logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/08/2015 lúc 06:37:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ Việt Nam đã có buổi giã từ cảm động với một giới chức ngoại giao Thụy Điển, người đã hỗ trợ rất nhiều cho mục tiêu của họ trong những năm gần đây.


Bà Elenore Kanter, Tham tán và Phó Đại sứ tại Đại sứ quán Thụy Điển, cho biết bà đã thấy có nhiều tiến bộ trong việc phát triển các tổ chức xã hội dân sự trong thời gian bà ở Hà Nội.


Bà trở về Stockholm hôm thứ sáu ngày 17 tháng 7 sau ba năm đảm nhận chức vụ ở đây.
Trong buổi chia tay với các blogger độc lập, bà nói vẫn còn nhiều hạn chế về tự do ngôn luận nhưng bà thấy khích lệ bởi sự cởi mở và tự tin ngày càng gia tăng của các nhà hoạt động.


Trong nhiệm kỳ của bà, Đại sứ quán Thụy Điển là một trong những cơ quan đầu tiên đứng lên giúp các blogger Việt Nam lên tiếng chống lại Điều 258 của Bộ luật hình sự, một điều luật đã được nhà cầm quyền sử dụng để truy tố ba blogger nổi bật; Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy.


Điều đó đã dẫn đến sự ra mắt của chiến dịch "Không 258", kêu gọi sửa đổi hoặc bãi bỏ Điều luật qui tội hình cho những ai "lạm dụng tự do dân chủ" với mục đích xâm phạm lợi ích chung của nhà nước.


Đấy là nỗ lực tập thể đầu tiên của các nhóm dân sự độc lập muốn thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Nỗ lực này nhằm đạt thắng lợi nhân dịp chính phủ đang kiếm một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc 2014-2016.
UserPostedImage

Bà Elenore Kanter đã chia xẻ quan điểm của mình với một nhóm các blogger trẻ trước khi bà rời Hà Nội.


Hỏi - Thưa bà, bà nghĩ gì về tình trạng quyền tự do ở Việt Nam sau ba năm làm việc tại Việt Nam?


Bà Kanter - Vâng, tôi sẽ nói là rất nhiều quyền tự do cơ bản liên quan đến các quyền chính trị và dân sự còn bị hạn chế ở Việt Nam, chẳng hạn như quyền tự do phát biểu, ý tôi muốn nói quyền được phát biểu hầu như tất cả những gì người ta muốn nói và bất cứ lúc nào, quyền chọn lãnh đạo hay đảng phái chính trị của riêng mình, và quyền tự do hội họp và liên kết. Những quyền tự do này vẫn còn bị giới hạn ở Việt Nam.


Hơn nữa, tôi cố gắng có một tầm nhìn dài hạn. Tôi đã gặp rất nhiều người dân Thụy Điển làm việc tại Việt Nam trong những thập niên 1970 - 1980, và các anh chị biết không, họ đã tả cho tôi nghe một xứ Việt Nam rất khác hiện nay. Người nước ngoài không được phép gặp người Việt. Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện tình giữa người Thụy Điển và người Việt, họ đã phải trốn tránh qua các đường phố, dấu mình khỏi công an.


Thành thử tôi nghĩ rằng nếu anh chị nhìn theo quan điểm ấy thì đã có một thay đổi rất lớn, rất tích cực, do đó anh chị đang ở đây ngày hôm nay, trong buổi họp mặt bàn tròn này với một cuộc họp mở. Đây là một chủ đề nhạy cảm nhưng tôi vẫn nghĩ rằng đã có nhiều tiến bộ.
UserPostedImage
Bà Kanter đứng trước cổng đại sứ quán để kiểm các blogger không bị công an quấy rối

Hỏi - Chúng tôi muốn có ý kiến của bà về phong trào dân chủ tại Việt Nam.


Bà Kanter - Tôi nghĩ rằng hai điều cơ bản cho nền dân chủ có thể phát triển là chế độ đa nguyên và một xã hội dân sự mạnh mẽ. Tôi đã ở đây ba năm và trong ba năm qua tôi đã thấy có một số diễn biến rất tích tích cựccó liên quan đến các tầng lớp dân sự. Khi tôi đến đây thì những tổ chức dân sự độc lập không có nhiều. Ta có thể gọi những tổ chức này là phong trào dân chủ nhưng những tổ chức này còn rất ngầm và không mở hay minh bạch mấy.


Vì vậy điều tôi rất có ấn tượng trong ba năm qua là đã có nhiều tổ chức dân sự độc lập, như Mạng Lưới Blogger Người Việt, Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, hội Cựu Tù Chính Trị và Tôn Giáo, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, tất cả những tổ chức trên.


Tôi rất cảm phục bởi cách tiếp cận của họ đã rất minh bạch và cởi mở. Các thành viên trong những đoàn thể này đã công khai nói họ là ai, điều họ muốn, và tại sao họ muốn điều ấy.


Ngoài ra tôi nghĩ rằng đó là một điểm rất xây dựng, như anh chị biết, để nhìn vào nhiều nghĩa vụ hoặc chỉ tiêu về nhân sự Việt Nam đã ký kết, và nói rằng "Vâng, thật là tuyệt vời khi chính phủ Việt Nam đã ký kết những điều khoản này, nay chúng tôi muốn chính phủ thi hành những điều đó. Chúng tôi rất mong mỏi có sự tiếp nối'. Tôi tin rằng một trong những vai trò chính của các tổ chức dân sự là làm cơ quan giám sát, độc lập với nhà nước, đặt trọng tâm vào việc giám sát, luôn luôn đòi hỏi có thêm tin tức, minh bạch, và trách nhiệm.


Vì vậy khi anh chị hỏi tôi về phong trào dân chủ, tôi nói về xã hội hòa hợp kỷ cuơng vì tôi nghĩ xã hội hòa hợp kỷ cuơng là một thành phần rất quan trọng của phong trào và vì tôi đã nhìn thấy rất nhiều điều tốt đẹp. Anh chị thấy càng ngày càng có nhiều người đến với nhau một cách cởi mở, phát biểu ý kiến và làm việc với nhau. Trong nhiều tổ chức, người ta ký với tên của họ, không phải với bút danh. Đây là điều rất quan trọng vì chúng ta cần bình thường hóa xã hội dân sự, để nói đó không phải là một điều gì kỳ lạ. Đó là một điều rất tự nhiên trong một xã hội mà mọi người đến với nhau và làm việc cho một lợi ích chung. Nó rất tự nhiên đôi khi họ đồng ý với chính phủ và đôi khi họ không đồng ý. Đó không phải là một chuyện lớn.

UserPostedImage
Bà Elenore Kanter nhận tuyên ngôn "Không 258" từ Mạng Lưới Blogger Việt Nam (ngày mồng 7 tháng 8 năm 2013). Ảnh của NVB

Hỏi - Ừm, thật tình mà nói chúng tôi nghĩ rằng người Việt có thể rất ích kỷ và rất khó cho họ hợp tác với nhau.


Bà Kanter - Tôi nghĩ rằng muốn có thay đổi, chúng ta trong bất kỳ xã hội lành mạnh nào cần tín nhiệm lẫn nhau, điều này rất quan trọng. Anh chị cũng biết, ta cần có tin tưởng giữa người dân với người dân và giữa người dân với chính phủ. Dưới một khía cạnh nào đó, tôi ngạc nhiên, vì dân Việt đã cùng nhau trải qua biết bao gian nan và đã rất phụ thuộc vào nhau. Tôi hơi ngạc nhiên khi nghe anh chị nói như trên.


Hỏi - Trong phong trào tổ chức dân sự ở Việt Nam, có thể có một số cá nhân chỉ lo cho bản thân họ, có nghĩa là họ chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân thay vì mong mỏi dân chủ, tự do cho Việt Nam. Rút kinh nghiệm của bà ở Thụy Điển, chúng tôi có thể làm gì để loại trừ những người như vậy khỏi phong trào?


Bà Kanter - Tôi nghĩ đây là một vấn đề phức tạp, nhưng như anh chị biết, nghĩ một cách khác, thì trong thế giới xã hội hòa hợp kỷ cuơng ta không nên loại trừ bất cứ điều gì. Tôi hết sức đồng ý là một xã hội hòa hợp kỷ cuơng nên dẫn đường bằng ví dụ và các anh chị biết, những người có liên quan, có nghĩa là những người như anh chị, nên cởi mở, xây dựng, trung thực.


Tôi đã tới một trong những buổi cà phê nhân sự do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức. Thật hay, người tham dự thuộc đủ thành phần nhưng trong số cũng có ai đó từ Đoàn Thanh niên Cộng sản (người phỏng vấn cười). Tôi nghĩ rằng đây là một điều tuyệt vời. Nó cho mọi người thấy những người như anh chị và tôi, chúng ta không phải là quái lạ. Chúng ta không phải là người thù nghịch, khủng bố hay bạo động. Chúng ta là những người tốt như bất cứ ai khác.


Tôi đã gặp một người bảo vệ nhân quyền. Ông đã từng bị bắt giam, bây giờ ông là một người tự do nhưng công an kiểm soát nhà ông ấy và họ gọi ông ấy lên làm việc ngày hôm kia. Khi tôi hỏi ông về điều đó, ông nói, "Không, không, Elenore, đó thực sự là một điều tốt. Tôi ở trong trụ sở công an trong 12 tiếng. Trong 12 tiếng đó tôi có thể nói chuyện với họ về dân chủ, về nhân sự, về các quyền của họ, và tôi có thể cho họ thấy là tôi không phải là một lực lượng thù địch. Tôi là cha của hai đứa con tôi. Tôi là một bác sĩ y khoa. Tôi không phải là một người quái lạ, bạo động"


Tôi rất nể điều đó. Sống dưới rất nhiều áp lực người ta có thể rất dễ dàng trở nên thù địch, tức giận hay cay đắng. Nhưng ông ấy đã đổi ngược tình huống và nói đây là cơ hội tuyệt vời cho ông nói chuyện với công an, rằng ông được cho cả 12 tiếng trong trụ sở này.


Hỏi - Bà đánh giá vai trò của Internet như thế nào?


Bà Kanter - Tôi không thể không đồng ý về vai trò của Internet. Nó thực sự là cơ bản trong việc giúp mọi người nhận thông tin, gây ảnh hưởng, giúp họp mặt và thảo luận ngay cả khi ta không có khả năng gặp tận mặt...


Và tin tức thì hết sức cập nhật. Nó có nghĩa là có những vụ lạm dụng nhân sự. Chúng ta đều nhìn thấy những điều khủng khiếp hai ngày trước về vụ đuổi đất nơi một người phụ nữ bị đè bẹp dưới một xe ủi đất. Tôi mở điện thoại của tôi là hình ảnh tới liền. Người dân xôn xao về chuyện này.


Nhiều người trong số những người trẻ tuổi đó tôi gặp nằm trong phong trào LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender tức là giới quan hệ đồng tính nữ, đồng tính nam, đồng tính lưỡng tính, hay chuyển giới). Tôi phải nói rằng đây là một trong những thí dụ về các phong trào xã hội dân sự và nó đã đạt được khá nhiều thành quả trong năm năm qua. Ngày nay, có những cuộc diễn hành mở đầy tự hào, được người ta chấp nhận hơn, và đó, theo tôi nghĩ, là vì xã hội dân sự đã hết sức đẩy mạnh phong trào này một cách khôn khéo.


Hỏi - Nhưng phong trào LGBT không nhạy cảm về chính trị, có phải thế không?


Bà Kanter - Đuơng nhiên phong trào LGBT không đe dọa đến hệ thống chính trị và đó có thể là một trong những lý do vì sao phong trào này đã đạt được vài thay đổi dễ dàng hơn. Dù sao chăng nữa cả hai phong trào LGBT và chiến dịch bảo vệ cây là những bài tập và kinh nghiệm làm việc chung với nhau.


Hỏi - Xứ Thụy Điển cần vài thập kỷ mới trở thành một trong những nước giàu nhất trên thế giới. Chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ có một con đường rất dài để đi, có người nói vài trăm năm, trước khi Việt Nam trở thành một nền dân chủ với xã hội dân sự mạnh mẽ. Trên con đường đó, giáo dục công cộng phải là một yếu tố chính, có phải thế không thưa bà?


Bà Kanter - Tuyệt nhiên là như vậy. Tôi đã nói trước đây cái gì là quan trọng, đó là một xã hội mở, nhưng cơ bản là giáo dục công lập. Và phẩm chất của giáo dục rất quan trọng. Tôi rất buồn khi đọc các báo cáo cho biết hệ thống giáo dục ở Việt Nam trong nhiều trường học tham nhũng như thế nào, tạo sự khác biệt giữa những ai có thể trả tiền học phí và những ai không thể trả tiền. Tuy nhiên, trong một hệ thống công cộng, giáo dục phải được mở cho tất cả mọi người. Ta không cần phải-có rất nhiều tiền hoặc được sinh ra trong một gia đình giàu có.


Hỏi - Chúng tôi nghi rằng ngu dân là một chính sách của chính phủ. Trong nhiều năm qua, cách suy luận tư duy phê phán của học sinh đã bị loại bỏ.


Bà Kanter - Anh chị biết đấy, khi chúng tôi đàm thoại với chính phủ Việt Nam, chúng tôi nói rất nhiều về giáo dục. Thụy Điển đứng thứ 1 hoặc 2 trên thế giới về sáng tạo. Nhiều công ty đang dựa vào sự sáng tạo của Thụy Điển. Và Việt Nam đứng thứ hạng rất thấp khi nói đến sáng tạo. Đó là vì nếu ta muốn sáng tạo, ta phải nhấn mạnh tư duy phê phán, ta thực sự phải dạy cho con người tập suy nghĩ ra khỏi khuôn khổ và tiếp tục chất vấn. Điều này rất quan trọng, nếu ta không suy nghĩ ra ngoài khuôn khổ thì sẽ không có sáng tạo.


Hỏi - Nói tới xã hội dân sự, bà nghĩ rằng phát triển đã đủ nhanh hay còn quá chậm?


Bà Kanter - Tôi thấy xã hội dân sự đã phát triển nhanh hơn hơn tôi mong đợi nhiều. Khi tôi đến đây cuối năm 2012, có vài tổ chức xã hội dân sự nhưng họ đã không làm việc công khai và minh bạch như thế. Bây giờ ta có một danh sách dài. Tôi vẫn biết không có nhiều người là thành viên của khoảng 20 tổ chức này nhưng tôi cho rằng phát triển đó vẫn còn là một điều rất tích cực.


Tôi đã nhận thức và hiểu rằng ở đây ta không được tự do gặp gỡ và làm việc theo ý ta muốn. Dưới một khía cạnh nào đó, ta có thể cảm thấy như ta phải đi chui một chút, nhưng tôi nghĩ rằng đã có một sự khác biệt lớn và tích cực, chuyển từ đi chui sang độc lập. Đó là một dấu hiệu tích cực của xã hội dân sự ở Việt Nam.


Đó là tự hào "chúng ta không có gì phải che giấu." Tôi mong mọi người hãy tự hào với suy nghĩ đó.


Tôi mong anh chị nói rằng "Tôi tự hào là một thành viên của phong trào xã hội dân sự làm việc cho một nước Việt Nam tuơi sáng hơn".

Đoan Trang (Vietnam Right Now), Nguyễn Khôi (Diễn Đàn Việt Nam 21) chuyển ngữ
____________

* Nguồn: Departing diplomat sees “very positive developments”, Doan Trang, Vietnam Right Now 18 July 2015

https://sites.google.com...v/bxd20150803-ekanter-dt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.136 giây.