logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/07/2015 lúc 06:59:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hôm nay tôi trở lại quảng trường Trocadero vì những bàn tay yếu ớt đang vẫy gọi từ bên kia bờ quả đất, nơi tôi gọi là quê hương. Những bàn tay nhỏ nhắn và những nụ cười; cả những dòng nước mắt. Tôi đã ngần ngại và tôi đã vượt qua sự ngần ngại ấy. Ba mươi năm có lẻ, bản thân đã thấy đủ cho mình một chút quyền về sự quên lãng! Đắng cay đã nhiều! Mất mát đã dư! Đèo bồng xét ra không còn thiếu và ngã đổ dập vùi, sỉ nhục, lăng mạ… xét thấy đã quá đủ cho chọn lựa một cuộc sống thừa qui ẩn chờ ngày tan rã vào tro bụi…

Đã từ rất lâu tôi không có mặt trong những dịp sinh hoat chính trị của người mình diễn ra ở quảng trường Nhân quyền/Trocadero Paris. Lần sau cùng tính tới hôm nay là lần Lê khả Phiêu sang Pháp năm 2000. Lần ấy tôi đến quảng trường nhân quyền vì có mặt hai người tôi kính trọng, đang chờ cho một cuộc trao đổi vội vã. Bạn tôi Nguyễn Điền Lăng sang từ Hòa Lan với mái tóc cứng đã muối tiêu và một người Hải phòng tôi mến mộ: Nguyễn chí Thiện


Từ đó đến nay, tôi thu mình vào với những tình cảm riêng của anh em tôi, những người tù cô đơn đã suýt soát 20 năm cấm cố trong đói lạnh. Tôi đã sợ cộng đồng người mình, với sự dễ dãi la hét chống cộng, với những phút cuồng nộ đốt xé cờ quạt đối phương… và rồi sau đó là những lạnh lùng đến kinh ngạc từ vị trí những người nhân danh chiến sĩ vì tự do. Sự nghi ngại đã quá lớn, chiếm hữu hầu hết không gian bảng lảng của môi trường chống chủ nghĩa cộng sản nơi Hải ngoại! Sự buông tuồng đã đến mức báo động về những thái độ qui chụp vô tội vạ! Tâm lý mặc cảm đã nảy nở quá độ để không còn thấy ai bằng mình nơi đa phần những khuôn mặt nổi trội. Danh tiếng đảng hội đã chen bật uy danh của tổ quốc trên chiếu quyền lợi và nghĩa vụ chung. Tự mỗi người, từng ngày từng năm cần mẫn với những điều bé mọn của bản ngã riêng mình...

Hôm nay tôi trở lại quảng trường Trocadero vì những bàn tay yếu ớt đang vẫy gọi từ bên kia bờ quả đất, nơi tôi gọi là quê hương. Những bàn tay nhỏ nhắn và những nụ cười; cả những dòng nước mắt. Tôi đã ngần ngại và tôi đã vượt qua sự ngần ngại ấy. Ba mươi năm có lẻ, bản thân đã thấy đủ cho mình một chút quyền về sự quên lãng! Đắng cay đã nhiều! Mất mát đã dư! Đèo bồng xét ra không còn thiếu và ngã đổ dập vùi, sỉ nhục, lăng mạ… xét thấy đã quá đủ cho chọn lựa một cuộc sống thừa qui ẩn chờ ngày tan rã vào tro bụi…


Tôi đã đến quảng trường, bắt gặp những nụ cười mạnh mẽ. Không có bóng dáng sự chỉ huy hay lèo lái nào ở đây. Mỗi người đến, nhẹ nhàng, hòa ái. Không đảng hội, không gào thét đốt xé mà hét vang Chúng Ta Là Một! Vì anh em nội địa, Chúng Tôi Là Một! Bóng cờ vàng phất phới chung với lá cờ Pháp trên quảng trường Nhân quyền, nơi đây 67 năm về trước bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã được xướng lên, làm nền tảng ý thức và chuẩn mực sống cho toàn nhân loại 60 năm sau đó.


Không có những sự cực đoan của bên này hay bên kia. Không có sự chối bỏ nguồn gốc xuất thân của chính mình. Vị trưởng lão từng theo sát chân ông Hồ chí Minh đến những vị sĩ quan miền Nam hàng chục năm tù ngục. Bóng cờ vàng bay phần phật, mạnh mẽ như tiếng lòng họ trao đổi với nhau câu nói tiếng cười Chúng Ta Là Một. Những mái tóc pha sương ngồi bên những mái đầu xanh tươi trẻ. Trong tĩnh lặng, đoàn người ấy hòa với năm châu bốn biển, quyện chặt lấy những bóng hình đang tĩnh lặng nơi đất Mẹ bỗng như toát ra một ánh sáng diệu kỳ. Thứ ánh sáng dẫn từng đoàn người bứt tung xích xiềng của sợ hãi! Thứ ánh sáng của năng lực tụ hội, yếu tố tối cần thiết cho sự thành công của bất kỳ cuộc đấu tranh cách mạng nào.


Cảm ơn facebook! Cảm ơn những bàn tay nhỏ nhắn của thế hệ em tôi. Cuộc trường chinh chống chủ nghĩa tàn độc cộng sản đã được các em tự tin và đường bệ lật qua một trang mới. Lũ chúng tôi, lũ người đại diện của bốn mươi năm trường kỳ thất bại, hôm nay xin chân thành khom lưng xuống mong được là những bệ đá để các em ân cần bước lên, ngạo nghễ đi về phía mặt trời.


Paris / Trocadero 25.7.2015

Tâm bút một người cựu tù chính trị VN.

Phạm Văn Thành
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.042 giây.