logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 07/07/2015 lúc 07:03:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bốn mươi năm sau ngày Sài Gòn thất thủ, Tổng thống Obama đang tìm cách thiết lập lại một mối quan hệ lịch sử khó khăn với Việt Nam để trở thành đối tác chiến lược nhằm đối phó với Trung cộng.


Trong một cuộc họp nặng về biểu tượng vào ngày thứ ba, Obama chào đón lãnh đạo đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại toà Bạch Ốc sau hai thập kỷ bình thường hoá quan hệ ngoại giao với quốc gia cựu thù.


Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ nói rằng Hà Nội đã gửi tín hiệu về ước muốn xây dựng quan hệ kinh tế và quân sự sâu hơn với Hoa Kỳ, và Obama đã mở rộng bàn tay đến với Việt Nam, một trong 12 quốc gia tham gia vào hiệp ước thương mại Thái Bình Dương. Đã có những cuộc nói chuyện đáng kể về việc Tổng thống Obama sẽ suy nghĩ cho một chuyến viếng thăm Việt Nam trong chuyến công du châu Á của ông vào mùa thu này.


Chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trọng được xem là bất thường vì Tổng thống Obama hiếm khi tiếp đón các nhà lãnh đạo nước ngoài tại Phòng Bầu Dục nếu họ không phải là người đứng đầu chính thức của nhà nước. Obama đã tiếp đón chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Toà Bạch Ốc vào năm 2013 và đã gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một hội nghị cấp vùng tại Miến Điện vào mùa thu năm ngoái.


Các quan chức Hoa Kỳ mô tả Nguyễn Phú Trọng là người có quyền lực nhất trong cơ cấu lãnh đạo độc đảng của Việt Nam, là kẻ đứng sau hậu trường có tầm ảnh hưởng quan trọng trong các quyết định chính trị. Ông Trọng trong vai trò lãnh tụ đảng, theo truyền thống là một "phần tử bảo thủ hơn" trong thành phần lãnh đạo, một quan chức chính phủ Hoa Kỳ đã nói.


Một quan chức Hoa Kỳ ẩn danh, không có thẩm quyền phát biểu chính thức đã cho biết rằng có được sự hỗ trợ của Nguyễn Phú Trọng để tiến đến thoả thuận cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những khởi xướng của Mỹ là một điều rất là quan trọng.


"Nguyễn Phú Trọng là một thành viên bảo thủ và không muốn nhượng bộ bất cứ điều gì về khía cạnh nhân quyền" - Ông Marvin Ott, một học giả về châu Á tại Trung tâm Wilson cho biết. "Nhưng nếu ông ta có một chuyến thăm tốt và giữa ông ta với Obama có được mối quan hệ tốt đẹp thì đó sẽ là một tín hiệu cho thấy những chống đối sau cùng từ phía lãnh đạo CSVN sẽ biến mất."


Đối với Obama, cuộc họp diễn ra trong bối cảnh mở rộng ngoại giao với các nước cựu thù lâu năm của Mỹ như Cuba, Iran và Miến Điện. Vào cuối tháng Bảy, ông sẽ ghé thăm Kenya và Ethiopia, vốn là hai quốc gia đã sử dụng những phương thức đối phó khắc nghiệt nhắm vào các nhà bất đồng chính.


Những người ủng hộ nhân quyền đã phê phán việc Obama sẵn sàng tiếp đón Nguyễn Phú Trọng, một người không nắm giữ một vị trí chính thức trong chính quyền. Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hơn 100 người Việt đang bị cầm tù vì những kết án chính trị, số lượng tù nhân đã giảm khoảng 25 phần trăm trong những năm gần đây nhưng đó vẫn còn là điểm dính chặt đối với các nhà ngoại giao Mỹ tại Hà Nội.


"Đây là một phần thưởng không đáng với cái giá phải trả", John Sifton, giám đốc bộ phận Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố. "Bạn đang nói với chế độ này và những người khác là: "Tự do hay không, anh cũng sẽ được thưởng...". Cái giá của việc khua dao gõ kiếm với với Trung Quốc là anh ném nhân quyền xuống dưới gầm xe buýt".


Dân biểu Zoe Lofgren của tiểu bang California, một người nhiều năm qua đã ủng hộ việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam và cũng là một thành viên của phái đoàn quốc hội của đảng Dân chủ, dẫn đầu bởi Nancy Pelosi (Calif), đã đến thăm Việt Nam vào tháng ba cho chuyện TPP và các vấn đề khác. Trong một cuộc họp với ông Trọng, bà Lofgren đã trao cho ông Trọng một danh sách các tù nhân chính trị để yêu cầu trả tự do cho họ.


"Tôi không nghĩ rằng ông ta hạnh phúc với vận động của chúng tôi, nhưng chúng tôi đã không đi đến đó để làm cho ông ta hạnh phúc," bà Lofgren nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ hai. Bà nói rằng Tổng thống Obama cần phải áp lực Việt Nam cam kết thực hiện việc bảo vệ quyền lao động và quyền con người trong các thỏa thuận thương mại, và bà đã đặt câu hỏi tại sao Tổng thống Obama lại tiếp ông Trọng tại Phòng Bầu dục thay vì tại một nơi ít xứng đáng hơn trong Toà Bạch Ốc.


Các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Tổng thống Obama sẽ áp lực lên Nguyễn Phú Trọng về nhân quyền, nhưng họ nhấn mạnh rằng không có lời hứa hẹn nào từ Việt Nam trong việc trả tự do cho tù nhân hoặc sửa đổi luật tự do ngôn luận nhằm đánh đổi cho cuộc gặp với Obama. Ngược lại, Cuba đã trả tự do cho một công dân Hoa Kỳ vào năm ngoái, mở đường cho việc tái lập các mối quan hệ, và Miến Điện thả vài chục tù nhân chính trị trước chuyến thăm lịch sử của Obama vào năm 2012.


Obama đã phát biểu quan điểm của ông vào tuần trước khi ông chính thức công bố kế hoạch cho việc mở lại đại sứ quán Mỹ và Cuba trong tháng này sau 54 năm cô lập bởi cuộc chiến tranh lạnh:


"Tôi tin rằng sự tiếp cận của Hoa Kỳ - thông qua đại sứ quán, các doanh nghiệp và nhất là người dân Hoa Kỳ - là cách tốt nhất để nâng cao lợi ích và hỗ trợ cho dân chủ và nhân quyền" - ông Obama đã phát biểu tại vườn Hồng. "Hết lần này đến lần khác, nước Mỹ đã chứng minh rằng một phần trong vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới là khả năng của Hoa Kỳ trong việc thay đổi. Đó chính là điều đã truyền cảm hứng cho thế giới nhằm đạt được những điều gì đó tốt hơn."


Tiến trình đàm phán của Obama với Việt Nam là một phần trong chiến lược lớn hơn của chính phủ Hoa Kỳ nhằm chuyển trọng tâm ngoại giao của Mỹ ra khỏi các điểm nóng truyền thống ở Trung Đông và châu Âu, nhằm để đối phó với sự trỗi dậy của Trung cộng ở châu Á. Chiến lược này đã có thêm hỗ trợ khi vào tháng trước Quốc hội Hoa Kỳ đã phê chuẩn đề nghị của Obama cho quyền đàm phán nhanh, mở đường cho một lộ trình dễ dàng hơn đối với tiến trình thương thảo TPP, một hiệp ước thương mại bao gồm nhiều quốc gia cùng nhau tạo nên 40% của tổng sản lượng của thế giới.


Obama đã xem Việt Nam và Malaysia, nơi mà năm ngoái ông trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên kể từ Lyndon B. Johnson đến thăm, như là những quốc gia Đông Nam Á đáp ứng với sự tham gia của Mỹ trong khu vực đang phát triển nhanh này.


Trong hai năm qua, Hà Nội đã bị báo động bởi sự quyết đoán của Bắc Kinh trên biển Đông, một tuyến đường hàng hải chiến lược mà Trung cộng đã tìm cách kiểm soát. Mùa xuân năm ngoái, Trung cộng đã đặt một giàn khoan dầu 120 dặm ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, gần quần đảo tranh chấp của hai quốc gia và vi phạm Khu kinh tế 200 hải lý độc quyền của Việt Nam theo luật pháp quốc tế.


Mặc dù Bắc Kinh đã rút lại giàn khoan dưới áp lực quốc tế mùa hè năm ngoái, chính quyền Trung cộng đã di chuyển nó trở lại gần Việt Nam hồi tháng trước sau khi kế hoạch cho chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trọng đã được công bố.


Động thái này "sẽ gia tăng thêm một cảm giác cấp bách trong tư duy chiến lược của Hà Nội," Ernest Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết. Hoa Kỳ và Việt Nam chia sẻ quan điểm rằng Trung cộng "không thể được phép vi phạm luật pháp quốc tế và xác định lợi ích chủ quyền dựa trên lịch sử hoặc sức mạnh quân sự, kinh tế".


Các chuyên gia về chính sách ngoại giao cảnh báo rằng Hà Nội sẽ tiếp tục kinh doanh với Bắc Kinh và sẽ tìm cách không khiêu khích Trung cộng vào một cuộc đối đầu quân sự. Nhưng các quan chức chính quyền Hoa Kỳ đã dùng TPP như một ví dụ về những khởi xướng của Hoa Kỳ giúp cho việc nâng cao các tiêu chuẩn về lao động và môi trường tại Việt Nam, Malaysia cũng như tại các nước đang có nền kinh tế trỗi dậy.


Tại Hoa Kỳ, các công đoàn lao động đã lên án TPP, cho rằng nó sẽ dẫn đến việc gia tăng mướn người lao động Việt Nam thay thế cho công nhân Hoa Kỳ trong lãnh vực sản xuất.


Ngoài mặt chính trị chiến lược, ông Ott còn cho rằng có "một sự tò mò còn tồn đọng của công chúng Mỹ đối với Việt Nam". "Chúng tôi đầu tư rất nhiều ở đó; tốn kém rất nhiều. Nhưng từ đó mà bạn đã có một hoạt cảnh đáng chú ý về mối tiếp cận giữa người và người dành cho khách du lịch và thủy quân lục chiến đến đó, và nó mang lại một cái gì đó thực sự là động lực cho việc bình thường hoá quan hệ. Trong một hướng khác thường, đã có một sự kết nối thật đang xảy ra. "

David Nakamura

Nguồn: The Washington Post.
washingtonpost.com/politics/obama-working-to-make-vietnam-an-ally-in-dealing-with-chinas-rise/2015/07/06/75838cd8-23e7-11e5-aae2-6c4f59b050aa_story.html

Bản tiếng Việt: CTV Danlambao
phai  
#2 Đã gửi : 08/07/2015 lúc 10:44:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bắc Kinh dọa Hà Nội: Gần với Mỹ hơn, sẽ bị trả thù

BẮC KINH 8-7 (NV) - Bắc Kinh bắn tiếng cho Hà Nội biết là nếu tiến gần hơn với Hoa Thịnh Đốn, được hiểu là để đối phó Trung Quốc, thì coi chừng sẽ gặp phải các đòn trả thù từ phương Bắc.
UserPostedImage
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong khi ông tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đứng nghe nhân dịp ông Trọng được đãi bữa ăn trưa ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm Thứ Ba 7/7/2015. (Hình: AP Photo/Manuel Balce Ceneta)

“Cái mối quan hệ mật thiết hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà một phần là nhắm (đối phó) với Trung Quốc, sẽ kéo theo các đòn đánh trả của Trung Quốc.” Bài bình luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 8/7/2015 viết. “ Điều này sẽ tạo ra ap lực cho cả ba phía mà khi nó diễn tiến, Việt Nam có thể là kẻ phải chịu nhiều thiệt hại nhất.”

Hoàn Cầu Thời Báo là một phó bản của tờ Nhân Dân Nhật Báo, cái loa tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Cả hai tờ báo này cùng chia chung một trụ sở ở Bắc Kinh. Mỗi khi có bài bình luận gì, vì tế nhị, không đăng trên Nhân Dân Nhật Báo thì đẩy sang đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo.

Mỗi khi có bất cứ biến cố, sự kiện gì liên quan tới Việt Nam mà họ đánh hơi thấy có thể bất lợi cho Trung Quốc, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đều nhanh chóng có những bài bình luận hoặc chửi bới, hoặc đe dọa Việt Nam, kể cả quân sự, dù lãnh tụ hai nước mỗi khi gặp nhau đều hô hò “16 chữ vàng” và “tinh thần 4 tốt.”

Ngày 7/7/2015, tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp ông tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục trong Tòa Bạch Ốc dù ông không phải là người cầm đầu chính phủ hoặc tổng thống, chủ tịch nước như thông lệ tiếp khách. Cả hai ông thảo luận nhiều vấn đề, từ nhân quyền đến Biển Đông, hiệp định đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong mối quan hệ giữa hai nước.

“Báo chí tây phương đã diễn dịch quá đáng cuộc viếng thăm (của ông Nguyễn Phú Trọng) trong tầm nhìn địa chính trị. Họ coi cuộc thăm viếng như một nghi thức ngoại giao phối hợp giữa Việt Nam với Mỹ chống lại Trung Quốc và đây cũng là một chiến thắng của Mỹ trong chủ trương đối phó với Trung Quốc về mặt chiến lược.” Hoàn Cầu Thời Báo kể lể.

Với những nhận định như thế, Hoàn Cầu Thời Báo nói, một số nhà quan sát Mỹ và một số trí thức muốn gồm cả Việt Nam vào trong phe chống Trung Quốc. Tuy nhiên “Mục tiêu này có vẻ luôn luôn hiện ra ở chân trời, nhưng sẽ không bao giờ đến được.”

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Hoa Thịnh Đốn muốn Hà Nội phối hợp với họ trong chính sách xoay trục về Á Châu – Thái Bình Dương và tăng cường áp lực với Trung Quốc, trong khi Hà Nội hy vọng thân cận hơn với Hoa Thịnh Đốn có thể giúp họ đối phó với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Nhưng “điều này không hoàn toàn tượng trưng cho mối quan hệ Hoa Kỳ- Việt Nam.”

Báo này dọa rằng Việt Nam ngày càng bị áp lực chính trị từ Mỹ nên “tạo ra thử thách lâu dài cho sự ổn định” của chế độ Hà Nội. Hoàn Cầu Thời Báo nói trong khi là một trong những nước xuất cảng nhiều sang Mỹ nhưng cũng vì vậy mà phải “đối phó với sự xâm nhập chính trị của Tây phương.”

Tờ báo nêu ra một thực tế là trong khi Việt Nam coi Trung Quốc như một sự thử thách cho an ninh quốc gia thì họ lại “hưởng sức mạnh kinh tế nhờ Trung Quốc cũng như sự hậu thuẫn của hệ thống chính trị Cộng sản của Trung Quốc.”

Tờ báo đe rằng “Khi chiến lược căn bản của Việt Nam là cổ võ phát triển kinh tế xã hội như Trung Quốc và họ sẽ đạt được thành quả tối đa nếu chiến lược đó đừng đi ngược lại các tranh chấp Biển Đông.”

“Không nước nào được hưởng lợi khi mời Mỹ chen vào các cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Thật ra, điều đó báo hiệu thất bại.” Tờ Hoàn Cầu Thời báo dọa.

Khác với tờ Nhân Dân Nhật báo, tờ Hoàn Cầu Thời Báo cho độc giả bình luận thoải mái. Trong phần bình luận của độc giả dưới bài bình luận nói trên, ít nhất có 25 lời bình luận đối chọi nhau từ bênh đến sỉ vả Bắc Kinh
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.097 giây.