logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 13/03/2013 lúc 09:29:30(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh (T) nhận giải thưởng NETIZEN năm 2013 từ Tổng giám đốc RSF, Christophe Deloire, vào ngày 12 Tháng 3 năm 2013 tại Paris. AFP photo
Thưa toàn thể Qúy Vị.

Tôi thật sự bất ngờ khi có mặt tại buổi lễ hết sức trân trọng nầy. Vì ở đất nước tôi nhiều quyền tự do được hiến pháp công nhận nhưng vẫn bị nhà cầm quyền tìm cách nầy cách khác hạn chế. Trong vòng 2 năm trở lại đây có khá nhiều blogger không được phép đi ra nước ngoài để du lịch, để chữa bệnh, để dự hội thảo, hoặc để nhận các giải thưởng quốc tế như tôi mà không có lý do. Đó là các blogger Đào Hiếu, Người Buôn Gió, Nguyễn Hoàng Vi, JB Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Trọng Hiếu, Uyên Vũ, Lê Quốc Quân…

Do vậy sự có mặt của tôi ở đây là một bất ngờ. Có thể là do uy tín của Tổ chức Phóng viên không biên giới RSF cũng như của tập đoàn Google, là hai tổ chức đã sáng lập và bảo trợ cho giải thưởng cao quý nầy. Và cũng có thể là do những cuộc vận động đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ ở nước tôi đang diễn ra khá sôi động thông qua việc góp ý sửa đổi hiến pháp đã có những tác dụng nhất định lên giới cầm quyền.

Xin nói thêm về cuộc vận động đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ đang diễn ra khá mạnh mẽ ở đất nước tôi. Cách đây ba năm, khi blogger, luật sư Cù Huy Hà Vũ qua các bài viết đề nghị đa đảng để dân chủ hóa, liền bị kết án 7 năm tù, thì nay, khi tôi có mặt ở đây, bên nước tôi đã có nhiều tổ chức với tổng số gần 20 ngàn người ký tên vào các bản kiến nghị yêu cầu xóa bỏ điều bốn trong hiến pháp và yêu cầu đa đảng mà không phải e dè sợ hãi.

Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu nầy. Ấy là mạng internet. Mạng internet đã giúp người dân chúng tôi nói lên tiếng nói và nguyện vọng đích thực của họ trong hoàn cảnh tự do ngôn luận bị bóp nghẹt.

Như quý vị đã biết ở đất nước tôi không hề có báo tư nhân, chỉ có cơ quan của nhà nước hoặc của đảng cầm quyền mới được ra báo và lập đài phát thanh – truyền hình. Do vậy 700 cơ quan báo đài đều nằm dưới quyền kiểm soát của những đảng viên CS tin cậy. Thông tin đăng tải trên các cơ quan báo đài ấy đi theo định hướng của đảng cầm quyền. Tiếng nói và nguyện vọng của nhiều người dân vì thế mà không có nơi để xuất hiện.

May thay mạng internet xuất hiện và các blogger ra đời. Ban đầu các blogger tiên phong tuy còn rất ít ỏi nhưng họ là những mũi kim nhọn đâm những lỗ thủng đầu tiên vào bức màng bưng bít thông tin ở đất nước tôi. Và nhiều người trong số họ phải trả giá cho sự dũng cảm ấy, họ đã và đang bị ngồi trong nhà tù, trong trại cải tạo, bị quản thúc và thậm chí bị cưỡng bức vào nhà thương điên nữa. Đó là các blogger và các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa: Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Đài, Hà sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo cự, Cù Huy Hà Vũ, Đỗ thị Minh Hạnh, Bùi thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Phạm Minh Hoàng, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Anh Kim, Nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Lê Anh Hùng,…. Và lớp trẻ sau nầy như Nguyễn Phương Uyên, Paul Lê sơn và nhóm thanh niên công giáo ở Vinh…

Những hy sinh ấy đã không uổng công. Ngày nay những blogger và những người đấu tranh cho dân chủ đã phát triển lên thành một lực lượng lớn mạnh và rộng khắp mà nhà cầm quyền không thể nào ngăn cản nổi. Hai vạn chữ ký và sẽ còn nhiều hơn nữa đòi xóa bỏ điều bốn đã nói lên điều đó. Hàng trăm trang blog cổ xúy cho đổi mới, cổ xúy tự do ngôn luận, cổ xúy dân chủ thu hút lượng người đọc khổng lồ và kết nối với nhau thành một hệ thống báo chí mà chúng tôi gọi là báo lề dân, tồn tại lớn mạnh song song bên cạnh hệ thống báo chí do nhà nước kiểm soát được gọi là báo lề đảng.

Trong cái nền vững vàng ấy tôi được phát triển lên. Những lá phiếu từ khắp nơi trên thế giới bầu cho tôi để tôi trở thành công dân mạng chính là những lá phiếu dành cho phong trào đấu tranh cho quyền công dân trong đó có quyền tự do ngôn luận đang lớn mạnh lên hàng ngày trên đất nước chúng tôi.

Xin dành vinh quang nầy cho những người đi tiên phong đã và đang bị trả giá trong nhà tù và cho tất cả những người bạn đồng hành của tôi đã giúp đỡ và tạo đà cho tôi.

- Để nhận được giải thưởng cao quý nầy, tôi đã nhận được sự ủng hộ của các blogger, các bạn trẻ yêu nước tại VN cũng như các bạn khác tại hải ngoại. Những lá phiếu các bạn dành cho tôi chính là những lá phiếu góp phần động viên một phong trào đang vươn lên lớn mạnh ở VN, phong trào của những người viết báo tự do, những người sẵn sàng đối đầu với những khó khăn để đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận chính đáng. Cám ơn các cơ quan truyền thông như VOA, BBC, RFI, RFA, SBTN…đã tích cực đưa tin và viết bài về tôi cũng như về sự kiện bầu chọn công dân mạng, nhờ vậy mà giải thưởng lần nầy đã gây ra tiếng vang rộng lớn tạo ra nguồn động viên to lớn cho phong trào đấu tranh cho sự tiến bộ ở trong nước tôi.

- Riêng với cá nhân tôi, từ khi nhận được giải thưởng cao quý nầy tôi đã cảm nhận được sự tin yêu của bạn đọc khắp nơi dành cho blog huỳnh ngọc chênh của tôi. Sau khi được tin tôi trúng giải thưởng netizen, số lượt người vào đọc hàng ngày tăng từ 15 ngàn lên 20, có khi 25 ngàn lượt .

- Cám ơn tập đoàn Google, tập đoàn về mạng to lớn, phủ khắp toan cầu, là kho tri thức khổng lồ mà những người viết báo chúng tôi luôn cần đến. Thật xứng đáng khi Google đã kết hợp với RSF tổ chức ra giải thưởng cao quý nầy để hàng năm trao cho những người hoạt động vì sự tự do báo chí trên toàn cầu thông qua hệ thống mạng internet.

- Xin chân thành cám ơn tổ chức RSF, đã có mạng lưới rộng lớn trên toàn thế giới, là chỗ dựa quan trọng cho những người cầm bút tự do, nhất là những nhà báo trong những đất nước bị bóp nghẹt tự do ngôn luận. Giải RSF là nguồn động viên to lớn cho những blogger ấy.

- Cám ơn bà bộ trưởng truyền thông Pháp Fleur Pellerin người đại diện cho chính quyền Pháp có mặt tại buổi lễ nầy. Sự có mặt của bà là một vinh dự rất lớn cho buổi lễ. Chúc bà sức khỏe. Chúc nước Pháp mãi mãi là ngọn cờ đi đầu trong việc đấu tranh cho quyền của con người.


Source: RFA

Sửa bởi người viết 13/03/2013 lúc 09:31:09(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 13/03/2013 lúc 09:45:44(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận giải Công dân mạng Netizen 2013 tại Paris
UserPostedImage
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh sau khi nhận Giải Netizen 2013 trong buổi lễ tại trụ sở Google France ngày 12/03/2013. RFI/Thanh Phương

Tối hôm qua, 12/03/2013, nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt Internet, tổ chức Phóng viên không biên giới đã trao giải Công dân mạng Netizen 2013 cho blogger Việt Nam Huỳnh Ngọc Chênh, trong một buổi lễ được tổ chức tại trụ sở của công ty Google France ở Paris.
Giải Netizen do công ty Google France kết hợp với Phóng viên không biên giới trao tặng mỗi năm ( từ năm 2010 ) cho một blogger hay một nhà đối lập sử dụng Internet có những hoạt động bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên mạng. Ông Huỳnh Ngọc Chênh, nguyên phóng viên báo Thanh Niên, đã được bình chọn là Netizen 2013 với số phiếu của hơn 40 ngàn người sử dụng Internet trên thế giới.

Trong bài phát biểu nhận giải thưởng này, ông Huỳnh Ngọc Chênh đã nhấn mạnh rằng chính Internet đã giúp người dân « nói lên nguyện vọng đích thực của họ trong hoàn cảnh tự do ngôn luận bị bóp nghẹt ». Nhưng ông Huỳnh Ngọc Chênh nhắc lại là nhiều blogger và nhà đấu tranh dân chủ đã phải trả giá vì đã dũng cảm đi tiên phong chọc thủng bức màng bưng bít thông tin ở Việt Nam. Ông kể tên một số người đã và đang ngồi tù, trong trại cải tạo, bị quản thúc, thậm chí bị đưa vào nhà thương điên, như Hoà thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Đài, Hà sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo cự, Cù Huy Hà Vũ, Đỗ thị Minh Hạnh, Bùi thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Phạm Minh Hoàng, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Anh Kim, Nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Lê Anh Hùng,…. Và lớp trẻ sau này như Nguyễn Phương Uyên, Paulus Lê sơn và nhóm thanh niên công giáo ở Vinh… »

Nhưng theo blogger Huỳnh Ngọc Chênh, « những hy sinh ấy đã không uổng công », vì hàng trăm trang blog cổ xúy cho dân chủ thu hút lượng người đọc khổng lồ và kết nối với nhau thành một hệ thống « báo lề dân » đối lại với hệ thống báo chí do Nhà nước kiểm soát. Ông Huỳnh Ngọc Chênh nói rằng những lá phiều bầu ông là Công dân mạng 2013 cũng là những lá phiếu dành cho phong trào đấu tranh cho tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Sau lễ trao giải Netizen 2013 cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh là một cuộc hội thảo về vấn đề kiểm duyệt Internet trên thế giới, đặc biệt là tại 5 năm quốc gia mà Phóng viên không biên giới xem là « Kẻ thù Internet » : Việt Nam, Trung Quốc, Syria, Bahrein và Iran.

Sau lễ trao giải Netizen 2013, RFI Việt ngữ đã có một cuộc phỏng vấn ngắn với blogger Huỳnh Ngọc Chênh :

Tải để nghe Blogger Huỳnh Ngọc Chênh

Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.