logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/07/2015 lúc 08:57:18(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Cho đến nay anh Đặng Xuân Diệu đã dự sinh nhật thứ 4 của mình trong chốn lao tù, không biết những lần sinh nhật như vậy trong trại giam anh Diệu như thế nào? Đây mới chỉ là con số 4, liệu còn những 9 cái sinh nhật ở chốn lao tù nữa anh sẽ ra sao?

Trước ngày sinh nhật của anh Diệu, tức là ngày 07/7/2015, anh Trai của anh Diệu là Đặng Xuân Hà đã có chuyến vào thăm nuôi, đồng hành cùng gia đình còn có anh Trương Minh Tam, Đặng Xuân Huỳnh. Đặc biệt còn có chị Trương Thị Nga là chị gái ruột của anh Tam, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam một cách sai trái vào cuối năm 2014. Mọi người đã đến phân trại số 3, Xuyên Mộc để được gặp anh Diệu nhưng cũng như những lần trước cán bộ trại giam nơi đây vẫn từ chối không cho gặp chỉ vì anh Đặng Xuân Diệu không mặc áo phạm nhân. Gia đình chỉ được gặp anh Diệu một lần duy nhất tại trại giam B14 bộ Công an kể từ lúc bị bắt cóc ngày 30/7/2011.

Những lần thăm nuôi trước anh Hà đều gửi thư tay cho anh Diệu, sau khi cán bộ trai giam kiểm tra nội dung thư xong, anh Hà vẫn nhận được câu trả lời như thường lệ là: Cách viết thư của gia đình dùng một số từ “nhạy cảm” và họ đã gạch chân những từ đó, nếu gia đình muốn gửi thư thì yêu cầu gia đình không được viết những từ “nhạy cảm”.

Trong chuyến thăm nuôi này, lá thư của anh Trai gửi cho anh Diệu thật ý nghĩa và cảm động, điều mà gia đình cũng như những người đi thăm băn khoăn liệu bức thư này có đến được tận tay của anh Diệu hay không? Và “số phận” của bức thư đó sẽ ra sao? Sau lần thăm này anh Trương Minh Tam chia sẽ trên Facebook như sau:

“Khác với các lần trước, lá thư gia đình gửi vào cho Diệu lần này đã không bị khước từ mà ít nhất cũng được trại " nhận và sẽ xem xét trả lời" trong lần thăm gặp tiếp theo. Nhưng bên cạnh sự ghi nhận này chúng tôi cũng cho rằng động thái trên thể hiện sự thất bại của một nền hành pháp Việt Nam bởi tôi lấy làm thích thú một ý trong bức thư gia đình gửi Diệu có viết " Sự quanh quẩn thực sự chỉ thể hiện sự khốn cùng mà thôi"

“Trong lúc chờ đợi số phận bức thư này ra sao, tôi trên tư cách một người bảo vệ quyền con người xin phát động cuộc thi mời mọi người thực hiện quyền được bày tỏ chính kiến của mình bằng cách dự đoán và phân tích số phận bức thư này liệu có tới được tay của Đặng Xuân Diệu hay không? Giải nhất cuộc thi sẽ là một áo thun Quyền Con Người, giải nhì một móc khoá Quyền Con Người và giải ba một cây viết do tổ chức Human Rights Watch tặng tôi. Giải thưởng được công bố vào thời điểm trại giam Xuyên Mộc chính thức trả lời gia đình tù nhân Đặng Xuân Diệu”

Được biết anh Đặng Xuân Diệu sinh ngày 08/7/1979. Anh là thành viên nhiệt thành trong các hoạt động tôn giáo, xã hội như nhóm truyền thông, Bảo Vệ Sự Sống Gioan Phaolô II, tham gia giúp đỡ những người khuyết tật vv. Anh bị bắt vào ngày 30/7/2011 bị kết án 13 năm tù và 5 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” tại phiên tòa ngày 8-9/1/2013.

Nhân dịp sinh nhật của anh Đặng Xuân Diệu, chúc anh sức khỏe và sự kiên vững để vượt qua những áp bức trong chốn lao tù. Nguyện xin Thiên Chúa toàn năng, ban nhiều ơn lành để nâng đỡ thêm sức mạnh cũng như niềm tin cho anh.
Theo Facebook Trịnh Nguyễn
__________________

Nội dung thư gia đình gửi anh Đặng Xuân Diệu trong lần thăm nuôi 7/7/2015:

Nghi Lộc, ngày 7/7/2015,
Em trai yêu quý,

Nếu như 4 năm về trước, có nhưng lúc anh hoang mang khi em bị bắt; có những lúc anh cảm thấy bế tắc trong một hành trình dài đi thăm mà không gặp được em. Khi ấy, anh cứ nghĩ cuối cùng sẽ là gì???

Nhưng giờ đây, anh đã biết gõ máy tính soạn thư này cho em thay vì viết tay; biết lướt web để cảm nhận thế giới này thật mênh mông mà cũng thật gần gũi...

Cuối tháng 5, anh nhận được công văn trả lời lần thứ hai của Trại giam Xuyên Mộc. Dẫu chưa phải mọi thứ cả 2 bên đã tìm được tiếng nói chung nhưng chí ít nó cũng cho thấy tiếng nói của em, của anh và mọi người đã không rơi vào sự im lặng đáng sợ như 4 năm qua; chí ít Trại giam cũng thừa nhận anh có quyền đến thăm gặp em vào bất cứ ngày nào trong tháng chứ không phải là chỉ đi thăm em trong ba ngày 1, 2, 3 hằng tháng; chí ít biết ông Phó giám thị trại giam đã có buổi đối thoại với số anh em tù nhân bọn em.

Ngày anh nhận được công văn trả lời của Trại giam cũng là ngày những người bạn của em, những người yêu chuộng tự do hoà bình và công lý đã bước vào cuộc tổng vận động dài kỳ cho Hoà, Mẫn, em và những người khác bằng tinh thần nhân ái con người. Ở Bắc Mỹ, họ đã, đang và sẽ cùng với Văn phòng tổ hợp luật sư Cambridge đứng đầu là Luật sư Chris MacLeod- Một trong năm tổ hợp văn phòng luật sư lớn nhất Canada; Luật sư Allen Weiner, giáo sư trường đại học Stanford- Hoa Kỳ và khoảng hơn 20 dân biểu của hai nước này sẽ trực tiếp tham gia vào chiến dịch nói trên. Quốc hội 2 nước này cũng tổ chức những cuộc điều trần về tình trạng của các em. Ngoài ra, ở Úc châu, Âu châu cũng đang có những cá nhân và tổ chức hành động tương tự. Có thể các yếu tố pháp lý của những chiến dịch nói trên không có tính chất bắt buộc cái cần thay đổi sẽ thay đổi ngay nhưng trong một thời đại quan hệ Quốc tế sâu rộng, các nước ngày càng phụ thuộc chặt chẽ vào nhau thì người ta không thể không ngầm thay đổi.

Mọi người thu xếp để anh viết bức thư này gửi vào cho em. Anh có nói, anh đã qúa nản về sự kiểm duyệt, bởi anh hoang mang không biết viết thế nào thì được gửi vào nữa. Mọi người cười và khuyên anh cứ viết đúng những gì anh đang nghĩ, đang thấy và muốn trao đổi với em. Nếu thư được chấp nhận gửi vào thì tốt mà không được chấp nhận gửi vào cũng không sao. Khi đó, họ sẽ đọc kỹ bức thư, phân tích cụ thể và có những khuyến nghị. Việc đó tuy nhỏ nhưng nó sẽ là căn cứ chính xác giúp họ tiếp cận đúng đắn nhất phần nào những gì đang xảy ra.

Vì những việc nêu trên nên tháng 6 anh đã không đi thăm em được.

Anh cũng không kỳ vọng ngày một ngày hai anh em chúng ta sẽ gặp được nhau nhưng anh sẽ vẫn đều đặn hằng tháng đến trại với em. Bởi đã đến lúc anh hiểu chẳng có sự cố gắng nào mà không có được ít nhiều kết quả. Anh cố gắng học ở những người bạn em sự điềm đạm, bình tĩnh, chẳng vội vàng gì nhưng sẽ cố gắng làm hết những gì mình có thể làm được. Vì vậy, tháng này anh cũng không gửi đơn nào tới Ban giám thị trại giam mà sẽ dành để viết nó vào tháng sau, thậm chí là tháng sau nữa trong một sự bình tĩnh, thanh thản chờ đợi. Làm con người, cho được người khác cái gì thì sẽ nhận lại niềm hạnh phúc em ạ. Anh muốn mọi người cùng hiểu nhau, dù có thế nào thì cũng là con người để đối xử với nhau sao cho thật là con người như Luật sư Lê Quốc Quân từng nói các cán bộ trại giam An Điềm:"Cả tôi và các Anh cứ giữ quan điểm của mình nhé. Chúng ta có thể khác biệt về tư duy nhưng chúng ta đừng khác nhau về suy nghĩ làm người. Bởi vì chúng ta đều là con người vốn chẳng tư thù gì nhau."

Trong thời đại ngày nay, không có ai thất học cả. Vì vậy anh nghĩ, khi buộc phải nói ra những điều quanh quẩn, bao biện chắc hẳn nguòi nói cũng đủ hiểu họ đang khốn cùng mà thôi. Vậy sao chúng ta không cho nhau những cơ hội???

Anh lại đến thăm em trong một hành trình mệt mỏi nhưng lòng thanh thản. Giá đình ta vẫn sống lặng lẽ và đầm ấm như bao ngày. Mẹ khoẻ hơn trước và quan trọng là Mẹ vui hơn trước vì giờ đây Mẹ hiểu em hơn qua sự động viên của mọi người từ xa đến gần. Các cháu đều trưởng thành và luôn nhớ đến em.

Cuộc sống vẫn thay đổi nhanh từng ngày. Chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau thôi em nhé. Hãy cố gắng gìn giữ sức khoẻ và thay đổi chính mình nữa nhé! Ôm em trong vòng tay!
Anh trai của em

Đặng Xuân Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.