logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/08/2015 lúc 10:56:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cô Tám nhắn tin trên Facebook hỏi tôi có biết cái hẻm nhà cô hồi đó gọi là hẻm “Ba cây Sao” không ? Đó là cái hẻm trên đường xưa là đường Nguyễn Văn Học.

Hẻm gần Ngã tư Bình Hòa… Đằng trước hẻm nhà cô Tám có trồng ba cây sao cao vút. Bây giờ nó chỉ còn cái tên cũ không mấy ai biết, chỉ biết đó là cái hẻm 109 mà thôi.

Một tin nhắn nhỏ khiến tôi nghĩ ngợi về vùng Bà Chiểu và thấy rằng mình luôn có cảm giác dễ chịu khi đến nơi đó. Đất Bà Chiểu, giống như Lái Thiêu hay Trảng Bàng, đều là những vùng dân cư luôn khiến người mang tình hoài cổ có cảm xúc khi vãng lai. Ở những nơi đó, xen giữa những nhà phố, thỉnh thoảng lại ló ra một căn nhà ngói rêu phong, một cây cổ thụ um tùm lá, một góc miếu thờ nhỏ hay mái đình to và ở đó dân cư thường hiền hòa, bình dị.

Đi về Bà Chiểu như đi về một quá khứ không xa lắm. Trường vẽ Gia Định nay đã không còn mặt tiền xưa có những cái cột Toscan và các vòm cửa arcade rất đẹp…

Đi ngang nhà ông Vương Hồng Sển, nhìn vào sân sau nhà thấy cây xoài thanh ca cuối sân đã chết nhưng vẫn cố đứng vững chịu đựng lũ dây leo quấn quanh chằng chịt. Kệ thờ ở dưới cái mái nhỏ trong sân giữa có di ảnh của ông và bà Năm Sa đéc nhìn ra cái hòn non bộ buồn thiu, vài cây chậu nhỏ tiêu sơ và cái nhà lớn cửa đóng im ỉm…

Bà ngoại tôi, một tiểu thư của một gia đình hết thời từ phía Vĩnh Hội đầu thế kỷ 20 kể với má tôi rằng khi còn trẻ, bà thường có việc đi qua khu Bà Chiểu từ Gò Vấp trên xe thổ mộ theo đường làng số 15, bây giờ là đường Lê Quang Định. Xe đi qua xóm Gà, thường thấy hàng cây sao dài um tùm trong những buổi sáng sương sớm hay buổi chiều tối. Lúc đó là những năm 1925, 1926 khi bà vừa sinh ra má tôi… Xe thổ mộ lóc cóc đi ngang Tòa Bố Gia Định (góc Phan Đăng Lưu – Đinh Tiên Hoàng) vào ban ngày, khách đi đường thưa thớt và ban đêm tối âm u vì đèn đường cách nhau rất xa, đầy tiếng ếch nhái ểnh ương kêu inh ỏi.

Tới Tòa Bố, xe quẹo cua vào đường Hàng Bàng ngay góc Lăng Ông. Đường Hàng Bàng là đoạn đường mang tên Đinh Tiên Hoàng từ đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh ngày nay cho tới Cầu Bông. Thời đó, hai bên đường có mọc nhiều cây bàng dùng để đan đệm, không phải loại bàng lá to thân cứng, nên con đường này được gọi tên như vậy.

Bà Chiểu khi đó còn có đường Hàng Gòn, Hàng Dừa, Hàng Sanh… đặt tên tùy theo cây trồng hai bên. Đường Hàng Gòn nay là Hồ Xuân Hương. Đường Hàng Sanh bây giờ là đường Bạch Đằng xưa rất vắng vẻ có trồng nhiều cây sanh có rể phụ như cây đa, cây si… Vài người già ở Bà Chiểu luôn cảm thấy bực mình khi chữ Hàng Sanh bị viết sai thành Hàng Xanh như lâu nay.

Khi gả con gái út vào một gia đình ở ngã Năm Bình Hòa, hiểu biết của bà ngoại tôi về vùng Bà Chiểu càng đầy lên qua những câu chuyện với ông bà sui là dân cố cựu ở đây. Lúc đó, khoảng đầu thập niên 1950 đã có đông người lao động nghèo về ở nhưng khỏang thập niên 1920 thì còn thưa vắng. Từ Cầu Bông về xóm Đình gần đó người ta còn làm ruộng, thậm chí còn thấy hai bên đường Hàng Bàng ruộng lúa tươi tốt chín vàng khi đến mùa gặt. Thú vui của dân xóm Đình gần đó là đi câu ếch và bắt cá lia thia, bắt còng. Cá lia thia ở đây là cá xiêm lai, đá rất giỏi nên cá các xóm Cầu Lầu, Thanh Đa hay Hàng Sanh, Thị Nghè gần đó đều chạy mặt.

Tuy nhiên, đám trẻ đi bắt cá lia thia ở quanh quẩn đường Hàng Bàng trong ngày nghỉ học thường không dám nán lại lâu vì sợ đến giờ Ngọ là giờ… ma đi. 10 Toa bo 3Giờ đó, mấy người thả trâu cũng đã về ăn cơm chứ không còn ai ngoài ruộng. Ai cũng sợ cô Ba Trâm… nhát ma. Nếu đi ngang con đường vào ban đêm thì thật là mừng nếu thấy có ánh đèn dầu của mấy anh soi ếch, bắc cóc gần đó. Đi từ cầu Bông thì khách bộ hành luôn mong cho nhanh tới Lăng Ông, vì phía trước Lăng có một dãy nhà phố và một cái lò đóng móng bò. Cái lò này chính là nơi trú lý tưởng khi gặp trời mưa, rồi từ đó đi tiếp về miệt Phú Nhuận, Bình Hòa hay Gò Vấp vì không có nhà cửa nào gần đó.

Đứng tại lò đóng móng bò, không bị nhà cửa nào che khuất nên có thể nhìn thấu tới xóm Đình, thấy cả một cây khô rất cao là chỗ cô Ba Trâm treo mình tự tử ở đó. Cây này không ai dám đốn hạ kể từ khi chuyện đó xảy ra vì ai cũng tin oan hồn cô vương vấn ở đó. Từ lò đóng móng bò ngó qua bên kia đường có một miếng đất trống và một cái nhà lợp thiếc, sườn bằng sắt. Đó là nơi phú de (fourrière, nơi chưa đồ vật của công an) nhốt chó, nhốt bò vô chủ đi lang thang.

Sau một thời gian, phú de ấy dời đi. Trước kia ở đây là trại lính, cũng là nơi tập dượt của lính mã tà. Dân quanh vùng thường thấy từng tốp lính bốn năm người bồng súng có gắn lưỡi lê đứng tập theo khẩu lệnh của của mấy chú cai, thầy đội. Người dân còn nhớ câu khẩu hiện dù không hiểu nghĩa nhưng nghe riết thành thuộc lòng :

Chục ba la quăng băn tê !
Chục ba la de quách quả rề
Quách quả rê ! Rề bản lề ! Chục ba la về !

Về cô Ba Trâm, ông bà sui của ngoại tôi kể rằng: cô còn trẻ, con nhà khá giả. Cô treo cổ tự tử sau khi bị bà mẹ ghẻ tàn độc hành hạ và ép gả không theo ý mình. Nơi cô Ba Trâm tự tử là gốc cây trâm gần Trường Vẽ Gia Định. Nơi đó cây cối sấm uất, nhà cửa thưa thớt nên thân xác cô khi được phát giác đã không còn nguyên vẹn do bị thú ăn.

Vì chết oan, lại chết thảm nên người dân tin là hồn cô không đầu thai được mà còn vất vưởng trên dương gian và họ đồn về đêm cô hay hiện về trong dáng vẻ một cô gái bận áo trắng đứng đón xe song mã ở Hàng Sanh đi dạo một vòng rồi về Gia Định. Xe nào đưa cô đi thì gặp may, từ chối thì gặp xui rủi và giở trò ong bướm sẽ bị vật chết. Bây giờ người ta cho rằng xóm Đình chính là đoạn đường Nguyễn Duy hiện nay, một con đường nhỏ còn tồn tại một số nhà kiểu xưa.

Câu chuyện này rộ lên từ cuối thập niên 1910 và mai một dần, hầu như dân cư ở đó không mấy ai biết. Tôi hỏi về câu chuyện đó, chú Lý Lược Tam, một nhà nghiên cứu, cho biết đến đầu thập niên 1950, không thấy ai còn nhắc đến chuyện cô Ba Trâm nữa ngoài những câu chuyện của ông bà kể cho con cháu nghe. Đến lúc đó, đường Hàng Bàng đã trở thành đường Lê Văn Duyệt và nhà cửa đã đông đúc hơn.
Phía bên trái, từ Lăng Ông đi Cầu Bông nhiều nhà hơn, sau này đến thập niên 1960 ở hẻm số 100 nhiều người biết vì trong đó có Tiệm bán khăn đóng “Khăn đen Suối Đờn” nổi tiếng từ Thủ Dầu Một xuống làm ăn. Gần Cầu Bông có bãi đất trống sau khi chặt bỏ những cây bàng. Buổi chiều người dân tụ lại thành khu chợ trời, bán đủ thứ phục vụ cho bữa ăn như nồi đất, bí bầu, gạo…có cả một ông thợ may được gọi là anh Năm đặt bàn máy may ở đó may quần áo cho khách. Có cả mấy cái quán cà phê.

Năm 1952, nghệ sĩ lão thành Năm Châu đến mua một trại cưa trong con đường dốc là nhánh của đường Hàng Bàng đổ xuống khu Miếu Nổi, làm thành chỗ ăn ở cho đoàn Việt kịch Năm Châu. Ở đó, gia đình ông ở một cái nhà sàn de ra sông, khoảng giữa dành làm sân khấu để tập tuồng và trong trại chia ra từng gia đình nghệ sĩ ở với cái bếp chung, ăn “cơm hội”. Gia đình nghệ sĩ Trần Hữu Trang cũng ở một cái nhà sàn gần đó.

Cho đến sau 1975, đến lượt nhà văn Sơn Nam cũng về ngụ trên con đường này, rất tiện cho ông khi cần đi đến Lăng Ông để tham gia việc Lăng, hoặc đi giao dịch các tòa báo ở quận I, quận III. Khi đến thăm ông năm 1999, ông nhắc lại một chuyện: Khi con trai là Nguyễn An Ninh còn măng trẻ muốn sang Pháp du học, cụ Nguyễn An Khương, một nhà nho yêu nước hưởng ứng phong trào Duy Tân và Đông Du, đã đưa con đến Lăng Ông Bà Chiểu để tuyên thệ giữ vững khí tiết, không bị bả vinh hoa xứ người mê hoặc mà phản bội quê hương. Con trai ông không chỉ vượt qua mọi cám dỗ vinh hoa mà còn trở thành một nhà cách mạng lừng lẫy chống chế độ thực dân.

Câu chuyện khiến tôi nghĩ nhiều về vai trò của Lăng Ông trong đời sống người Sài Gòn – Gia Định. Họ đến Lăng không chỉ để cầu xin buôn may bán đắt, thề thốt đúng sai với nhau mà còn đến để có nơi chứng giám lòng kiên trinh với đất nước. Một nơi như vậy sẽ không bao giờ có cảnh hương tàn khói lạnh cho dù cuộc sống có biến đổi thế nào đi nữa.

Cơn mưa đầu hè khiến tôi trú lại khu chợ Bà Chiểu, ăn tô mì hoành thánh bên cái xe có tranh kiếng màu đầy tích tuồng xưa cũ. Những mảng màu đã lợt lạt trên tranh. Tô hoành thánh không còn ngon như hồi được bà ngoại cho tôi đi ăn mỗi khi thăm bà bác, sui gia của bà ở đầu hẻm Ba cây Sao. Mưa đi qua vùng Bà Chiểu, như đã qua trăm năm trước, nhưng cảnh vật đã khác rất nhiều, trên một vùng đất văn hóa tiêu biểu của đất Gia Định.

Phạm Công Luận

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.