logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/07/2015 lúc 08:06:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,791

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một ngưới Trung Quốc lo ngại nhìn vào giá của cổ phiếu (màu đỏ cho giá cả tăng cao và màu xanh lá cây cho giá xuống) tại một trung tâm môi giới chứng khoán ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang phía đông của Trung Quốc, 19 Tháng sáu 2015.

Sự tuột dốc của thị trường chứng khoáng Trung quốc đã được dừng lại bởi nhiều biện pháp can thiệp của chính phủ Bắc Kinh. Sự ổn định, phát triển, hay suy sụp của nền kinh tế Trung quốc là đầu đề của những bàn luận kinh tế chính trị trong thời gian gần đây. Sau đây là ghi nhận của Kính Hòa ý kiến của một số nhà quan sát người Việt trong và ngoài nước về vấn đề này.

Chưa hay không sụp đổ?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế ở Hà nội đánh giá về kinh tế Trung quốc:

“Việc nền kinh tế Trung quốc gặp khó khăn thì cái đó chúng ta đã biết rồi. Còn Trung quốc thì tôi nghĩ là họ sẽ tìm cách họ chèo chống. Tôi không nghĩ là nền kinh tế Trung quốc sẽ sụp đổ như một số dự đoán. Họ có thể sẽ gặp khó khăn, và trong lịch sử Trung quốc thì có những thời kỳ họ gặp khó khăn hết sức gay gắt nhưng họ vẫn vượt qua được.”

Nhà báo Ngô Nhân Dụng hiện sống tại Mỹ thì cho rằng nếu có cuộc khủng hoảng kinh tế ở Trung quốc thì chưa phải là lúc này, lúc mà mọi người chứng kiến sự chao đảo của thị trường chứng khoáng Trung quốc. Ông nói:

“Bên Trung quốc, thị trường chứng khoáng có hoạt động nhưng mà chỉ có 10% hay nhiều nhất là 15% người Trung Hoa có dính dáng đến chuyện mua cổ phần. Thành ra những người đó mất tiền chỉ là một phần nhỏ của xã hội Trung hoa.”

Việc nền kinh tế Trung quốc bị giảm tốc độ tăng trưởng đã được nhiều người nói đến trong hai năm qua. Theo Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á Thái Bình Dương ở Hawaii, thì có thể là Trung quốc đang đi đến giai đoạn phát triển chậm lại, như những quốc gia phát triển trước Trung quốc ở Đông Á là Nhật bản và Hàn quốc. Tuy nhiên ông Lâm cho biết thêm là điều khác biệt lớn giữa Trung quốc với hai quốc gia kia là sự cấu kết giữa giới làm ăn với nhà cầm quyền ở Nhật và Hàn quốc không nhiều như bên Trung quốc.

Ông Vũ Hồng Lâm nói về mô hình chính trị kinh tế của Trung quốc:

“Đó là một chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo. Nhưng có một nền kinh tế tư bản, cho nên cuối cùng là đảng cộng sản làm kinh tế, đảng cộng sản làm tư bản, và nó kiểm soát tất cả các nguồn lực kinh tế, lấy ví dụ như các nhà băng. Đều là ngân hàng quốc doanh cả, và họ có rất nhiều tiền. Người dân Trung quốc tiết kiệm để trong nhà băng, nhà băng có tiền rồi thì vung ra, cho các giới, cho mọi người đi vay. Thì cũng giống như Việt nam là anh nào chạy được thì được vay. Vay vào có vốn rồi thì vung ra đầu tư, bất cần có hiệu quả hay không. Vấn đề ở Trung quốc là sự đầu tư quá mức nhưng không để ý nhiều đến vấn đề hiệu quả.”

Vấn đề tiền của nhà nước, hay đúng hơn là tiền thuế của toàn dân chỉ được các ngân hàng nhà nước sử dụng cho vay làm kinh tế cũng được nhà báo Ngô Nhân Dụng đề cập đến. Theo ông thì những người lãnh đạo Trung quốc cũng có một kế hoạch lớn để cải tổ nền kinh tế của mình theo hướng thị trường hoàn toàn, loại bỏ đi sự can thiệp của nhà nước. Tuy nhiên qua cuộc khủng hoảng chứng khoáng trong các tuần lễ cuối tháng sáu cho thấy là dự án đó có khả năng thất bại. Ông Ngô Nhân Dụng nói:

“Khi mà người ta nhìn vào các phản ứng của chính quyền Trung quốc ngăn không cho thị trường sụp thì người ta thấy có hai mối nguy. Mối nguy thứ nhất là tất cả các biện pháp đó đều trái với qui tắc sinh hoạt của thị trường. Tức là chính quyền đã làm những việc mà ở các nước có thị trường chứng khoáng và kinh tế thị trường không ai làm cả. Cái đó đưa đến hậu quả thứ hai là với những biện pháp như vậy chính quyền Trung quốc đang thụt lùi, đang lùi bước trong việc thực hiện cái kế hoạch gọi là cải tổ của họ.”

Ông có kể ra những biện pháp phi thị trường mà chính quyền Trung quốc đã sử dụng khi chứng khoáng bị tuột giá, như là bơm tiền của nhà nước, hay là cấm không giao dịch cổ phiếu. Như vậy người ta không thấy cổ phiếu bị tuột giá nữa nhưng thực chất là không còn tồn tại thị trường vì không có mua bán.

Một nhà quan sát nước ngoài là ông Ian Bremmer của tổ chức tư vấn Á Âu cũng nói là dường như dự án cải cách nền kinh tế Trung quốc được các nhà lãnh đạo nước này dày công xây dựng trong ba năm qua đã đổ vỡ.

Từ đó nhiều người cũng dự đoán là để giữ vững ổn định chính trị thì có thể là Trung quốc sẽ vẫn tiếp tục là quốc gia sản xuất hàng giá rẻ và nhắm vào xuất khẩu với sự chi phối lớn của nhà nước như trong mấy chục năm qua.

Nhưng theo Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm thì sự phát triển của Trung quốc trong mấy chục năm qua có tiềm ẩn nhiều rủi ro:

“Theo tính toán của tôi thì độ năm năm nữa thôi thì Trung quốc sẽ chấm dứt thời kỳ tăng trưởng cao chuyển qua tăng trưởng trung bình và thấp. Tức là độ khoảng 4% một năm thôi, thay vì 8% như hiện nay. Trung quốc đang ở trong thời kỳ giảm tốc, và khi giảm tốc như vậy thì không tạo ra nhiều cơ hội cho kinh doanh như trước đây nữa. Tất cả những vấn đề ứ đọng từ bao nhiêu năm nay sẽ bung ra, và không loại trừ khả năng là trong vòng năm năm, 10 năm tới Trung quốc sẽ rơi vào một cuộc đại khủng hoảng kinh tế rất to lớn.”

Việt nam sẽ ra sao nếu Trung quốc suy sụp?
Điều mà nhiều nhà quan sát đồng ý với nhau khi trả lời câu hỏi này là Việt nam sẽ hứng chịu sự xâm nhập ồ ạt của hàng hóa mà Trung quốc bán tống bán tháo. Một số người thì nhìn thấy là trong đống hàng hóa giá rẻ đó có thể có những nguyên liệu mà Việt nam cần cho việc sản xuất, vì thế có thể chuyển những ảnh hưởng tiêu cực thành điều có lợi. Tuy nhiên trong viễn cảnh gia nhập tổ chức hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt nam có thể sẽ phải bị bắt buộc sử dụng nguồn nguyên vật liệu của các quốc gia thành viên trong một số lãnh vực, trong khi Trung quốc không phải là thành viên của TPP.

Trả lời câu hỏi này ông Ngô Nhân Dụng nói nếu điều đó xảy ra thì cả thế giới sẽ bị ảnh hưởng, còn Việt nam chỉ là một phần nhỏ trong sự ảnh hưởng ấy. Nhưng ông cũng e ngại là khi bị khủng hoảng thì người Trung quốc sẽ dùng nhiều biện pháp bất chính để xâm nhập Việt nam.
Theo RFA
song  
#2 Đã gửi : 21/07/2015 lúc 08:46:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,791

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vì Sao Cách Mạng Ở Trung Quốc Đã Thực Sự Bắt Đầu?

Là một tổ chức được thành lập để không ngừng làm cách mạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc mỉa mai thay lại sợ điều đó. Nhưng cách mạng lại đang được tiến hành ở Trung Quốc, và đây là xu thế không thể đảo ngược.

Một trong những mâu thuẫn chủ yếu của chế độ hiện nay là mối quan hệ giữa hệ tư tưởng nền tảng và thực tế xã hội. Học sinh Trung Quốc phải tham gia vào những bài học chính trị về tư tưởng Mác xít (hoặc ít nhất là sự vận dụng tư tưởng Mác xít của Đảng Cộng sản Trung Quốc), Tư tưởng Mao Trạch Đông, học thuyết của Đặng Tiểu Bình và của những lãnh đạo khác của Đảng.

Thực tế, tầng lớp giàu có và nắm quyền ở Trung Quốc được đảm bảo đặc quyền khi duy trì hệ tư tưởng của Mác và Mao Trạch Đông. Đó là một dạng bảo hiểm chính trị cùng với Đảng Cộng sản, và là điểm tựa cho tính chính thống của chế độ.

Nhưng với người nghèo – chiếm khoảng 60% trong 1,4 tỉ dân của Trung Quốc – học thuyết của Đảng mang lại những lợi ích hết sức hạn chế. Và khoảng cách giàu nghèo sẽ luôn tăng khi những tỉ phủ tiếp tục tước đoạt vô độ của cải của xã hội, trong khi người nghèo bị ngăn cản tiến lên những bậc thang xã hội – và đây là một cấu trúc bất biến trong gần 20 năm qua.

Theo học thuyết Mác xít chính thống, Đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã biến chất thành giai cấp tư sản bóc lột, vốn là mục tiêu chính của cách mạng vô sản. Người dân ở dưới đáy xã hội giờ đây có quyền lật đổ Đảng Cộng sản, tổ chức chuyên chế tệ hại nhất trong lịch sử.

Trong khi học thuyết tư tưởng của Đảng hiện có tác dụng như một con dao hai lưỡi, Trung ương Đảng sẽ không bao giờ từ bỏ nó. Cựu lãnh đảo Đảng Đặng Tiểu Bình mở cửa nền kinh tế và tiến hành những cải cách khác nhưng ông ta chưa bao giờ chối bỏ chủ nghĩa Mác và Tư tưởng Mao Trạch Đông.

Mong muốn có một lãnh đạo cách mạng

Người dân Trung Quốc muốn một cuộc cách mạng nhưng không phải kiểu cách mạng của chủ nghĩa Mác. Họ đã từ bỏ vũ khí lý luận của chủ nghĩa Mác, và thay thế bằng những giá trị dân chủ phổ quát.
Một số tìm kiếm cách mạng dân chủ toàn diện: tự do ngôn luận, tự do hội họp phải được công nhận ngay lập tức. Những người khác hi vọng lật đổ Đảng Cộng sản, cho phép mọi người tiếp cận bình đẳng với của cải, và muốn giữ hiến pháp của đảng dưới danh nghĩa duy trì “sự ổn định xã hội”. Nhóm sau thể hiện nguyện vọng với khẩu hiệu “ cách mạng dân chủ”, nhưng gần như chắc chắn họ là những người có liên hệ với chế độ.

Mặc dù ngày càng có nhiều học thuyết cách mạng và nhiều nhóm quần chúng có tiềm năng tham gia – chỉ cần lướt qua Twitter và Weibo là đã có thể tìm thấy nhiều bài viết bày tỏ mong muốn cách mạng – vấn đề còn lại là chưa có một tổ chức hay một lãnh tụ nào có thể lãnh đạo cuộc cách mạng này. Vì nếu tra cứu lịch sử thành lập của Đảng Cộng sản thì có thể thấy rằng Đảng có sự nhạy cảm một cách cực đoan với các tổ chức.

“Theo dõi, giải tán, bắt giữ” – đó là chính sách mà Đảng Cộng sản kiềm chế bất kỳ tổ chức nào ở Trung Quốc. Để đạt được mục đích này, những kẻ báo tin được cài vào những câu lạc bộ sách, các tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học; các tổ chức dân sự và tổ chức hỗ trợ phi chính phủ của nước ngoài, ví dụ tổ chức Sáng kiến Mở rộng Hiến pháp và Thư viện Nông thôn Trung Quốc, đã bị đóng cửa; và các nhà hoạt động – thậm chí còn ít được biết đến như Hứa Chí Vĩnh, Ngô Cam, và những người khác – bị bắt giữ, và bị hạn chế tự do sau khi được phóng thích.

Không thể ngăn cản

Bất chấp mọi kiểm duyệt nghiêm ngặt, Đảng Cộng sản vẫn thất bại trong việc ngăn chặn một nhà lãnh đạo chính trị khởi xướng một cuộc cách mạng trong quần chúng nhân dân.

Cựu quan chức Bạc Hi Lai từng là một nhân vật nổi tiếng của đại chúng khi ông ta điều hành Trùng Khánh từ năm 2007 đến 2012. Ông Bạc tuyên truyền tư tưởng cánh tả của Mao Trạch Đông và khởi xướng những chiến dịch theo phong cách của Cách mạng Văn hóa như “hát những ca khúc đỏ và đập tan các băng đảng đen”, nhất thời chấn hưng tinh thần cộng sản bị trì trệ trong quần chúng nhân dân ở Trùng Khánh. Nhiều Đảng viên và người dân bị thuyết phục bởi tài hùng biện của ông Bạc và tin rằng ông ta là vị lãnh đạo sẽ bảo vệ lợi ích của họ.

Bởi vì Đảng Cộng sản không chấp nhận đấu tranh nội bộ, nên khi danh tiếng của ông Bạc đang đi lên lãnh đạo Tập Cận Bình đã thanh trừng ông Bạc vì có “ hành vi vô tổ chức” và tham nhũng.

Nhưng ông Tập không thể dập tắt hi vọng này một cách triệt để. Quần chúng nhân dân đã trải qua cảm giác đi theo một nhà lãnh đạo nổi tiếng và có sức hút, và phong trào cách mạng này đã sẵn sàng xuất hiện tại bất cứ thời điểm nào.

Cuối triều Thanh

Kể từ khi giải Nobel Hòa bình được trao cho nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) năm 2010, Đảng Cộng sản khước từ triệt để mọi cải cách, và Bắc Kinh đặc biệt nhạy cảm với bất cứ ám chỉ nào liên quan đến “cách mạng”.

Ấn phẩm ngày 14 tháng 6 năm nay của Nhân dân Nhật báo có 5 bài viết nhấn mạnh mối nguy hại sâu sắc của “những cuộc cách mạng màu” – là những phong trào dẫn đến sự lật đổ những chính phủ áp bức nhân dân – và cho rằng hệ thống dân chủ không thể cưỡng bức áp dụng vào Trung Quốc. Các bài viết nói rằng Trung Quốc phải cảnh giác với sự xâm nhập và lan rộng của “cách mạng màu”, của các lực lượng phương Tây “thù địch” chưa bao giờ từ bỏ ý định phá hoại và lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc, và Trung Quốc phải xóa bỏ niềm tin “mê tín” vào chế độ phương Tây và Tây phương hóa.

Chính quyền Trung Quốc vẫn duy trì chiến lược sử dụng tiền để mua và tăng cường “ổn định xã hội” nhưng nó sẽ không hiệu quả khi kinh tế Trung Quốc bị trì trệ và thất nghiệp đang trở thành một vấn đề nhức nhối của xã hội. Thực tế, cụm từ “ cách mạng” bắt đầu xuất hiện trên mạng Internet của Trung Quốc với tần suất tăng dần.

Một xu hướng cách mạng đã bắt đầu. Tình hình vẫn chưa tiến xa vì sự cảnh giác cao độ của Đảng trong việc theo dõi và đàn áp những ý kiến bất đồng

Đảng Cộng sản Trung Quốc nên nhún nhường để bảo đảm sự an toàn và nếu họ suy nghĩ cho lợi ích tương lai của đất nước. Nếu không, Đảng sẽ đối mặt với hai cuộc cách mạng có khả năng xảy ra: một cuộc cách mạng màu được lãnh đạo bởi tầng lớp trung lưu và trí thức lãnh đạo, hoặc một cuộc cách mạng bạo lực, bạo động vô sản với nòng cốt là tầng lớp nhân dân nghèo.

Liệu Trung Quốc có còn cơ hội để cải thiện? Có lẽ là không. Tình hình hiện tại sẽ phát triển nhanh chóng và diễn biến tương tự như những năm cuối của triều Thanh khi cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến cai trị.

Trước những diễn biến tiếp theo

Chế độ sụp đổ khi có đảo chính, khủng hoảng tài chính, một xung đột nghiêm trọng giữa quan chức và người dân, bạo lực thường xuyên, phản kháng gây chết người hoặc một cuộc xâm lăng. Đôi khi những nhân tố này xảy ra cùng một lúc.

Nhân tố dễ thúc đẩy cách mạng nhất ở Trung Quốc là khủng hoảng tài chính. Trung Quốc đã ban hành một vài chính sách tài chính để cứu vãn thị trường chứng khoán, nhưng hiệu quả từ những chính sách này vẫn cần được xem xét. Tình trạng nền kinh tế thế giới là cực kỳ khó đoán, và có thể gây ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc.

Trong khi đó, xu thế cách mạng vẫn tiếp tục – chậm rãi nhưng chắc chắn. Xã hội Trung Quốc đang bị xói mòn, vì nhà nước sử dụng bừa bãi những nguồn lực xã hội, tạo ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp, và suy đồi đạo đức. Theo thời gian, cách mạng trong nhân dân lớn dần lên, và chờ cơ hội để bùng phát.

Ai là người chịu trách nhiệm cho tình trạng này? Tất nhiên là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trật tự xã hội bình thường bị đảo lộn khi Đảng Cộng sản xóa bỏ sự tư hữu, chuyển từ tư hữu sang công hữu. Sử dụng tài nguyên quốc gia để thúc đẩy công hữu, những gia đình “đỏ” và các quan chức nhanh chóng trở thành những triệu phú và tỉ phú, trong khi Trung Quốc trở thành quốc gia có nhiều người sống trong nghèo khổ nhất và cũng là quốc gia có nhiều người giàu có dựa trên bóc lột người nghèo nhất.

Lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc là những năm tháng nô dịch và lừa dối nhân dân, cũng như đàn áp và tiêu diệt những ý kiến bất đồng. Đảng không muốn bất cứ ai dùng bạo lực cách mạng để lật đổ nó, cho dù học thuyết của Đảng Cộng sản là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng bạo lực cách mạng. Và bất chấp Đảng mong muốn như thế nào, cách mạng ở Trung Quốc đã bắt đầu.

He Qinglian
DK Lam dịch

Nguồn: http://vietdaikynguyen.c...quoc-da-thuc-su-bat-dau/

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.117 giây.