logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/03/2013 lúc 09:57:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImageUserPostedImage
Nhà văn Linh Lê
Linh Lê sinh năm 1986 là một nhà văn không sống bằng nghề viết văn nhưng đã có ba tác phẩm liên tiếp xuất hiện trong vòng ba năm qua. Năm 2012 cô được kết nạp vào Hội Nhà văn Hà Nội và là hội viên trẻ nhất hiện nay.
Tác phẩm mới nhất của Linh Lê có tên “Người tình Sài Gòn”, dày 204 trang được xuất bản bởi Nhà xuất bản Hội Nhà văn, do Công ty Văn hóa và truyền thông Phương Đông phát hành.

Theo nhiều bài điểm sách mới đây thì tác phẩm này được đánh giá là có chiều sâu, khai thác bản năng nhân vật một cách tỉnh táo, và đôi khi nghiêng về dục tính nhiều quá. Tác giả cho nhân vật Du có một cá tính rất mạnh mẽ. Du khao khát tự do và là một phụ nữ luôn bị tình yêu lẫn tình dục chi phối. Du cảm thấy bế tắc khi hầu hết những người đàn ông đi qua đời cô đều không thể đáp ứng với những cháy bỏng rất người của cô. Ái ân đối với Du trở thành một chuỗi nhu cầu không ngừng trong đời sống hàng ngày. Bản năng này làm Du quay cuồng trong đời sống Sài Gòn và cô không bao giờ thấy dễ chịu hay chia sẻ được với người khác.

Mặc Lâm có cuộc trao đổi ngắn về tác phẩm này khi Linh Lê chuẩn bị ra mắt tại thành phố Hồ Chí Minh, mời quý thính giả theo dõi.

Mặc Lâm: Theo chúng tôi được biết thì từ tháng Tư năm 2010 Linh Lê đã cho ra mắt tại Hà Nội tác phẩm đầu tiên là “Không khóc ở Kuala Lumpur” Cho tới tháng Ba năm nay 2013, chỉ trong vòng 3 năm Linh Lê đã ra mắt ba cuốn sách tất cả và cuốn Người tình Sài Gòn là quyển mới nhất. Trong ba năm với ba tác phẩm mà không phải là một nhà văn toàn thời gian, Linh Lê có nghĩ là quá sức mình hay không?

Linh Lê: Khi viết thì nó giống như sự cân bằng, sự cân bằng về tinh thần và cân bằng về cảm xúc. Linh Lê không nghĩ mình viết như vậy nó có quá sức hay không, có đạt được sự kỳ vọng của người đọc hay không, nhưng mỗi lần Linh Lê viết là cho bản thân Linh Lê, và thỏa mãn với những gì Linh Lê viết ra và muốn gửi gắm đã. Khi đã thành tác phẩm thì được công chúng biết đến nhiều hơn thì Linh Lê muốn để mọi người nhận xét. Riêng với Linh Lê thì viết như vậy nó chỉ là lẽ tất yếu của cảm xúc, của nhu cầu và thỏa mãn cho người viết.

Mặc Lâm: Chúng tôi cũng được biết Linh Lê hiện đang làm việc trong một công ty tài chánh, tín dụng. Công việc này hàng ngày phải đối diện với những con số đầy lý tính nhưng người viết văn thì tập trung vào những suy tưởng rất cảm tính và rất chủ quan. Giữa hai lĩnh vực khác biệt và thậm chí đối lập này có làm khó cho Linh Lê trên bàn viết hay không?

Linh Lê: Có người hỏi công việc hàng ngày của Linh Lê nó rất trái ngược với văn chương và thậm chí nó không có liên quan gì với nhau. Hiện tượng là vậy nhưng như Linh Lê đã chia sẻ thì công việc mà Linh Lê đang làm rất cân bằng thú vị đối với Linh Lê vì Linh Lê nghĩ một người nghệ sĩ, đời sống của một nhà văn, nhà thơ thì cái gì nó cũng có hai mặt không bao giờ perfect hoàn toàn.

Linh Lê nghĩ khi mình làm một việc gì không liên quan đến văn chương hay đối lập với văn chương thì nó sẽ tạo cho Linh Lê một sự cân bằng, và khiến cho Linh Lê có cái nhìn khách quan hơn. Nó giúp Linh Lê khám phá nhiều điều trong cuộc sống này và khiến cho mình có cơ hội trải nghiệm. Nhiều khi mình đi làm và có cơ hội tiếp xúc những lĩnh vực khác ngoài văn chương thì đó là cơ hội. Đối với Linh Lê đã là văn chương thì mọi hoàn cảnh môi trường không có gì loại trừ nhau cả và nó làm cho Linh Lê cảm thấy một sự thú vị.

Mặc Lâm: Linh Lê là nhà văn chưa từng qua một trường viết văn nào cả nhưng tới tác phẩm thứ ba này đã phần nào chứng tỏ rằng Linh Lê còn có thể tiến xa hơn trên con đường văn học… Linh Lê có bao giờ bằng lòng với những thành công tương đối quá nhanh này hay không?
Linh Lê: Thật ra Linh Lê chưa qua một trường lớp đào tạo nào nhưng Linh Lê xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn chương, Ba của Linh Lê cũng là một nhà văn được nhiều người biết đến. Hai nữa bản thân Linh Lê trong 12 năm đi học đã là một học sinh chuyên văn, Linh Lê nghĩ đó là nền tảng cơ bản trước tiên cho mình. Linh Lê cũng nghĩ mình được sinh ra là do văn chương rồi.

Ngay từ những cuốn đầu tiên theo như nhiều người nhận xét thì nó khá là non nớt nhưng Linh Lê nghĩ rằng những cuốn sách đầu tiên đó nó chỉ rõ bản năng của mình khi mà mình thật sự yêu thích và dấn thân vào văn chương, viết lách. Linh Lê nghĩ phải có sự thực tế cầu tiến trong ngòi bút của mình. Linh Lê càng viết thì càng hoàn thiện ngòi bút của mình hơn. Khi Linh Lê đã có ước mong được nhiều người biết đến sách của mình thì bản thân mình phải biết hoàn thiện hơn nhằm tôn trọng độc giả, và những người khác cũng như tôn trọng chính ban thân mình nữa.

Mặc Lâm: Và bây giờ có lẽ nên quay lại với Người tình Sài Gòn… nhiều nhà phê bình khi nói về nhân vật chính tên Du trong tác phẩm cho là Du có những đòi hỏi về sex xem ra vượt xa cá tính của một phụ nữ bình thường. Có nhà phê bình nhìn Du như một khoảng trống tình dục không bao giờ được lấp đầy… trong mắt những chuyên gia về sex thì có thể đây là trạng thái nghiện sex mà phương tây gọi là “sex addicted”. Có bao giờ Linh Lê chú ý đến yếu tố này trong nhân vật Du hay không?

Linh Lê: Nghiện sex?

Mặc Lâm: Vâng.

Linh Lê: Ý anh muốn hỏi phải chăng nhân vật chính của tác phẩm có thể là mang căn bệnh nghiện sex hay sao?

Mặc Lâm: Vâng, có một loại bệnh như vậy. Tại nhiều nước phát triển thì căn bệnh này đã được công khai nói tới và chữa trị. Có thể Việt Nam có rất nhiều bệnh nhân và điều này làm tôi liên tưởng tới cô Du trong sách của Linh Lê.

Linh Lê: Ưm… thật ra Linh Lê nghĩ không phải trong Người tình Sài gòn như vậy vì trong hai tác phẩm trước của Linh Lê thì yếu tố sex nó nằm rất tự nhiên trong tác phẩm, và Linh Lê cũng nghĩ rằng nó là yếu tố rất tự nhiên trong cuộc sống và mọi người lại tỏ ra phàn nàn, tại sao Linh Lê lại viết như vậy?

Linh Lê nghĩ rằng tại sao mình lại né tránh vì đó là cơ bản rất là đương nhiên như vậy thì trong quan hệ mọi người không có gì phải né tránh cả. Còn về nhân vật Du thì Linh Lê nghĩ rằng Du là một đàn bà đích thật và Linh Lê mô tả Du qua sự đích thật đó. Nếu có ai nhận xét khác thì có lẽ họ chưa hiểu tác phẩm lắm.

Khám phá phụ nữ

Mặc Lâm: Trong một lần trả lời phỏng vấn Linh Lê đã nói rằng Linh Lê thà tin vào bản năng của người phụ nữ hơn là lý trí của người đàn ông. Như vậy trong Người tình Sài Gòn có vẻ Linh Lê đặt nặng bản năng người phụ nữ trong đó có cả những đòi hỏi thầm kín gần như nổi loạn của nhân vật chính… phải chăng chính bản năng của tác giả đã dẫn Linh Lê tới cách diễn đạt này hay không?

Linh Lê: Đó là khi Linh Lê trả lời phỏng vấn thì rất là chủ quan của Linh Lê. Đối với Linh Lê thì phụ nữ là một cái gì bí ẩn và rất lạ lùng. Là một phụ nữ nhưng Linh Lê chưa khám phá hết bản thân mình, và mình nhìn rất nhiều phụ nữ chung quanh thì mình cũng cảm thấy là chưa khám phá được họ, và càng khám phá thì càng cảm thấy bí ẩn.

Không phải nói như thế là bất lịch sự hay có ý gì khác nhưng có thể khi đàn ông nhìn Linh Lê thì sẽ cảm thấy thú vị hơn nhưng bản thân Linh Lê là phụ nữ nên mình nghĩ rằng còn rất nhiều điều khám phá về bản thân mình, và về những điều gì khác trong cuộc sống. Đó là những điều mình chưa biết về bản năng phụ nữ trong khi nhiều người cho là tiếng nói nữ quyền trong tác phẩm của mình.

Mặc Lâm: Tác phẩm này đang được dư luận bàn tán nhiều cách đôi khi trái chiều và đi ngoài thông lệ đối với một tác phẩm văn học. Báo chí giới thiệu tác phẩm luôn đi kèm chân dung của Linh Lê với những khen ngợi về nhan sắc của tác giả… điều này gây cho độc giả những dấu hỏi không thể không có đó là liệu cách giới thiệu này có làm giảm giá trị nội dung cuốn sách hay không vì người đọc cảm thấy bị chi phối theo cách truyền thông dẫn dắt… như vậy liệu có bất công cho Linh Lê hay không?

Linh Lê: Linh Lê không cảm thấy bất công vì ít ra người ta cũng khen mình đẹp, và Linh Lê biết chắc những người có cái ý kiến nhận xét như vậy thì đó là họ chưa đọc sách. Còn những người đã đọc sách mà nhận xét như vậy thì cũng bình thường tại sao mình lại phải đi sâu vào nhận xét đó làm gì.

Linh Lê tin chắc rằng sẽ không có ai đã đọc sách mình mà lại vin vào cái chuyện nhan sắc ở đây. Linh Lê nghĩ rằng văn chương nghệ thuật thì nghệ thuật có rất nhiều thứ cần phân biệt với nhan sắc nhưng văn học thì không có gì xa lạ, vì vậy nếu một người đọc thật sự thì người ta sẽ không cho là yếu tố nhan sắc sẽ ảnh hưởng tới giá trị của tác phẩm.

Mặc Lâm: Qua nhân vật Du, Linh Lê nghĩ rằng có lột tả được phần nào những thầm kín muôn đời của phụ nữ qua kinh nghiệm của chính mình hay không?

Linh Lê: Tất cả ba cuốn sách của Linh Lê đều đi sâu vào bản năng, đi sâu vào những mong muốn của người đàn bà trong mọi hoàn cảnh, mọi yếu tố của cuộc sống. Linh Lê không biết đối với những người phụ nữ khác khi đọc cuốn sách họ có cảm thấy thỏa mãn những gì mà Linh Lê đã đặt ra hay không, nhưng bản thân Linh Lê ngay từ đầu đã có nói là Linh Lê chưa khám phá hết bản thân mình và vẫn đang trên con đường chinh phục chính mình.

Cho nên Linh Lê nghĩ rằng sẽ tiếp tục khám phá bản thân mình, tiếp tục tìm hiểu thêm bản năng phụ nữ và sẽ đưa vào những tác phẩm khác.

Mặc Lâm: Sau khi buổi ra mắt sách tại Hà Nội Linh Lê thấy dư luận phản hồi đối với cuốn sách như thế nào, có khích lệ lắm hay không?
Linh Lê: Thực ra Linh Lê mới ra mắt ở Hà Nội cách đây hơn một ngày, sách cũng chỉ mới phát hành một ngày, nên độc giả tới thời điểm hiện tại thì cũng chưa được nhiều người đọc. Riêng giới chuyên môn thì một số người đã có cơ hội để đọc. Theo như Linh Lê biết thì một số người đã có nhận xét tích cực có nghĩa là họ thấy rằng trong cuốn sách này Linh Lê sâu lắng hơn. Linh Lê có cái nhìn tinh tế và nhạy cảm hơn, và đây là cuốn sách mà nhiều người cho là thích nhất trong ba cuốn đã qua.

Ở một mặt khác nhiều nhà chuyên môn cũng kỳ vọng ở Linh Lê một điều gì đó, một cái nhìn bao quát hơn là người trong cuộc. Trong cuộc họp báo có một nhà văn nói rằng cứ sống đi đã rồi hãy viết nhưng Linh Lê nghĩ rằng bây giờ mình còn trẻ thì mình có rất nhiều thứ vì thế cứ viết đi, coi như là ghi lại cảm xúc của mình. Linh Lê không muốn lãng phí cảm xúc đó cho nên cứ sống và cứ viết theo thời gian thì mình hoàn thiện mình hơn thôi.

Vừa rồi là trao đổi với tác giả Linh Lê khi cô chuẩn bị ra mắt tác phẩm Người tình Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi có trao đổi ngắn với nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên khi ông là người tổ chức ra mắt sách cho Linh Lê tại Hà Nội vài ngày trước đây. Ông cho biết ngắn gọn về nhận xét của mình:

"Người tình Sài gòn theo tôi thì vẫn viết theo một mạch văn của hai quyển trước là “Không khóc ở Kuala Lumpur”và “Mùa mưa ở Singapore”, nhưng cuốn thứ ba này viết có khá hơn vì không phải đi vào tiểu tiết câu chuyện mà trong tất cả nhân vật khác đều là sâu vào nhân vật chính là Du. Cô ấy làm cái nghề là nghe người khác kể chuyện. Bản thân nhân vật chính cũng có những câu chuyện của mình, những khúc mắc của mình mà không ai gỡ rối cho mình được.


So với hai quyển trước thì Người tình Sài Gòn có khá hơn, tức là muốn tìm tòi chiều sâu hơn. Ngay trong buổi giới thiệu ra mắt sách tôi đã có nói là nếu cuốn tiểu thuyết thứ tư tới Linh Lê tiếp tục viết kiểu này thì có thể sẽ gặp thất bại và nên tìm một cách viết khác.”
Source: VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.139 giây.