Facebook hiện là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam
Vấn nạn đánh cắp tài khoản Facebook tại Việt Nam đang lan tràn như một 'đại dịch', một tổ chức tư vấn bảo mật nhận
định trong một báo cáo mới nhất.
Báo cáo được công bố hôm 6/7 của SecDev, tổ chức có trụ sở tại Canada, cho biết Facebook hiện là mạng xã hội lớn
nhất tại Việt Nam, với 31,1 triệu người dùng, tăng 50% so với đầu năm 2014.
Tuy nhiên, trong 15 người dùng Facebook tại Việt Nam được SecDev liên lạc thì có một người từng bị đánh cắp tài
khoản và 6 người khác quen biết một ai đó từng mất tài khoản.
Số lượng bình luận có từ khóa liên quan đến “hacking” trên trang cộng đồng của Facebook tiếng Việt cũng tăng thường
xuyên trong 3 năm trở lại đây, báo cáo cho biết.
Một trong các phương thức được tin tặc sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, theo báo cáo, là tạo đường link giả mạo để
yêu cầu người dùng đăng nhập lại tên và mật mã.
Một phương thức cũng phổ biến không kém là giả mạo danh tính để kết bạn với bạn bè trên Facebook của nạn nhân và
yêu cầu giúp đỡ.
Một cách phức tạp hơn là dùng mã độc để ghi lại thông tin được nhập trên bàn phím của điện thoại lẫn máy tính của nạn
nhân và từ đó ghi lại địa chỉ email, tên đăng nhập, mật mã.
Theo SecDev, số lượng lớn các tài khoản bị đánh cắp không phải do tin tặc có trình độ cao, mà là do thói quen cá nhân
lẫn các yếu tố văn hóa của người dùng Facebook tại Việt Nam.
"Sự chủ quan và thói quen vay mượn phi chính thức của giới trẻ tại Việt Nam đã tạo nên một môi trường hoạt động lý
tưởng cho tin tặc", báo cáo nhận định.
"Để dập tắt vấn nạn tin tặc, giới trẻ Việt Nam cần nhanh chóng đề cao cảnh giác cũng như tăng cường các biện pháp an
ninh mạng".
Thiếu kinh nghiệmTrong khi đó, chính quyền Việt Nam cũng có mâu thuẫn về lợi ích trong việc phổ cập kiến thức bảo mật internet đến
người dân, vì điều này có thể hạn chế khả năng theo dõi của chính quyềnTổ chức tư vấn bảo mật SecDev
SecDev cho biết đa số người dùng Facebook tại Việt Nam ở độ tuổi dưới 25, lứa tuổi chưa có nhận thức tốt về an toàn
thông tin mạng.
Tổ chức này lấy ví dụ về việc có rất nhiều người công khai địa chỉ email và số điện thoại trên trang cộng đồng của
Facebook để yêu cầu được hỗ trợ.
"Đây là minh chứng cho tình trạng thiếu kinh nghiệm bảo mật trên mạng", báo cáo cho biết.
Bên cạnh đó, cả các hộ gia đình lẫn nền giáo dục tại Việt Nam đều không đủ khả năng chuẩn bị cho giới trẻ các kỹ năng
bảo mật mạng.
"Trong khi 95% người Việt Nam trong độ tuổi từ 15-24 sử dụng internet thì nhiều bậc phụ huynh lại không, và nếu có thì
họ cũng không hiểu rõ các mối nguy từ mạng xã hội", báo cáo viết.
"Hệ thống giáo dục [của Việt Nam] cũng không được chuẩn bị tốt. Các khoản đầu tư được đổ vào việc giảng dạy tin học,
nhưng lại không chú trọng đến việc bảo mật trên mạng".
Nỗ lực bảo mật mạng ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các cơ sở nhà nước cũng như các doanh nghiệp, theo SecDev.
Tổ chức này dẫn một báo cáo cho biết Việt Nam hứng chịu các đợt tấn công mạng từ “những nhóm tin tặc được chính
quyền hậu thuẫn và các nhóm dân tộc chủ nghĩa” nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới trong năm 2014.
"Phần lớn các cuộc tấn công có liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển ở với Trung Quốc," báo cáo viết.
Trong khi đó, chính quyền Việt Nam cũng có mâu thuẫn về lợi ích trong việc phổ cập kiến thức bảo mật internet đến
người dân, vì điều này có thể hạn chế khả năng theo dõi của chính quyền, SecDev nhận định.
SecDev nói nhiều vụ tấn công mạng tại Việt Nam là do tin tặc được chính quyền hậu thuẫn thực hiện
Yếu tố văn hóaVăn hóa cũng là một trong các yếu tố quan trọng khác khiến tình trạng đánh cắp tài khoản Facebook lan rộng tại Việt
Nam, theo báo cáo.
"Tín dụng không chính thức đã trở thành một phần của nền kinh tế Việt Nam, cũng giống như những người bán hàng rong
hay các chợ truyền thống," báo cáo viết.
"Trong khi thương mại điện tử 'chính thống' vẫn đang còn trong giai đoạn đầu, xu hướng cho bạn bè và người thân vay
mượn tiền qua thẻ cào điện thoại đã trở nên thịnh hành tại Việt Nam".
"Khoảng 89% tài khoản di động ở Việt Nam là dạng trả trước, điều này khiến hình thức vay mượn bằng cách chuyển mã
số thẻ cào điện thoại thông qua tin nhắn hoặc email rất phổ biến".
"Mã số thẻ cào lại có thể được nhập vào bất cứ điện thoại nào và được dùng gần như tiền mặt. Bên cạnh đó, các mã này
không cần phải nạp vào điện thoại mới bán lại được, vì vậy gần như không thể tra cứu vị trí của chúng. Thẻ điện thoại
cũng tiện cho việc chuyển tiền từ nước ngoài về."
Bên cạnh đó, "những người trẻ tuổi kết bạn thoải mái với người lạ, trong khi lại không hiểu rõ về cách tin tặc chiếm đoạt
tài khoản, đồng thời cũng không có các biện pháp bảo mật tài khoản cần thiết."
Theo BBC