logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/07/2015 lúc 06:48:37(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Từ trái tiến sĩ Trần Trường Thuỷ, tiến sĩ Wu Shicun, cố vấn cấp cao Châu Á Bonie Glasser, ký giả BBC Bill Hayton và tiến sĩ Scott Kennedy tại CSIS ngày 21 tháng 7, 2015

Mặc Lâm một lần nữa mời Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn quan hệ quốc tế tại Đại học George Mason trình bày những diễn biến mới nhất trong vấn đề Biển Đông chắc chắn đang được chúng ta quan tâm nhất.

Mặc Lâm: Kính thưa Giáo sư được biết ông vừa tham dự hội nghị Biển Đông được Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh trong tuần trước, xin ông cho biết quan điểm của học giả Trung Quốc có gì đáng chú ý hơn khi họ tham dự các hội nghị tương tự ở nước ngoài?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Không có khác biệt đáng kể. Nói chung, tất cả đều bênh vực lập trường của chính quyền TQ, nhưng họ khác nhau về mức độ và cách bênh vực. Họ đều chống việc Phi Luật Tân kiện TQ trước Tòa án Trọng tài quôc tế, nhưng có người như giáo sư Yee Sienho, thuộc Viện Nghiên Cứu Biên Giới và Hải dương học Trung Quốc lại ủng hộ thủ tục điều giải (conciliation), một phương thức giải quyết tranh chấp qua các thủ tục pháp lý được trù liệu bởi luật quốc tế. Tôi gặp ông này tại một hội nghị trước nữa ở Bắc Kinh, hồi tháng 11 năm ngoái, khi ông đề cập đến giải pháp này. Lần này, gặp lại ông ở CSIS, tôi hỏi và ông khẳng định vẫn ủng hộ thủ tục điều giải nhưng chống vụ kiện của Phi Luật Tân tại Tòa án trọng tài quốc tế.

Mặc Lâm: So với cuộc hội thảo vừa diễn ra tại CSIS mà GS là một thành viên ông thấy có sự khác biệt nào quan trọng nhất?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Cuộc hội thảo tại CSIS khác xa với cuộc hội thảo ở Bắc Kinh mà tôi tham dư cách đây hơn hai tuần. Hội nghị ở BK là cuộc hội thảo lần thứ 8 của “Cộng đồng học thuật về quan hệ quốc tế và chính trị học.” Số tham dự viên lên đến gần 1,000, phần lớn là các học giả và chuyên viên TQ, chia thành nhiều nhóm và thảo luận về các đề tài khác nhau, mà Biển Đông chỉ là một trong các đề tài thảo luận. Ở CSIS, trọng tâm hội thảo là tranh chấp Biển Đông với nhiều khía cạnh của nó. Đây là cuôc hội thảo lần thư 5 về đề tài này do CSIS tổ chức.

Vì tính cách hấp dẫn của nó, nên chỉ hai giờ sau khi loan tin đã có 400 người ghi danh, nhưng CSIS chỉ có chỗ cho 250 người cho nên cuối cùng họ phải gạt ra ngoài 500 người muốn tham dự.Vi thế, toàn thể cuộc hội thảo đều được phổ biến ngay lập tức (simulcast) trên internet để mọi người có thể theo dõi, trừ panel cuôi cùng về cuộc thảo luận thử ở Hội đồng an ninh quốc gia khi có một cuộc khủng hoảng (giả tưởng) ở Biển Đông.

Ở Bắc Kinh, tôi là diễn giả duy nhất không phải là người TQ. Ở Washington, DC, ngoài các chuyên gia Mỹ, diễn giả đến từ nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau, trong đó có 2 học giả TQ.

Ở hội nghị Bắc Kinh, lẽ tự nhiên, khuynh hướng chủ yếu là ủng hộ lập trường và chính sách của TQ. Ở CSIS lần này, khuynh hướng chủ yếu là chỉ trích TQ, nhất là việc họ gấp rút xây đá ngầm thành đảo nổi trong vòng một năm qua.

Ở CSIS, có cuộc “diễn thử khủng hoảng” (crisis simulation), những người tham dự đều là các cựu viên chức chính phủ, có người đóng vai cố vấn an ninh quốc gia, người khác đóng vai Tổng trưởng quốc phòng, Tổng trưởng ngoại giao, Giám đốc Trung ương tình báo, thuyết trình viên. Họ thảo luận để trình Tổng Thống lấy quyết định đối phó với một khủng hoảng giả tưởng trên Biển Đông. Toàn thể cuộc hội thảo được phổ biến trên internet nên ai cũng xem được. Riêng panel này vì tính cách nhạy cảm của nó, không được phổ biến trên internet.

Mặc Lâm: Việc Đô đốc tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương thị sát trên Biển Đông liên tiếp 7 giờ liền theo GS nó đưa ra thông điệp gì thưa ông?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Nó đưa ra thông điệp là Mỹ không chấp nhận những “sự đã rồi” do TQ đặt ra cho mọi người, và Mỹ nhất quyết chống lại việc đơn phương thay đổi nguyên trạng, bất chấp luật quốc tế.
Mặc Lâm: Hạ viện Nhật thông qua Đạo luật an ninh giúp cho quân đội nước này hoạt động rộng rãi và hiệu quả hơn có phải thêm một bất lợi lớn cho Trung Quốc?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Đúng vậy. Trong cuộc hội thảo, có học giả đặt câu hỏi cái gì đã khiến cho TQ áp dụng một chính sách tự gây thất bại (self-defeating) như vậy. Vì coi sự can dự càng ngày càng tăng của Nhật ở Biển Đông làm bất lợi cho TQ cho nên một học giả TQ khi đề nghị giải pháp giải quyết tranh chấp đã đề nghị không cho Nhật “can thiệp” vào vấn đề Biển Đông; họ lập luận rằng Biển Đông không đụng chạm đến quyền lợi và chủ quyền của Nhật.


Mặc Lâm: Tất cả những diễn biến này có phải là yếu tố khiến các nhà quan sát đi đến nhận định rằng phe bảo thủ Việt Nam có vẻ yếu thế hơn trước đây vì yếu tố Trung Quốc đang suy giảm?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Những hành động lấn áp của TQ đối với Việt Nam, nhất là vụ giàn khoan HD 981 năm ngoái và việc xây cất ồ ạt gần đây nhằm biến đá ngầm thành đảo nổi tạo ra sự chống đối mạnh mẽ tại VN trong quần chúng cũng như trong chính quyền. Lập trường thân TQ là một lập trương thất nhân tâm trong chính trị VN cho nên có lẽ ít người muốn bi gán cho cái nhãn hiệu thân TQ.

Nói theo cách nói của ông thì có thể nói rằng quan tâm về mối đe dọa TQ ở VN càng lớn thì ảnh hưởng chính trị của TQ ở VN càng nhỏ.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 23/07/2015 lúc 06:50:02(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.