logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/07/2015 lúc 06:29:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Những ngày xa quê hương là những ngày mang đau thương - Một ngày xa quê hương là một ngày thêm đau khổ - Một ngày không nắng cháy và một ngày không mưa rào – Một ngày thiếu hơi thở của đồng cỏ nước Việt Nam. Đất nào sinh ra tôi – Mẹ hiền nào cưu mang tôi – Miền nào nuôi thân tôi mà giờ này tôi xa rồi! Này... dòng sông phơi nắng, kìa ruộng đồng lúa chín vàng - Giờ này đã xa vời và ngàn đời nhớ Việt Nam.”

Đã bao nhiêu lần tôi không cầm được nước mắt mỗi khi nghe những lời ca ai oán, não nuột trên, nước mắt tôi tự nhiên tuôn trào! Tôi đã khóc, khóc thương cho quê hương tôi, vì ai mà giờ này tôi đang phải xa rời và có thể là phải rời xa vĩnh viễn, vì tuổi đời không còn bao lâu nữa!
Tôi biết, trên cõi đời này, ai cũng có một quê hương nhưng tôi vẫn trân quí nhất quê hương Việt Nam của tôi, dù quê hương tôi vốn là đất nước nghèo nàn, lạc hậu và luôn bị ngoại bang đô hộ. Tôi yêu quê hương tôi vì ở đó tôi đã được sinh ra, được lớn lên nhờ dòng sữa mẹ, được uống nước sông Hồng, sông Hậu, được ăn những thứ rau, trái mà trên thế giới này không nơi nào có, và ở đó tôi có nhiều kỷ niệm khó quên!
Tôi được sinh ra ở một làng quê nghèo miền Bắc. Mỗi buổi sáng sớm, chuông giáo đường đánh thức mọi người dậy chuẩn bị đi lễ hay ra đồng làm ruộng. Tháp chuông khá cao nên tiếng chuông vang xa khắp làng trên xóm dưới. Buổi tối, chúng tôi lại nghe tiếng chuông chùa ngân vang, Hai quả chuông đều cùng mang tên chung mà sao hai tiếng chuông khác biệt nhau đến thế! Bố tôi bảo, tiếng chuông nhà thờ nghe vui tai, nhắc giáo dân hướng lòng về Trời, còn tiếng chuông chùa nghe trầm buồn, nhắc hàng Phật tử lắng lòng hướng tâm về điều thiện, tu tâm, dưỡng tánh. Ở Quận Cam này, nhà thờ cũng lắm, chùa chiền cũng nhiều nhưng tôi không được nghe hai tiếng chuông như trên quê hương tôi.

Làng tôi làm nghề nông nên mỗi buổi sáng, ngoài tiếng chuông nhà thờ, còn những tiếng gà gáy inh ỏi khắp làng và mọi người vội vã thức dậy. Mẹ tôi lo nấu cơm kịp cho cả nhà ăn để sau đó ra đồng cày cấy. Hầu hết nhà dân làng tôi đều lợp bằng rơm, rạ nên sáng ra, khói bếp tỏa đều trên mái nhà như những làn sương mỏng lãng đãng trôi trên bầu trời. Cảnh đẹp này chẳng bao giờ có trên đất Mỹ. Khi chúng tôi còn nhỏ, thú vui của bọn trẻ trong làng, trai thì đánh đáo, đánh vụ, con gái thì chơi ô quan; những trò chơi này đã có từ lâu trong làng. Khi Pháp đến, nhìn những chiếc xe của lính Pháp chạy trên bờ đê, bọn con trai thích thú và ngạc nhiên chạy ra xem, thỉnh thoảng có những tên lính Lê Dương ngồi trên xe quăng xuống cho vài cục kẹo là bọn trẻ chúng tôi tranh nhau vồ lấy. Bọn con trai lấy đất sét nắn thành hình chiếc ôtô và bắt đầu phát minh ra cây súng làm bằng ống tre bắn với quả rau đay để chơi trò bắn nhau cũng thích thú lắm. Bọn con gái chúng tôi không có những trò chơi đó. Bây giờ sống trên đất Mỹ, tôi cảm thấy trẻ em ở đây thật có phước, tha hồ có nhiều đồ chơi, không như trên quê hương tôi ngày ấy.

Làng tôi phân nửa theo đạo Thiên Chúa, phân nửa làng theo đạo Phật nhưng không hề có chiến tranh, đạo ai người nấy giữ, chẳng bao giờ nghe ai to tiếng, chửi bới nhau về đạo mày, đạo tao. Mọi người trong làng gọi nhau bằng bên lương, bên giáo, sống hài hòa êm đẹp. Thế nên khi làng có chuyện vui, chuyện buồn đều thông báo cho nhau, và mỗi khi có người trong làng qua đời, cả làng cùng đi đưa đám.
Việt Nam quê hương tôi vốn có truyền thống sống thành làng xã như thế nên những người trong làng đều quen biết hoặc có họ hàng với nhau. Làng được bao bọc bởi lũy tre xanh, trước đó không có cổng, nhưng từ khi quân Pháp đổ bộ vào quê hương tôi, làng nào cũng phải làm cổng để chiến đấu chống Pháp. Những con đường trong làng không đủ bề ngang cho chiếc xe hơi chạy. Đường làng không được trải đá hay tráng nhựa nhưng mặt đường bằng phẳng và rất vững chắc vì hàng ngày dân làng đi lại, thăm nom nhau cũng trên những con đường làng quen thuộc ấy.
Hầu như mỗi nhà đều có cái ao nhỏ phía sau nhà để lấy nước uống, tắm giặt và nuôi cá. Trên bờ ao trồng những cây sung, đến mùa trĩu trái. Chúng tôi thường hái ăn những trái sung chín đỏ, ngọt lịm; ăn không xuể chúng rơi xuống ao làm mồi cho cá. Nên vào mùa sung chín cá trong ao rất béo. Làng tôi nhà nào cũng có vài cây cau trồng bên hông hay sau nhà. Thân cây cau thẳng tắp cao khỏi mái nhà và trổ hoa kết trái thành từng chùm. Muốn hái cau phải là những người biết trèo giỏi. Hình ảnh cây cau sau nhà đã gợi hứng cho rất nhiều họa sĩ vẽ nên những bức tranh quê thật đẹp.

Mẹ tôi và các bà, các chị trong làng ai cũng ăn trầu với cau và vôi lại nhuộm răng đen nên răng người nào cũng chắc mà chẳng cần đi nha sĩ. Nhưng thật ra hồi đó làm gì có nha sĩ hay bác sĩ nên trời sinh ai răng hô, răng móm thì đành chịu, ai ốm đau thì chạy đến với thầy lang hốt cho vài ba thang thuốc chén; chả bù như bây giờ, răng hơi lệch một chút đã có nha sĩ, ấm đầu một tý là có bác sĩ lo. Làng tôi có con đê cao. Mỗi năm vào tháng Tám, nước thủy triều dâng cao, dân làng phải cắt người đi tuần suốt ngày suốt đêm, hễ thấy có chỗ đê nào nguy hiểm là phải đánh kẻng, đánh trống báo động. Tôi đã chứng kiến nhiều đêm dân làng phải mang những bó rơm to ra bờ đê, đắp chận nước để trai tráng trong làng đào đất đắp vào chỗ đê vỡ. Nếu không, chỉ trong khoảnh khắc đê sẽ vỡ và nước tràn vào làng thì vô phương cứu chữa, vì làng tôi nằm trong bờ đê, mái nhà còn thấp hơn bờ đê nhiều nên đê vỡ thì tài sản, và cả dân làng khó thoát.
Tôi yêu quê hương tôi không chỉ có thế, chúng tôi còn có rất nhiều kỷ niệm thời học sinh. Làng tôi không có trường, chỉ có một thầy giáo già, ai muốn cho con học thì mang đến cho thầy dạy và trả công thầy bằng lúa. Thầy chỉ dạy cho biết đọc, biết viết và biết làm bốn phép toán cộng, trừ, nhân, chia. Muốn học lên thì phải ra tỉnh. Bởi thế cả làng tôi lúc bấy giờ không có được một người học trên bậc tiểu học. Đã có thời gian không có mực, không có giấy, bọn học trò chúng tôi phải kiếm trái mùng tơi chín vò ra làm mực, lấy lá chuối khô làm giấy. Đến khi giặc Pháp về làng, chúng tôi phải tản cư sang tận Thái Bình. Sau đó, khi tình hình ổn định mới trở về làng.
Chẳng bao lâu lại dắt díu nhau di cư vào Nam, xuống miền Tây, uống nước sông Hậu, ra đồng bắt cá Sặt; rồi năm 1975 lại thêm một lần di tản ra nước ngoài. Ôi biết bao kỷ niệm với quê hương tôi. Tôi yêu mến quê hương tôi, vì ở đó tổ tiên tôi đã đổ biết bao xương máu vun bồi nên mảnh đất thân yêu hình chữ S, có biết bao anh hùng như Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, như Bà Trưng Bà Triệu đã đánh tan hàng vạn quân thù sang xâm chiếm nước tôi, các Ngài đã dạy dỗ con cháu chúng tôi phải lo gìn giữ đừng để một tấc đất lọt vào tay ngoại bang, thế nên chỉ có những người Việt Nam khi bị buộc phải xa quê hương mới thốt được những lời ai oán, não nùng; “Những ngày xa quê hương là những ngày mang đau thương - Một ngày xa quê hương là một ngày thêm đau khổ... hay “Việt Nam, Việt Nam nghe tự vào đời, Việt Nam hai câu nói trên vành môi, Việt Nam nước tôi... Việt Nam hai tiếng nói sau cùng khi lìa đời!” Vâng, chỉ có quê hương Việt Nam mới có những người anh hùng như Nguyễn Thái Học, như Hồ Ngọc Cẩn... khi bị đưa ra pháp trường, trước lúc đầu lìa khỏi cổ còn dõng dạc hô “Việt Nam Muôn Năm”.

Trần Thị Nhiệm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.