C. Với nhịp điệu nhanh và đều đặn và giai điệu truyền thống với cách diễn tả "kể" và trang trọng, "Khỏe Vì Nước" thích hợp cho lời kêu gọi thanh niên đứng lên cứu nước hơn là cho luyện tập cơ thể Bài hát "Khỏe Vì Nước" chính yếu là kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam nổi lên để cứu nguy cho đất nước, nhưng cũng có thể được dùng là nhạc luyện tập/ thể dục vì nó có thể được trình bày với nhịp điệu nhanh và giai điệu có chuyển động liên kết. Tuy nhiên, lời ca diễn tả lời kêu gọi thống thiết, chữ dùng nghiêm trang, và cách diễn tả "kể" nhiều hơn "cho thấy," và do đó thích hợp cho kêu gọi đấu tranh hơn là kích động cho thể dục.
1. Khi được trình bày với nhịp điệu dồn dập, bài "Khỏe Vì Nước" thích hợp cho lời kêu gọi tuổi trẻ nổi dậy cứu nguy đất nước, nhất là khi phối hợp với các kỹ thuật và nhạc cụ hiện đại:
Nhạc sĩ Hùng Lân theo lối viết nhạc truyền thống của nhạc sĩ Việt Nam thời bấy giờ với hai phiên khúc (PK) và một điệp khúc (ĐK). Giai điệu của hai PK giống hệt nhau. Phần ĐK nhấn mạnh ý chính của bài với lời nhắc nhở bổn phận thanh niên trong việc giúp nước.
Giai điệu toàn bài có chuyển động liên kết trong hai PK, và lên cao trong ĐK nhất là hai câu đầu của phần ĐK. Sự chuyển tiếp không đột ngột, và có mức độ vừa phải giúp khán giả cảm nhận lời kêu gọi một cách dễ dàng. Phần chính trong ĐK có giai điệu bay lên cao phù hợp với lời ca tha thiết. Nhịp điệu nhanh dồn dập trong hai PK tạo tác dụng hiệu quả dẫn đến lời ca tha thiết này. Do đó, bài hát có hiệu quả hơn khi dùng là nhạc kêu gọi hơn là nhạc thể dục.
Nhạc cho luyện tập thân thể hoặc thể dục nên có tốc độ nhanh (tempo, speed) và đáp ứng nhịp điệu (rhythm response) thích đáng (Kurutz 2008; Peterson 2009). Những bài hát nhanh có điệu mạnh thường kích thích người nghe. Đa số người nghe nhạc có bản năng là cử động nhịp nhàng đồng bộ theo điệu nhạc (Jabr 2013). Do đó, khi bài hát có nhịp điệu nhanh, người đang tập luyện thường cử động nhanh theo điệu nhạc một cách không ý thức và quên cả mệt (sđd.). Hai khía cạnh tốc độ và nhịp điệu liên hệ đến hòa âm và việc trình diễn bản nhạc qua các nhạc cụ và nhạc sĩ hòa âm như người gẩy đàn guitar, đánh trống, khua chiêng, đánh chũm chọe, thổi kèn, dạo nhạc dương cầm, hoặc gõ hay quẹt các nhạc cụ gõ (percussion instruments).
Các nhạc sĩ hòa âm có thể phối hợp các nhạc cụ thích hợp để cho bài hát nét linh động cho một bài nhạc kêu gọi đấu tranh hoặc thể dục. Những nhạc cụ có thể được dùng một cách nghệ thuật để tạo nên một tác dụng đáng nhớ lên người nghe. Trong nhạc thể dục Hoa Kỳ như bản "Eye Of The Tiger" (Xem, thí dụ như, CinDrollic12 2008) có nhạc dạo dẫn nhập thật hấp dẫn với loạt đoạn ngắn guitar (guitar riff) và nhịp trống rõ rệt và mạnh bạo, hoặc "We Will Rock You" (Xem, thí dụ như, We ♥ Godney! 2011) có nhịp dậm chân (stomping) và vỗ tay (clapping). Các thí dụ cho các thể loại nhạc khác như loạt đoạn guitar và trống trong bài "Rolling In The Deep" của Adele (AdeleVEVO 2010), hoặc đoạn guitar và tiếng quệt guiro độc đáo trong bài "Stand By Me" của Ben E. King (Cris 2013). Ta không thể so sánh bài "Khỏe Vì Nước" với các ca khúc này vì những khác biệt về thời gian, địa lý, văn hóa, kỹ thuật âm nhạc, và ý thích nhạc giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ca khúc "Khỏe Vì Nước" có thể được phối lại (re-mixed) cho sống động hơn nếu được trình bày với những kỹ thuật và nhạc cụ hiện đại một cách độc đáo. Với cấu trúc truyển thống đơn giản và giai điệu có chuyển động liên kết, bài "Khỏe Vì Nước" có thể được trình bày dễ dàng với nhịp điệu nhanh trong khoảng 120-140 nhịp mỗi phút (beats per minute, BPM), và do đó có thể được dùng cho cho cả nhạc đấu tranh và nhạc luyện tập cơ thể.
2. Bài hát diễn tả ý tưởng qua kỹ thuật "kể" và nhiều từ ngữ Hán Việt tạo nét trang trọng cho đấu tranh, chống đối kẻ nắm quyền:
Tác giả diễn tả ý tưởng bằng cách "kể" nhiều hơn "cho thấy." Thí dụ, tác giả "kể" về tính chất hào hùng của người Việt trong cả một PK, nhưng chỉ đưa ra những từ ngữ tổng quát, không có chi tiết rõ ràng. Tuy nhiên, như tôi đã trình bày trong các bài trước, không phải lúc nào "cho thấy" cũng hay. Tùy từng trường hợp và tác dụng tác giả muốn tạo ra trên khán giả, "kể" nhiều khi có tác dụng hay hơn "cho thấy." Bài hát "Khỏe Vì Nước" không phải chính yếu là cổ võ phong trào tập thể dục, mà là kêu gọi thanh niên hợp lực để cứu nguy đất nước. Những khái niệm trừu tượng của "chí khí cương kiên," "sinh thác ta coi thường," "can trường," "hồn thiêng núi sông đợi chờ," khó được diễn tả qua hình ảnh cụ thể và rõ rệt trong một vài câu trong bài hát.
Bài hát dùng khá nhiều từ ngữ Hán Việt và đôi khi làm suy yếu cách diễn tả cho những hoạt động sống động như tập thể dục. Từ ngữ Hán Việt thường đem lại cảm gíác trang trọng hoặc nghiêm nghị, và thường dùng để mô tả những ý tưởng trừu tượng hoặc những cảnh vật nghiêm trang. Những từ ngữ Hán Việt trong bài gồm có "kiến thiết," "dân sinh," "chí khí," "cương kiên," "anh hùng," "vô biên," "can trường," "nhược," "vong quốc," "cường," "vinh quốc," v.v. Thực ra không có gì sai dùng từ ngữ Hán Việt, nhưng ta nên dùng chúng khi cần hoặc rải rác. May thay, sự giảm thiểu sức mạnh diễn tả của các từ ngữ Hán Việt được bù trừ qua những từ ngữ Việt mạnh, như "lôi," "hồn thiêng," "ngóng trông," "nhơ," "nêu đèn." Những từ ngữ này làm nổi bật ý nghĩa và cho lời ca thêm phần linh động.
Như những bài hát truyền thống khác, "Khỏe Vì Nước" có vần điệu chặt chẽ, và ở các vị trí vừa đủ để tạo âm thanh uyển chuyển dễ nghe. Phần ĐK có vần cuối câu khá chặt chẽ. Ngoại trừ PK đầu và ĐK có vần trắc (mới/giới, quốc/ quốc), còn lại là vần bằng (gia/ba, kiên/biên, trường/thường, chờ/giờ. hùng/chung, gần/tân). Bài hát có lẽ nghe mạnh mẽ hơn nếu giai điệu nhấn mạnh vào vần trắc nhiều hơn. Vần trắc gíúp tăng cường cảm giác mạnh mẽ như đồng hành biểu tình, hoạt động thể thao, cảm xúc mạnh.
Với cách diễn tả "kể," chữ dùng trang nghiêm và vần điệu truyền thống, ca khúc "Khỏe Vì Nước" rất thích hợp cho bài hợp ca của đoàn thanh niên nam nữ vận động và cổ võ cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Lời kêu gọi tha thiết làm xúc động người nghe, và nhịp điệu nhanh giúp tạo hùng khí cho các cuộc biểu tình hoặc bước đồng hành.
D. Kết Luận:Nhạc sĩ Hùng Lân ngụy trang bài hát "Khỏe Vì Nước" là một bài cổ võ phong trào thể dục. Thực ra, bài hát là lời kêu gọi tha thiết đến giới trẻ Việt Nam đoàn kết để đứng lên cứu nước trong hiểm họa đất nước suy vong. Trong bối cảnh lịch sử năm 1946 khi bài hát ra đời và khi cộng sản thảm sát hàng ngàn thanh niên tài giỏi quốc gia, bài hát nói lên sự nguy cơ khẩn cấp của tổ quốc. Khi được trình bày với nhịp điệu nhanh dồn dập, qua giai điệu lên cao trong lời kêu gọi, và cách diễn tả nghiêm trang, bài hát thích hợp cho ca khúc kêu gọi đấu tranh hơn là nhạc thể dục.
Ca khúc "Khỏe Vì Nước" còn thích hợp cho cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ hiện nay tại Việt Nam. Hoàn cảnh đất nước hiện nay còn bi đát hơn hoàn cảnh đất nước vào năm 1946. Hiểm họa mất nước vào tay Tàu cộng càng ngày càng rõ rệt khi nhóm cầm quyền cộng sản Việt Nam đang tiêu hủy đất nước Việt Nam với những hành động hèn nhát với Tàu cộng, dâng đất đai lãnh thổ cho Tàu cộng, và biết bao nhiêu tội ác ghê gớm khác.
Tuổi trẻ Việt Nam có trí tuệ thông minh và nghị lực mạnh mẽ. Các em không cần biết những khía cạnh chính trị trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam như phe phái hoặc tranh giành quyền lực. Các em cũng không cần biết các mối liên hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, Tàu cộng, và các quốc gia khác. Các em cũng thừa biết không một lãnh tụ cộng sản nào, cho dù thân Mỹ, Tàu cộng, hay bất cứ siêu cường nào, có thể đem lại hùng mạnh và ấm no cho đất nước. Mục tiêu đơn giản là lật đổ chế độ cộng sản trong nước. Sau khi chế độ cộng sản bị lật đổ, mọi việc sẽ được dàn xếp đâu vào đó. Việc lật đổ chế độ thực ra rất dễ dàng một khi các em đồng tâm hiệp lực ra tay. Bãi khóa, đình công, biểu tình, đồng hành là những việc các em có thể làm. Các em không cần đặt ra những đòi hỏi to tát mà chi là những đòi hỏi đơn giản, như đòi hỏi sự tự do và công bằng cho những người dùng tự do ngôn luận một cách ôn hòa như Nguyễn Viết Dũng. Các em thừa sức thắng bạo lực của công an cảnh sát, vì các em có cái mà người cộng sản không có: chính nghĩa. Thực tế hơn, tuổi trẻ có một sức mạnh vĩ đại: số lượng.
Thanh niên ơi, hồn thiêng núi sông đợi chờ.
Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ.
Mang máu anh hùng ta đừng làm nhơ máu anh hùng.
Trai đất Việt phải nêu đèn sáng thế giới ngắm chung.
Tuổi trẻ Việt không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước lời kêu gọi thống thiết của tổ quốc.
CẢM TẠTôi xin có lời cám ơn các bạn trên trang mạng Dân Làm Báo đã có lời khích lệ trong các bài về âm nhạc trước và giúp tôi có ý định viết bài này, đặc biệt là lời yêu cầu của bạn Khoái Văn Nghệ. Ngoài ra, tôi chân thành cám ơn nhạc sĩ Nguyễn Tường Vân đã cung cấp tờ nhạc cho bài "Khỏe Vì Nước."
6/8/2015
Cao-Đắc Tuấn
____________________
Tài Liệu Tham Khảo:
1. AdeleVEVO. 2010. Adele - Rolling in the Deep. 30-11-2010.
https://www.youtube.com/watch?v=rYEDA3JcQqw (truy cập 3-8-2015).
2. Beech, Hannah. 2014. The Hong Kong Protests Have Given Rise to a New Political Generation. 6-10-2014. Time.
http://time.com/3473182/...ew-political-generation/ (truy cập 25-7-2015).
3. Blancheton, Bertrand. Unknown date. French Exchange Rate Management in the Mid-1920s: Lessons Drawn from New Evidence.
http://repec.org/mmfc03/Blancheton.pdf (truy cập 28-7-2015).
4. Brocheux, Pierre. 2007. Ho Chi Minh – A Biography. Translated by Claire Duiker. Cambridge University Press. New York, New York, U.S.A.
5. Buttinger, Joseph. 1967. Vietnam: A Dragon Embattled. Volume I – From Colonialism to the Vietminh. Frederick A. Praeger, New York, U.S.A.
6. Chen, King C. 1969. Vietnam and China, 1938-1954. Princeton University Press, New Jersey, U.S.A.
7. CinDrollic12. 2008. Rocky Music Video-Eye Of The Tiger. 24-5-2008.https://www.youtube.com/watch?v=VgSMxY6asoE (truy cập 1-8-2015).
8. Colvin, John. 1996. Giap: Volcano Under Snow, Soho Press, New York, U.S.A.
9. Courtois, Stéphane et al. 1999. The Black Book of Communism, Crimes, Terror, Repression, translated by Jonathan Murphy and Mark Kramer, Harvard University Press, Massachusetts, U.S.A.
10. Cris Mate. 2013. Ben E. King - Stand By Me (HQ Video Remastered In 1080p). 30-6-2013.
https://www.youtube.com/watch?v=dTd2ylacYNU (truy cập 3-8-2015).
11. Davidson, Phillip B. 1988. Vietnam at War: The History: 1946-1975. Presidio Press, California, U.S.A.
12. Đảng cộng sản Việt Nam. 2003. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh đầu tiên của Đảng. 10-6-2003.
http://dangcongsan.vn/cp...d=30061&cn_id=210418 (truy cập 1-8-2015).
13. Duiker, William J. 2000. Ho Chi Minh – A Life, Hyperion, New York, U.S.A.
14. Giáo sư Nhạc sĩ Hùng Lân. 2012. Tiểu sử giáo sư Hùng Lân. 4-9-2012.
http://giaosunhacsihungl...-hung-lan-hong-lang.html (truy cập 1-8-2015).
15. Halberstam, David. 1971. Ho, Random House, New York, U.S.A.
16. Hoang Van Chi. 1964. From Colonialism to Communism. A case history of North Vietnam. Frederick A. Praeger, New York, U.S.A.
17. Huyen, N. Khac. 1971. Vision Accomplished? The Enigma of Ho Chi Minh. The Macmillan Company, New York, U.S.A.
18. ICRW. 2001. The Critical Role of Youth in Global Development. December 2001.
http://www.icrw.org/site...elopment-Issue-Brief.pdf (truy cập 25-7-2015).
19. Inflation. Inflation Calculator.
http://www.davemanuel.com/inflation-calculator.php (truy cập 28-7-2015).
20. Jabr, Ferris. 2013. Let's Get Physical: The Psychology of Effective Workout Music. 20-3-2013.
http://www.scientificame...sychology-workout-music/ (truy cập 22-7-2015).
21. Kurutz, Steven. 2008. Choosing the best music for exercise. 10-1-2008.
http://www.nytimes.com/2...?pagewanted=all&_r=0 (truy cập 22-7-2015).
22. Lind, Michael. 1999. Vietnam: The Necessary War. Simon & Schuster, New York. U.S.A.
23. Marr, David G. 1997. Vietnam 1945: The Quest for Power. First paperback printing. University of California Press, California, U.S.A.
24. Ngo Van. 2010. In the Crossfire: Adventures of a Vietnamese Revolutionary, Edited by Ken Knabb and Hélène Fleury, Translated from the French by Hélène Fleury, Hilary Horrocks, Ken Knabb and Naomi Sager, AK Press, California, U.S.A.
25. Nguyen Van Canh (with Earle Cooper). 1983. Vietnam Under Communism, 1975-1982. Hoover Institution Press, Stanford University, California, U.S.A.
26. Nguyễn Bách. 2003. Đón SEA Games nhớ về "Khoẻ vì Nước". 29-10-2003.
http://www.giaidieuxanh.vn/news/238/ (truy cập 2-8-2015).
27. Nguyễn Công Luận. 2012. Nationalist in the Viet Nam Wars: Memoirs of a Victim Turned Soldier. Indiana University Press, Indiana, U.S.A.
28. Nixon, Richard. 1985. No More Vietnams. Avon Books, New York, U.S.A.
29. Parker, Emily. 2013. Tunisian youth: between political exclusion and civic engagement. 14-6-2013.
http://www.tunisia-live....on-and-civic-engagement/ (truy cập 25-7-2015).
30. Peterson, Dan. 2009. Music Benefits Exercise, Studies Show. 21-10-2009.
http://www.livescience.c...ercise-studies-show.html (truy cập 22-7-2015).
31. Peycam, Philippe M.F. 2012. The Birth of Vietnamese Political Journalism. Columbia University Press. New York, U.S.A.
32. Phạm Văn Sơn. 1972. Việt Sử Tân Biên - Quyển VII (New Chronicles of Vietnam History - Vol.VII). Sài Gòn, reprinted by Đại Nam, California, U.S.A.
33. Pike, Douglas. 1986. PAVN – People’s Army of Vietnam. Da Capo Press, New York, U.S.A.
34. Quinn-Judge, Sophie. 2002. Ho Chi Minh: the Missing Years, 1919 – 1941. University of California Press, California, U.S.A.
35. Trần Gia Phụng. 2001. Án tích Cộng sản Việt Nam. Second printing, Non Nước, Toronto, Canada.
36. Trương Quốc Uyên. 2004. Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thể dục Thể thao cách mạng. 20-5-2004.
http://dangcongsan.vn/cp...d=30178&cn_id=144450 (truy cập 29-7-2015).
37. Trương Tử Mai. 2011. Bài hát "Khỏe Vì Nước" - Chuyện bây giờ mới kể (27/3/2011). 27-3-2011.
http://thethaosukien.vn/...des/print.asp?iData=2185 (truy cập 2-8-2015).
38. Tưởng Vĩnh Kính. 1999. Hồ Chí Minh Tại Trung Quốc (Hồ Chí Minh in China). Translated by Thượng-Huyền from Hu Chi Ming tsai Chung Kuo by Chiang Yung-ching, Taipei, Taiwan, 1972. Văn Nghệ, California, U.S.A.
39. UNAOC. Không rõ ngày. Why Youth? Không rõ ngày.
http://unaocyouth.org/unaoc-and-youth/why-youth/ (truy cập 25-7-2015).
40. United Nations. Không rõ ngày. Definition of Youth. Không rõ ngày.
http://www.un.org/esa/so...ets/youth-definition.pdf (truy cập 25-7-2015).
41. We ♥ Godney! 2011. [HD] Britney Spears, Beyonce & Pink - We Will Rock You (Pepsi). 2-2-2011.
https://www.youtube.com/watch?v=pES8SezkV8w (truy cập 1-8-2015).
42. Wikipedia. 2014. Hùng Lân. 11-12-2014.
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B9ng_L%C3%A2n (truy cập 1-8-2015).
43. _________. 2015a. Phong trào Duy Tân. 5-5-2015.
https://vi.wikipedia.org...g_tr%C3%A0o_Duy_T%C3%A2n (truy cập 26-7-2015).
44. _________. 2015b. Phan Châu Trinh. 26-7-2015.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Ch%C3%A2u_Trinh (truy cập 28-7-2015).45. _________. 2015c. Phong trào Đông Du. 8-3-2015.
https://vi.wikipedia.org...C3%A0o_%C4%90%C3%B4ng_Du (truy cập 26-7-2015)