logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 12/07/2015 lúc 10:33:45(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
WESTMINSTER, California (NV) - Những hàng ghế tại hội trường của Coastline Community College, Westminster, chiều Chủ Nhật, 12 Tháng Bảy, đầy kín người Mỹ gốc Việt đến tham dự buổi tiếp xúc gặp gỡ cộng đồng của Đại Sứ Hoa Kỳ Ted Osius, chỉ vài ngày sau cuộc viếng thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
UserPostedImage
Đại Sứ Ted Osius rút thẻ “nhân quyền” trong túi ra, trong buổi nói chuyện với cộng đồng Việt Nam ở Little Saigon. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)


Nhiều người cho biết đã lái xe từ San Diego, từ Pomona đến từ sáng để kịp có mặt trong buổi gặp gỡ hiếm có và đúng thời điểm này, do văn phòng Dân Biểu Alan Lowenthal tổ chức hết sức chu đáo. Cùng ngồi bàn chủ tọa với Đại Sứ Ted Osius, còn có các dân biểu Ed Royce, Loretta Sanchez, Dana Rohrabacher và dĩ nhiên, Dân Biểu Alan Lowenthal, cùng đến để gặp gỡ cử tri gốc Việt.

Ông Alan Lowenthal được Thị Trưởng Trí Tạ của Westminster giới thiệu là một “Freedom Fighter,” cho biết, “Kể từ ngày Đại Sứ Ted Osius được bổ nhiệm làm đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông đã hứa là sẽ làm việc chặt chẽ với tôi để đảm bảo nhân quyền tại Việt Nam được cải thiện.”

Ông nói thêm, “Năm nay, đánh dấu một thời điểm đặc biệt, 40 năm sau khi Sài Gòn thất thủ, là một 'bắt đầu mới' (new beginning) cho hai quốc gia, và Việt Nam hiểu rằng, nếu họ muốn thắt chặt bang giao với Hoa Kỳ, thì cần phải cải thiện nhân quyền.”

Dân Biểu Ed Royce nói, “Tôi tin rằng nếu cộng đồng này (cộng đồng người Mỹ gốc Việt) tiếp tục quan tâm, thì tự do tôn giáo và tự do phát biểu sẽ xẩy ra tại Việt Nam. Chúng ta hãy cam kết làm tất cả những gì có thể để điều đó xảy ra!”

Đến phần phát biểu của mình, Dân Biểu Loretta Sanchez đề cập đến việc một phụ nữ biểu tình phản đối việc đền bù giải tỏa bất công, đã bị xe xúc cán lên người, nói “sự kiện này làm tôi rùng mình!” và nhận định, “Nhân quyền tại Việt Nam còn cần phải cải thiện nhiều. Sở dĩ cộng đồng chúng ta (người Mỹ gốc Việt) phải đấu tranh đòi nhân quyền cho Việt Nam là vì người thân của chúng ta còn ở đó.”

“Dĩ nhiên, là người Hoa Kỳ, chúng ta muốn nhân quyền cho tất cả mọi người trên thế giới, nhưng khi đấu tranh cho người thân thì chắc chắc chúng ta sẽ sốt ruột hơn,” bà Sanchez nói thêm.

UserPostedImage
Thị Trưởng Garden Grove Bảo Nguyễn (phải) đặt câu hỏi với Đại Sứ Ted Osius. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)


Dân Biểu Dana Rohrabacher nói rằng ông đồng ý với tất cả những gì các đồng viện của mình đã trình bày, và đề nghị với Đại Sứ Ted Osious, “Trong tiến trình kết thân thêm với Việt Nam, chúng ta hãy đi từng bước một, và đòi hỏi họ đưa ra những cải thiện cụ thể, chẳng hạn yêu cầu họ công bố chính sách mới, trong đó họ cho phép sự có mặt của những tờ báo đối nghịch, cho phép những đảng đối nghịch được hoạt động...”

“Hãy đừng giả vờ là nhân quyền Việt Nam sẽ thay đổi, nếu chúng ta thấy là họ không thể thay đổi!” Dân Biểu Dana Rohrabacher khuyến cáo.

Đại Sứ Ted Osius gần như chiếm ngay được thiện cảm của mọi người khi ông chào hỏi cử tọa và phát biểu khoảng 5 phút bằng một thứ tiếng Việt khá chuẩn. Ông cho biết giờ đây nói được tiếng Việt bằng giọng Bắc, dù khi mới học tiếng Việt chỉ biết nói giọng Nam. Nhiều người bật cười khi ông “khoe” có thể hiểu được người Việt nói với ông bằng bất cứ giọng gì, Nam Trung Bắc.

Nhưng những tiếng cười khá hiếm hoi này nhanh chóng nhường chỗ cho những lời phát biểu hết sức trang nghiêm và mục hỏi đáp sôi nổi.

Về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, Đại Sứ Ted Osius bày tỏ rằng ông “lạc quan” vì nhiều lý do. Rồi rút túi đưa ra một cái thẻ to bằng hai danh thiếp chập lại, hai mặt chi chít chữ, khẳng định, “Tôi là một viên chức nhân quyền. Tại tòa đại sứ, nhân viên của chúng tôi đều mang theo cái thẻ này, để nhắc nhở là mỗi nhân viên tòa đại sứ là một viên chức nhân quyền, để nhắc nhở mỗi nhân viên về những điều chúng ta đang yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện.”

“Trong mọi thảo luận với chính phủ Việt Nam, cải thiện nhân quyền với chúng tôi là một cột trụ then chốt. Chúng tôi đã đề nghị với chính phủ Việt Nam nên cải tổ luật. Chúng tôi sẽ có thành công không? Tôi không biết. Nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ cố gắng.”

UserPostedImage
Từ trái, Dân Biểu Dana Rohrabacher, Dân Biểu Alan Lowenthal, Dân Biểu Ed Royce, và Đại Sứ Ted Osius trong buổi gặp gỡ truyền thông Việt Ngữ. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)


Đại Sứ Ted Osius đã bắt được chính xác mạch của cộng đồng khi ông nói ngay về nhân quyền, và đó cũng là trọng tâm của buổi hội thảo. Buổi họp kéo dài hai tiếng đồng hồ hào hứng ngay từ câu phát biểu đầu của ông. Lòng quan tâm và nỗi ưu tư sâu xa về đất nước bên kia bờ đại dương của các đồng hương gốc Việt được biểu lộ qua những câu hỏi đủ loại được đưa ra liên tục.

Tại sao nước Mỹ luôn đặt vấn đề nhân quyền với Việt Nam ở mọi mốc quan trọng của quá trình đến gần nhau hơn của hai quốc gia, mà Việt Nam cho đến giờ vẫn chưa có nhân quyền? Phải làm gì để Việt Nam có nhân quyền, có tự do tôn giáo, có tự do phát biểu? Có chắc là Mỹ càng giúp Việt Nam được sung túc, càng giúp Việt Nam bảo vệ được an ninh quốc gia, thì nhân quyền của người dân Việt Nam càng được bảo đảm?

Có câu hỏi được đặt ra như một lời than, câu khác nghe như một lời trách nhẹ nhàng. Đại Sứ Ted Osius đáp trả mọi thắc mắc của cử tọa bằng kiến thức sâu rộng, bằng sự am tường của ông về tình hình Việt Nam, và bằng sự thẳng thắn, trả lời “tôi không biết” khi ông không có câu trả lời, nhưng quan trọng hơn cả, bằng sự cảm thông, ân cần của một nhà ngoại giao tinh tế, nghe được cả tâm tư trĩu nặng của người hỏi.

Các vị dân cử mở đầu phần hỏi đáp.

“Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào bởi những nhóm đấu tranh cho dân chủ cả ở trong nước lẫn hải ngoại?”

“Câu hỏi rất hay!” Đại Sứ Ted Osius nói trước khi trả lời câu hỏi trên của Thị Trưởng Bảo Nguyễn của Garden Grove.

Rồi ông trình bày, “Ảnh hưởng lớn nhất, theo tôi, là khiến giới trẻ Việt Nam mở mang được tầm nhìn của họ. Đó là công việc của các blogger, các cá nhân trên trang Facebook của họ. Những người này cho giới trẻ Việt Nam thấy được một thế giới trong đó người dân có thể chọn được chính phủ, và một nơi họ được phát biểu một cách tự do, bàn thảo với người đồng trang lứa với họ mà không sợ bị kiểm duyệt. Tôi đặt niềm hy vọng lớn vào xã hội dân sự ngày càng phát triển ở Việt Nam, và chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ sự phát triển của các xã hội dân sự.”

UserPostedImage
Đông đảo người Việt đến nghe đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói chuyện.
(Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Một người trong cử tọa đặt vấn đề về tù nhân lương tâm, hỏi rằng làm thế nào để không còn tù nhân lương tâm nữa, chứ không phải chỉ là thả người này rồi bắt người kia.

Đại Sứ Ted Osius đáp, “Hơn lúc nào hết Việt Nam muốn được thịnh vượng và an ninh quốc gia được bảo đảm, Hoa Kỳ là nước duy nhất có thể mang đến cho Việt Nam điều đó. Vì thế theo tôi đây cũng chỉ là vấn đề thời gian. Tôi hỏi họ (chính quyền Việt Nam) quý vị muốn chọn điều gì? Muốn nhốt thêm người vào nhà tù hay muốn có một nền kinh tế thịnh vượng? Muốn nhốt thêm người vào nhà tù hay muốn giới trẻ được đào tạo đúng mức? Theo những cuộc thăm dò của chúng tôi, 92% người được hỏi muốn thân hơn với Mỹ, chỉ khoảng một nửa số đó muốn thân hơn với Nhật, và rất ít những người được hỏi trả lời là muốn thân hơn với Trung Quốc.”

Rồi ông nhấn mạnh, “Đây là thời điểm rất đặc biệt để thúc đẩy sự thay đổi, chúng ta phải cùng nhau nắm lấy cơ hội này, bỏ lỡ cơ hội là lơ là với trách nhiệm.”

Theo sau cuộc gặp mặt với cộng đồng, Đại Sứ Ted Osius có cuộc gặp gỡ riêng với báo chí.

Trả lời câu hỏi là chuyến đi này đã cho ông thấy được điều gì rõ nhất và cuộc tiếp xúc này sẽ ảnh hưởng ông như thế nào trong vai trò một đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Đại Sứ Ted Osius bày tỏ, “Tôi đã nghe được nhiều điều mà trước chuyến đi này cũng đã biết, nhưng phải tiếp xúc, phải gặp gỡ, mới hiểu rõ hơn được tâm tư của người Mỹ gốc Việt, mới cảm nhận được những vết đau vẫn còn đó, mới thấy sự quyết tâm của những người muốn đấu tranh cho nhân quyền cho Việt Nam, và tôi sẽ trở về Việt Nam tích cực hơn trong vai trò xúc tiến việc cải thiện nhân quyền cho Việt Nam.”

Về câu hỏi việc một thành phố Hoa Kỳ kết nghĩa với một thành phố Việt Nam là điều nên hay không nên làm, vẫn với mục đích hỗ trợ nhân quyền cho Việt Nam, Đại Sứ Ted Osius trả lời, “Theo tôi thì khi chúng ta có nhiều người dân ở hai nước qua lại với nhau, đó là điều tốt. Khi chúng ta có nhiều du học sinh giữa hai bên, đó là điều tốt, nói tóm lại quan hệ giữa hai quốc gia không chỉ là quan hệ giữa hai chính quyền, mà còn là quan hệ giữa những người dân với nhau.”

Một nhà báo khác đặt vấn đề về giao thương giữa hai quốc gia, nói rằng mậu dịch giữa hai nước thiếu cân bằng, Việt Nam xuất cảng nhiều hàng qua Mỹ hơn Mỹ xuất cảng hàng qua Việt Nam, và hỏi chúng ta phải làm gì để thay đổi tình trạng đó.

Đại Sứ Ted Osius trả lời, “Chúng ta đã làm cho giao thương cân bằng thêm trong thời gian gần đây. Chúng ta đã ký kết hai thỏa thuận, hàng không Việt Nam sẽ mua của Boeing $7 tỷ tiền máy bay, và VietJetAir sẽ mua của Boeing một số máy bay trị giá $6 tỷ. Hai hợp đồng này tạo nhiều công ăn việc làm cho người Mỹ. Ngoài ra ngành nông nghiệp của chúng ta hơn 50% qua Việt Nam, gồm đậu nành, thịt gà, và nhiều thứ khác. Dĩ nhiên cũng có những sự thiếu quân bình, và chúng ta đang tìm cách giải quyết.

Một nhà báo nhắc đến quan điểm vẫn rất khác nhau giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và nhân quyền, và yêu cầu Đại Sứ Ted Osius giải thích tại sao ông có thể “lạc quan” khi một mặt Tổng Thống Obama khi gặp ông Nguyễn Phú Trọng, đã khéo léo nhắc đến việc phải cải thiện nhân quyền thì mới có thể có một quan hệ thân thiết hơn với Mỹ, trong khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng, ngay sau đó đã nói rằng người dân Việt Nam chưa bao giờ được hưởng một nền dân chủ tốt hơn bây giờ.

Đại Sứ Ted Osius giải thích, “Tôi đã làm việc trong tương quan của hai quốc gia trong vòng 20 năm qua, và tôi đã thấy có nhiều cải tiến. Những cải tiến này, tuy thế chưa đủ, nhưng tôi vẫn xem là có cải tiến, đó là điều khiến tôi lạc quan. Tôi nghĩ rằng xu hướng hiện giờ đang đi đúng chiều. Tôi cũng tin là quyền của công dân sẽ được cải thiện vì sự có mặt của các công ty Mỹ. Tôi sẽ không đính chính lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng hay của bất cứ ai khác. Chứng cớ của những cải thiện trong thời gian qua khiến tôi phấn khởi.”

Dân Biểu Alan Lowenthal tiếp lời Đại Sứ Ted Osius, “Khi đến thăm Việt Nam, tôi có nêu vấn đề với một số lãnh đạo về tù nhân lương tâm. Tôi nói với họ, nếu các ông muốn chúng tôi hỗ trợ thì phải thả hết các tù nhân lương tâm. Họ nói, chúng tôi không có tù nhân lương tâm, đó toàn là những người phạm luật, nhưng rồi họ lại nói có thể luật của chúng tôi cần phải thay đổi. Chính vì thế tôi nghĩ là có thể cơ hội để thay đổi. Đó là một điểm để chúng ta hy vọng.”


Hà Giang/Người Việt

phai  
#2 Đã gửi : 13/07/2015 lúc 06:32:57(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đại sứ Ted Osius gặp gỡ cộng đồng người Việt Little Saigon: “…năm tới tôi sẽ trở lại đây…”
UserPostedImage

Giống như một hình thức “luật bất thành văn” từ gần 20 năm nay, các đại sứ Hoa Kỳ tại VIệt Nam đều ghé qua vùng Little Saigon để gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của cử tri gốc Việt. Ông đại sứ đương nhiệm cũng vậy. Vào trưa ngày Chủ Nhật 12/07/2015, tại hội trường Le-Jao Center của Đại Học Cộng Đồng Coastline, ông Ted Osius đã gặp gỡ cộng đồng người Việt Quận Cam, để lắng nghe ý kiến của cộng đồng về những vấn đề thời sự nóng bỏng của đất nước Việt Nam.

Buổi gặp gỡ này do Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, phối hợp cùng các Dân Biểu Loretta Sanchez, Ed Royce, Dana Rohrabacher tổ chức, diễn ra trong một thời điểm hết sức đặc biệt: tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng vừa có cuộc gặp gỡ lịch sử với Tổng Thống Obama, đánh dấu 20 năm bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ. Có lẽ vì vậy mà cuộc gặp gỡ này đã thu hút mạnh sự quan tâm của cộng đồng. Hội trường 300 chỗ không còn một chỗ trống. Buổi họp có sự hiện diện của hầu hết các vị dân cử gốc Việt của khu vực Quận Cam, cũng như các gương mặt chính khách quen thuộc với cộng đồng người Việt Little Saigon: Thị Trưởng Trí Tạ cùng các nghị viên thành phố Westminster; Thị Trưởng Bảo Nguyễn cùng nghị viên Phát Bùi thành phố Garden Grove, nghị viên Michael Võ thành phố Fountain Valley; Thượng Nghị Sị Janet Nguyễn; cựu Thượng Nghị Sĩ Lou Correa;… cùng đại diện của hầu hết các cơ quan truyền thông báo chí tiếng Việt. Đặc biệt còn có sự hiện diện của cựu tù nhân lương tâm blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Sau lời chào mừng của Thị Trưởng Trí Tạ, Dân Biểu Alan Lowenthal đã thay mặt ban tổ chức, thay mặt cộng đồng chào đón ông đại sứ tới thăm Little Saigon. Ông nói tất cả những người có mặt trong ngày hôm nay đều có chung một mối quan tâm lớn: nhân quyền cho Việt Nam. Năm nay có nhiều cột mốc quan trọng đối với cộng đồng, trong đó có 40 năm kỷ niệm ngày Quốc Hận 30/04. 40 năm đã trôi qua, lẽ ra là lúc để khép lại quá khứ, nhìn tương lai tốt đẹp đến với Việt Nam. Tuy nhiên thực trạng ở Việt Nam thì ai cũng thấy. CSVN tiếp tục vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, trong khi vẫn mong muốn có được sự hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Đây là dịp để ông đại sứ có dịp lắng nghe ý kiến của những người gốc Việt về tình hình của tổ quốc Việt Nam, và truyền thông điệp này đến chính quyền Hà Nội.

Làm sao chúng ta có thể thay đổi được thực trạng tại Việt Nam, buộc chính quyền Hà Nội phải tôn trọng dân chủ, nhân quyền? Câu hỏi này được Dân Biểu Ed Royce đặt ra, và chính ông cũng đưa ra một số giải pháp. Ông nhớ lại những biến chuyển chính trị ở Đông Đức vào cuối thập niên 80, dẫn đến sự sụp đổ của cả một hệ thống cộng sản Đông Âu. Các đài phát thanh tự do, làn sóng của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA đã tác động mạnh đến nhận thức chính trị của người dân Đông Đức thời đó, tạo nên một môi trường dân chủ trong nước, dẫn đến sự sụp đổ ngoạn mục của bức tường ô nhục Bá Linh. Việt Nam hôm nay cũng đang và sẽ thay đổi bằng cách tác động này. Phải buộc chính quyền CSVN phải tôn trọng tự do internet, dùng Đài Á Châu Tự Do (RFA), VOA, các mạng thông tin xã hội tác động lên nhận thức chính trị của người dân Việt Nam. Kết quả đã có thể thấy trước mắt: 92% người dân Việt Nam khi được hỏi ý kiến muốn Việt Nam có quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Rất ít người muốn có quan hệ với Trung Cộng. Vì sao vậy? Bởi vì người dân Việt Nam cũng nhìn thấy những giá trị căn bản của Hoa Kỳ từ ngày lập quốc: tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do báo chí… Về việc Việt Nam gia nhập TPP, ông Ed Royce tin rằng Việt Nam buộc phải thay đổi, và những thay đổi này là thuận lợi hơn cho một môi trường dân chủ trong nước.

Chính Dân Biểu Loretta Sanchez là người đã nhắc lại tiền lệ “đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đến gặp gỡ cộng đồng người VIệt Little Saigon”, đã có từ năm 1997. Bà còn nhớ lúc đó ông đại sứ là Pete Peterson. Và từ đó đến nay, đã qua bao nhiêu đời đại sứ. Bà phải công nhận một sự thật rằng, cho dù bà cùng các đồng sự và cộng đồng người Việt ở Mỹ luôn tạo sức ép với CSVN, sự tiến bộ về dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam là rất ít trong suốt gần 20 năm qua. Mỗi lần chính quyền CSVN cần được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế- thí dụ như khi Việt Nam xin gia nhập WTO- họ sẽ nhượng bộ một chút về dân chủ, nhân quyền. Nhưng sau đó thì đâu lại vào đó! Nói dối, nuốt lời hứa vẫn là bản chất của CSVN! Đó là lý do mà bà cùng nhiều cử tri gốc Việt bắt đầu mất kiên nhẫn, mất niềm tin trước những nhượng bộ hiện nay của CSVN, khi họ đang xin xỏ để được tham gia vào Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bà không quên nhắc nhở mọi người một hình ảnh rất đáng xấu hổ về nhân quyền của chính quyền CSVN tại Hải Dương, hiện vẫn còn đang xôn xao dư luận trên các trang mạng xã hội: một người phụ nữ nông dân bị xe ủi cán qua người, khi đang ngăn cản việc chính quyền cướp đất của bà để xây dựng khu công nghiệp. Một đối tác của Hoa Kỳ không thể hành xử man rợ, kém nhân quyền như vậy! Về quan điểm làm sao để thay đổi tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, bà cũng nhắc đến việc đòi hỏi chính quyền CSVN phải tôn trọng quyền tự do internet của người dân, đặc biệt là của giới trẻ. Bà rất quan tâm đến thế hệ những người trẻ tuổi trong nước Việt Nam, những người mà bà tin rằng sẽ làm thay đổi vận mệnh đất nước mình.

Trong phần phát biểu ngắn gọn của mình, Dân Biểu Dana Rohrabacher cũng đề nghị một số việc làm cụ thể, mà chính phủ Hoa Kỳ nên thúc giục Việt Nam thực hiện, để có những sự tiến bộ có thể đo lường được trong thời gian tới. Thí dụ danh sách của một số tù nhân mà họ phải thả ngay và vô điều kiện. Kế tiếp là ép họ phải thay đổi bộ luật về tôn giáo, để thực hiện quyền tự do tôn giáo tốt hơn. Rồi đến việc công nhận vai trò của báo chí độc lập, để tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Yêu cầu từng bước và cụ thể như vậy, hy vọng mới có thể buộc CSVN phải nhượng bộ những gì mà họ đã hứa.

Trong phần phát biểu của mình, ông Đại Sứ Ted Osius đã nói rất rõ bằng “tiếng Việt giọng Bắc” của mình: “…tôi lạc quan về vấn đề nhân quyền của VIệt Nam…”. Ông nói rằng bản thân ông, và các nhân viên của toà Đại Sứ Hoa Kỳ đều là những “viên chức của nhân quyền” (human right officer). Nhân quyền là một giá trị của Hoa Kỳ. Ông chào cựu tù nhân lương tâm Điều Cày ngồi trong khán phòng, và nhắc lại sự tự do của D(ếu Cày cũng nhờ vào nỗ lực can thiệp của toà Đại Sứ Hoa Kỳ. Ông cũng không bằng lòng với cách hành xử của CSVN, khi trục xuất các nhà đấu tranh dân chủ ra khỏi nước, như một hình thức “xuất khẩt rắc rối” sang Mỹ! Để thay đổi tình trạng này, cần phải ép chính quyền CSVN thay đổi hệ thống pháp luật. Phải thay đổi luật hình sự để không được bắt người tuỳ tiện, thay đổi luật tôn giáo để không được quyền đàn áp tôn giáo. Ông luôn luôn đề nghị với chính quyền CSVN về những vấn đề này mỗi khi có dịp. Tổng thống Obama cũng đã thẳng thắn yêu cầu Nguyễn Phú Trọng thực hiện những vấn đề này trong cuộc gặp tại Toà Bạch Ốc. Ông tin tưởng rằng TPP sẽ là một công cụ để buộc Việt Nam phải thay đổi để được gia nhập.

Ông Ted Osius nói rằng ông có lý do để lạc quan về tình hình nhân quyền Việt Nam. Nhìn lại 20 năm trước, nhân quyền Việt Nam gần như là không có gì. Ngày hôm nay, 40 triệu người Việt sử dụng internet. 30 triệu người sử dụng mạng xã hội Facebook để bày tỏ quan điểm của mình. 200 ngàn người truy cập vào trang web của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, để tiếp cận đến những giá trị dân chủ tự do của Hoa Kỳ. Sắp tới đây, Đại Học Fulbright Việt Nam sẽ được giảng dạy những kiến thức tiến bộ của Hoa Kỳ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị cho sinh viên Việt Nam ngay tại Việt Nam. Ông nhắc lại con số 92% người Việt khi được hỏi ý kiến muốn chính phủ Việt Nam phải thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ. Đây không phải là những con số lạc quan hay sao? Ông Ted Osius nhấn mạnh rằng công việc của ông đòi hỏi sự lạc quan để thực hiện. Ông vẫn đang nỗ lực làm, cho dù biết là rất khó khăn để có được những tiến bộ tại Việt Nam. Ông mong mọi người hãy có cái nhìn dài hạn và lạc quan trong công việc khó khăn này.

Sau đó ông đại sứ đã trả lời nhiều câu hỏi khác nhau của cộng đồng. Một câu hỏi đáng nhớ, và cũng là câu hỏi sau cùng: nãy giờ mọi người đã đặt ra nhiều điều cụ thể cần chính quyền CSVN phải thực hiện. Vậy năm sau ông có thể sang lại bên đây, để báo cáo lại những tiến bộ cụ thể đã đạt được không? Vẫn bằng tiếng Việt giọng Bắc, ông đại sứ đã trả lời rằng: “… Tôi hy vọng sẽ có nhiều tiến bộ…năm tới tôi sẽ trở lại…. Thật là vinh dự được sang đây để thảo luận cùng quí vị….”.

Hẹn gặp lại ông đại sứ trong năm tới, với những tin vui về nhân quyền cho Việt Nam….

UserPostedImage

SBTN
xuong  
#3 Đã gửi : 17/07/2015 lúc 07:51:55(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Câu chuyện trong tuần: Đại sứ Ted Osius và chiếc “Thẻ nhân quyền”
UserPostedImage
Đại Sứ Ted Osius rút thẻ “nhân quyền” trong túi ra, trong buổi nói chuyện với cộng đồng Việt Nam ở Little Saigon hôm 12/7. Photo courtesy of Người Việt/Dân Huỳnh

“Câu chuyện trong tuần” kỳ này Mặc Lâm sẽ cùng khách mời của chương trình là nhà báo Đỗ Dzũng, Tổng thư ký nhật báo Người Việt tại Nam California người đã tham dự cuộc họp báo do Đại sứ Ted Osius tổ chức nói về quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam sau chuyến công du của ông TBT Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ.

Nhân quyền tại VN sẽ phải thay đổi?
Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà báo Đỗ Dzũng. Anh đã trực tiếp dự cuộc họp báo của Đại sứ Ted Osius tổ chức tại Little Saigon, xin anh cho biết cuộc họp lần này có được người Việt cũng như truyền thông Việt ngữ tại California quan tâm hay không?

Đỗ Dzũng: Chiều Chúa nhật ngày 12 tháng 7 vừa rồi tại Le-Jao Center rất là đông người. Có thể nói người tham dự ngồi kín hết phòng họp. Ngoài ông Ted Osius ra còn có nhiều vị dân cử địa phương, đặc biệt có 4 vị dân cử liên bang đó là Dân biểu Ed Royce Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, bà dân biểu Loretta Sanchez ông dân biểu Alan Lowenthal và dân biểu Dana Rohrabacher. Cuộc họp diễn ra khoảng hai tiếng đồng hồ trong đó có phần hỏi và trả lời. Ông Ted Osius nói về chính sách giữa Mỹ và Việt Nam đã quan hệ trong hai mươi năm qua cũng như các ngày sắp tới.

Sau đó ông có cuộc gặp riêng với báo giới tại Việt Nam kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ thì cũng có mặt ba vị dân cử ngoại trừ bà Sanchez đi về vì có việc có ba người là ông Ed Royce, ông Alan Lowenthal và ông Dana Rohrabacher. Nói chung buổi gặp gỡ diễn ra từ 1 giờ 30 tới 5 giờ chiều.

Mặc Lâm: Theo chúng tôi được biết thì Đại sứ Ted Osius rất lạc quan khi cho rằng nhân quyền tại Việt Nam sẽ phải thay đổi. Anh có thêm chi tiết gì về phát biểu này thưa anh?

Đỗ Dzũng: Thực sự thì chúng ta không biết nó sẽ thay đổi như thế nào nhưng qua những gì tôi quan sát ông ấy nói thì tôi nghĩ điều ông nói có thể là đúng. Ông ấy khẳng định như thế này: những gì mà Hoa Kỳ cố gắng không bảo đảm được Việt Nam sẽ thay đổi về nhân quyền trong những ngày tới nếu Hoa Kỳ không dấn thân không engage (tham gia) hay không có tiếng nói.
Hoa Kỳ hy vọng khi engage Việt Nam vào quan hệ buôn bán giao thương giữa hai nước cũng như thừa nhận lẫn nhau thì Hoa Kỳ hy vọng sẽ nói được tiếng nói trong đó, còn nếu không thì người khác sẽ nhảy vào nói tiếng nói của họ. Ông nói với vai trò đại sứ của ông, với quan hệ Việt Nam Hoa kỳ trong hai mươi năm qua thì ông là người đầu tiên làm nhân viên tòa đại sứ tại Việt Nam dưới thời ông Pete Peterson cho nên ông tự tin cho rằng Việt Nam sẽ có thay đổi bởi những gì ông đã thấy trong thời gian qua.

Ông dẫn chứng như thế này: cách đây 20 năm khi Hoa Kỳ quan hệ với Việt Nam thì người Việt không có Internet, không có các tổ chức xã hội dân sự bây giờ đã có 40 triệu người sử dụng Internet cũng như Facebook và đã có hàng chục tổ chức xã hội dân sự thì đó là điều mà ông nói rằng có thay đổi. Về mặt nhân quyền ông nói có thay đổi một chút mặc dù chưa đạt yêu cầu nhưng ông nói rằng nếu Hoa Kỳ không dấn thân vào thì coi như không thể làm gì được. Ông nói nếu ông không tận dụng cơ hội này thì không hoàn thành nhiệm vụ đại sứ của ông.

Ông dẫn chứng giao thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian qua và sắp tới. Chẳng hạn như thương mại hai bên năm nay dã đạt mức 36 tỷ đô la so với 20 năm trước chỉ có 500 triệu đô la và ông nói năm tới nó sẽ lên 40 tỉ đô la. Mặc dù có thâm thủng giữa hai bên Hoa Kỳ bán hàng qua Việt Nam ít hơn là Việt Nam bán cho Hoa Kỳ nhưng vừa rồi Hoa Kỳ đã ký bán cho Việt Nam máy bay và động cơ máy bay cho Việt Nam Airlines cũng như Vietjet Air giá 13 tỉ đô la và tạo ra rất nhiều việc làm cho Hoa Kỳ.

Đó là những điều ông hy vọng và ông bảo rằng nếu chúng ta không làm thì chúng ta sẽ không có cơ hội. Ông nói rằng những quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không chỉ quan hệ giữa hai chính phủ mà là quan hệ giữa hai người dân. Ông cũng nhắc tới chuyện có tới 17 ngàn sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ cũng như lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chấp nhận cho Hoa Kỳ mở đại học Fulbright tại Sài Gòn trong những ngày tới. Chúng ta biết trước giờ Hoa Kỳ đã mất tới 15 năm để vận động cho việc này bởi vì Việt Nam luôn coi việc đưa văn hóa giáo dục vào Việt Nam là diễn biến hòa bình mà bây giờ Việt Nam đã chấp nhận thì đó là cái mà ông dẫn chứng ra.

Mong giá trị Mỹ được người Việt đem về nước
Mặc Lâm: Theo anh dưới cái nhìn của một nhà báo, qua tất cả những điều mà ông đại sứ nói ngoại trừ nhân quyền mà ta vừa nghe thì câu hỏi nào mà báo chí cũng như người tham dự đặt ra cho ông ấy anh cho là ấn tượng nhất?

Đỗ Dzũng: Tôi nghĩ có một câu hỏi ấn tượng nhất đó là khi chị Hà Giang của báo Người Việt hỏi về vấn đề kết nghĩa với các thành phố tại Hoa Kỳ và Việt Nam. Chị Hà Giang cho rằng các thành phố Hoa Kỳ là thành phố theo chế độ dân chủ trong khi các thành phố của Việt Nam theo chế độ cộng sản không có nhân quyền và dân chủ thì tại sao chúng ta lại kết nghĩa? Ông Ted Osius nói thẳng là ông ấy nghĩ là phải kết nghĩa bởi vì càng kết nghĩa nhiều thì người dân qua lại không những trao đổi giữa con người, hàng hóa mà còn trao đổi tư tưởng. Khi ấy giá trị của Mỹ nó sẽ được người Việt Nam đem về nước để từ đó thay đổi xã hội và có thể thay đổi luôn thể chế.

Chẳng hạn như trong thời gian qua có tới 6 - 7 Ủy viên Bộ chính trị Việt Nam sang Hoa Kỳ và sắp tới đây sau chuyến đi của ông Trọng còn những chuyến đi khác nữa. Chính những cái đó nó làm cho giới lãnh đạo Việt Nam thay đổi. Ông ủng hộ chuyện người qua lại càng nhiều càng tốt nhưng mà vấn đề nhân quyền vẫn là vấn đề then chốt trong quan hệ Việt Mỹ.

Và có một người đặt câu hỏi ấn tượng thứ hai là về vấn đề hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí toàn bộ cho Việt Nam thì ông nói bây giờ Hoa Kỳ chỉ bỏ một phần nào thôi và ông luôn luôn nói với các lãnh đạo Việt Nam rằng nếu quý vị không cải thiện nhân quyền một cách đáng kể thì không có chuyện bán vũ khí, hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí. Tôi nghĩ đó là hai điều mà tôi cho là ấn tượng nhất.
Mặc Lâm: Câu hỏi cuối cùng theo anh qua cuộc họp báo này dư luận truyền thông cũng như người tham dự đánh giá cách ông Ted Osius đặt vấn đề cũng như trả lời các câu hỏi được đánh giá ra sao?

Đỗ Dzũng: Tôi có nói chuyện với nhiều phóng viên các nhà báo cũng như một số người thì có thể nói là họ khá hài lòng với ông Ted Osius này. Bởi vì qua tài ăn nói của ông, nhà ngoại giao thì đương nhiên ăn nói giỏi, điều thứ hai là ông nói tiếng Việt cũng khá khiến nhiều người thích. Đặc biệt là so với các vị tiền nhiệm của ông tức 5 vị đại sứ khác thì ông này gần như không từ chối một buổi gặp gỡ nào hết.

Ông đi gặp rất nhiều người, ngay tối Thứ Sáu ông gặp blogger Điếu Cày qua ngày Thứ Bảy ông gặp 8 đảng phái chính trị trong cộng đồng Việt Nam rồi ngày hôm sau Chúa Nhật, buổi sáng ông đến đài SBTN, đến chùa Phật Quang của văn phòng II Viện Hóa Đạo, gặp gỡ cộng đồng, gặp gỡ báo chí, gặp Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn. Hôm sau ông gặp Hội đồng Liên tôn, gặp giám sát viên Andrew Đỗ gặp cả Phòng thương mại Việt Mỹ…nói chung không từ một chỗ nào cả. Đó là điều làm người ta hài lòng nhất.

Đặc biệt khi họp báo ông trả lời rất bình tĩnh và nói rõ đường lối của người Mỹ trong những ngày qua và ông cũng rút ra cái thẻ trong người ông là Thẻ nhân quyền, ông bảo khi ông đi đâu thì cũng mang cái thẻ này và tất cả nhân viên của ông cũng vậy. Nó luôn nhắc nhở ông luôn đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam.

Đây là điểm đặc biệt mà từ trước tới giờ cả 5 vị đại sứ tiền nhiệm của ông không có được. Chúng tôi cũng nghĩ rằng một phần nữa là ông nói được tiếng Việt, ông biết nấu ăn và từng ở Việt Nam lâu năm. Những cái đó gây được thiện cảm của người Việt Nam thưa anh.

Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà báo Đỗ Dzũng.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 17/07/2015 lúc 07:53:08(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.196 giây.