã học; từng ngày ông nói dối lương

tâm, nói dối đời sau tới ông ngộ nhận những điều dối trá mới là thật; và sự thật là điều dối trá… tới khi vượt qua sức chịu

đựng cuộc sống hai mặt của con người trong xã hội chũ nghĩa thì ông không còn biết cái gì là thật; cái gì là giả nữa!

Người ta chỉ thấy lê la trên hè phố, một người đàn ông tóc đã muối tiêu, mắt lòa, lang thang với chữ V màu đỏ trên ngực.

Ông ta câm, điếc mà lại lòa nữa nên người hảo tâm cũng không giúp gì được cho ông ta.
Tới một trăm năm sau, những nhà nghiên cứu tội ác của chủ nghĩa cộng sản mới tìm thấy một biên bản trong Toà án

nhân dân Huyện Bán Nước đã xử một bloger với tội “viết” nên phải đeo chữ “V” màu đỏ trên ngực tới chết bờ chết bụi ở

đâu – không ai hay…

Mới từ hè tới nay, (đúng đắn là từ hôm bà la sát tấn công và tiêu hủy toàn diện hệ thống điện toán của hắn), bạn tôi trở già

nhanh như Sài gòn mưa rồi chợt nắng. Hắn bây giờ, sáng nhớ cháu nội tới không thấy mặt thằng bé thì tôi không yên tâm,

đêm qua nhớ nó ngủ không được. Chạy đi thăm cháu nội – với điều kiện phải chở theo bà la sát để đừng ghé quán cà

phê internet.
Bạn tôi bây giờ say cháu để bịt mắt thì đúng hơn là lấy lòng bà la sát. Chỉ thăm độ một tiếng sáng sớm, cháu đi nhà trẻ thì

ông bà đi ăn sáng, cùng nhau đi chợ, rồi về nấu cơm, nghe nhạc, cãi lộn…
Cơm nước xong thì nghỉ trưa cho thẳng lưng… là tới giờ đi thăm cháu ngoại. Già rồi, một ngày không nựng cháu ngoại thì

già không ngủ.
Tôi ở cách xa bà la sát tới nửa vòng trái đất mà còn sợ bà hơn công an của Việt cộng; Sợ, không biết được tới bao giờ

thì bà la sát biết ra trong nhà cầu của nhà con trai và nhà cầu của nhà con gái đều có laptop trong đó! Bà chỉ biết về già

người ta thường bị táo bón nên bà bón rau xanh, trái cây tới đường huyết của hắn lên tới kiến bu… Nhưng bệnh tiểu

đường có thể giết chết một con người; còn chủ nghĩa vô thần, độc tài đảng trị thì không giết được một trí sĩ.
Hắn tử đạo-Dân chủ.
Tôi ghẹo hắn thế! Nhưng hắn thật sự vui bụng khi đọc đoản văn trên. Dù mấy lời viết vội từ nhà cầu đầy tức tưởi của hắn

– lại làm tôi vui, “Đồ đạo ý. Tao đâu phải Hester Prynne, phải mang mẫu tự A (Adultery) mầu đỏ thắm trên ngực áo suốt

đời vì ngoại tình. Nhưng nếu được mang chữ ‘V’ màu đỏ trên ngực vì tội ‘viết’ thì còn tự hào nào hơn cho một kiếp

người…”
Tôi đọc từ điện thoại lúc giờ nghỉ ăn trưa, nên buổi làm còn lại cứ tủm tỉm cười một mình. Ngày xưa đi học, thầy cô cấm

đạo văn của người khác. Tới bọn tôi đi dạy cũng cấm học trò như thế. Bây giờ mất dạy cũng được toàn cầu hoá nên nhan

nhản trên mạng những áng văn đọc qua đã mài mại thấy ý từ đâu; chỉ ráng nhớ hay gợi ý bác Google là bác dẫn đi săn

bắt cướp hết đêm hồi nào không hay.
Nhưng đến điện thư sau hắn gởi cho tôi, cuối cùng không phải hai chữ ký tắt “TN” nữa mà một chữ V-màu đỏ. Tôi nhớ

lõm bõm câu văn của hắn, “Việt cộng mà đọc được đoản bút của mày thì dám tụi nó nung sắt chữ V, rồi ịn lên ngực mấy

tay bloger như súc vật, nô lệ, tội phạm thời xưa thiệt quá; để phân biệt với dân thường vì bây giờ ra đường khó biết ai là

bất đồng chính kiến với đỉnh cao trí tuệ… Nhưng tao nghĩ là mười người Việt Nam thì chín người bị đóng dấu sắt nung

hình chữ V màu đỏ – trừ thằng có thẻ đỏ sót lại!

Tôi về đọc lại, “Chữ A màu đỏ – The Scarlet Letter”.
Tác phẩm lừng danh trong văn học Mỹ của Nathaniel Hawthorne, được dựng thành phim đã nhiều lần theo sự phát triển

của điện ảnh.
The Scarlet Letter được dịch là “Chữ A màu đỏ” hay “Nét chữ ô nhục” là tiểu thuyết xuất bản năm 1850 của Nathaniel

Hawthorne. Tác phẩm mô tả lại bối cảnh xã hội ở Boston vào thế kỷ 17, nhân vật chính của tiểu thuyết là Hester Prynne,

một phụ nữ trẻ bị buộc phải mang mẫu tự A (Adultery – ngoại tình) mầu đỏ thắm trên ngực áo suốt đời vì bị khép tội

ngoại tình; một tội mà xã hội thời bấy giờ có thể bị tử hình. Nhưng người phụ nữ này đã can đảm đối diện với sự hà khắc

của xã hội thời bấy giờ.

Giá trị của The Scarlet Letter là một tiểu thuyết tình cảm, mang nội dung về người đàn bà mang trọng tội thời bấy giờ.

Nhưng tác giả lại không chú trọng vào cái tội của nhân vật chính, của thời đại đó, mà tác giả chỉ cố gắng trình bày những

hệ lụy mà phạm nhân phải gánh chịu sau khi bị lên án và khép tội. Tác giả đào sâu vào tâm trạng tội lỗi, buồn khổ của

phạm nhân trong xã hội Thanh giáo khép kín thời bấy giờ; bối cảnh xã hội với thần quyền can thiệp vào thế quyền bằng

tính áp đặt của tôn giáo hơn tính dân chủ cần thiết để phát triển xã hội; nhân loại…
Tóm lại, được xem là một trong những tiểu thuyết lãng mạn kinh điển của nền văn học Mỹ, Mẫu tự đỏ thắm là một kiệt tác

với những phân tích tâm lý con người về tội lỗi, hình phạt và cứu chuộc. Đâu đó cứ như xã hội trong nước Việt nam bây

giờ, những người trí thức thúc thủ thì không cam tâm, lương tâm cắn rứt với mình; với vận mạng dân tộc. Nhưng lên tiếng

lẻ loi như thiêu thân nộp mình cho lửa quỷ.

Đọc lại “Chữ A màu đỏ” sau ba mươi năm giả từ sách vở, học đường. Không ngời gặp lại một xã hội có thật ngay trên

quê mình; mà thần quyền là tà đảng, thế quyền là một bọn cướp lưu manh. Sau khi cưỡng chiếm miền nam đã gieo rắc

biết bao nhiêu kinh hoàng, thống khổ, và bần cùng một quê hương trù phú về tự nhiên, giàu có nhân văn…
“Chữ A màu đỏ” là câu chuyện nghiệt ngã về số phận của người phụ nữ thời xa xưa. Nhưng Hester đã can đảm trả giá

cho sự khinh miệt của cộng đồng dành cho cô để tồn tại thực sự tình yêu của cô và người đàn ông cô yêu có cơ hội

được sống. Hai người đàn ông trong cuộc đời cô thì người tình là mục sư Arthur Dimmesdale tài năng, được ngưỡng

mộ như một vị thánh sống. Một người chồng là người đàn ông dị dạng, chỉ khao khát săn tìm kẻ tình địch để báo thù.
Hai người đàn ông nhỏ bé với lòng ích kỷ, sĩ diện, đã bỏ mặc cô đối diện với nghiệt ngã dòng đời. Nhưng cuộc sống, tình

yêu và sự hy sinh trong sáng của cô đã khiến cho cộng đồng không thể quay lưng với cô nữa. Cô sống giản dị, điềm đạm

như biết bao nhiêu người phụ nữ khác. Người đời không còn trách cô nữa. Tấm lòng nhân hậu đã khiến cho chữ A màu

đỏ trên người cô trở thành một dấu vết phai nhòa của quá khứ xa xôi, mà hiện tại khi nhìn về phía cô gái đã từng mang

tiếng ngoại tình, chửa hoang ấy người ta chỉ cảm tháy lòng yêu thương, vị tha, và một sự đồng cảm vô tận với số phận

của những người phụ nữ trong xã hội hủ lậu.

Những người mang chữ “V” màu đỏ vì tội “viết” trong nước cần sự thấu hiểu và đồng cảm thì không ai hiểu họ. Chỉ e họ

sẽ thắng khi không còn ai để biết được giá trị hy sinh của họ hôm nay.
Đọc lại “The Scarlet Letter – Chữ A màu đỏ” sau ba mươi năm bái biệt bạn, thầy lại thấy ra ý nghĩa hiện sinh trong bối

cảnh độc tài và cực đoan như thần quyền và thế quyền xưa cũ. Xin kính phục những người mang chữ “V” màu đỏ thời @.

Và mong gì bà la sát của bạn tôi hiểu được giai thoại về tác phầm này thôi, Một hôm, ông Nathaniel Hawthorne trở về nhà

với tâm trạng buồn bã, báo tin cho vợ là Sophia hay rằng ông đã bị mất việc ở Sở Quan thuế. Ông không ngờ vợ không tỏ

vẻ lo lắng hay u buồn cho tương lai gia đình mà bà hớn hở ra mặt, vui mừng hơn cả tin ông được lên lương hay thăng

chức… Bà nói, “Bây giờ thì anh có thể viết cuốn sách của anh rồi!”
Ông buồn bã nói với vợ, “Nhưng chúng ta lấy gì để sống trong thời gian anh viết sách?”

Người vợ chậm rãi lấy trong tủ ra một số tiền, làm ông e ngại hỏi,“Ở đâu em có số tiền đó?”
Bà Sophia vẫn điềm nhiên, vui tươi, “Em luôn nghĩ anh là một thiên tài, em luôn mong một ngày nào đó anh sẽ viết một

cuốn sách có giá trị. Bởi vậy, trong số tiền lương của anh đưa về nhà để em lo lắng đời sống cho gia đình, em đã dành

dụm ra một chút-hàng tuần. Bây giờ thì chúng ta đã có thể sống tiết kiệm hơn một chút và có thể sống được một năm.”

Từ sự ủng hộ của Sophia, một trong những tác phẩm giá trị của dòng văn học Hoa Kỳ đã ra đời là tác phẩm “The Scarlet

Letter – Chữ A màu đỏ”.

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.247 giây.