logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 22/06/2012 lúc 10:58:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi mới đọc bài viết “Sự hèn mạt của báo chí” trên blog của Trương Duy Nhất. Đọc xong, vừa thán phục vừa ngậm ngùi. Thán phục sự can đảm của tác giả và ngậm ngùi cho thân phận báo chí Việt Nam.

Trương Duy Nhất kể lại một câu nói của một cán bộ tuyên giáo nào đó trong một bữa nhậu mấy năm trước: “Báo chí các cậu hèn bỏ mẹ!” Rồi bình luận tiếp: “Tức. Một tay nó bóp d.., tay kia dán băng keo bịt miệng, thế mà vẫn lớn tiếng chê mình hèn. Định vung cho lão một đấm, nhưng nghĩ lại thấy lão nói đúng chứ đâu sai. Báo chí kiểu gì mà chỉ một cú điện thoại, một văn bản miệng đã răm rắp tự bịt miệng nhau.”

Và ông dẫn chứng: “Một cái lệnh miệng từ văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Văn Giang (Hưng Yên) cũng khiến tất cả hơn 700 tòa báo câm lặng, không dám cử phóng viên đến đưa tin. Khi hai phóng viên của đài tiếng nói Việt Nam (VOV) bị đánh đập, trấn áp dã man, bị còng tay bắt giữ như tội phạm, thu máy ảnh, thu thẻ nhà báo, thẻ đảng, thẻ luật gia… nhưng không một tòa báo nào dám lên tiếng, kể cả cơ quan chủ quản của họ. Và bản thân 2 nhà báo bị đánh cũng không dám công khai lên tiếng.

“Phải đợi đúng nửa tháng sau, trước sức ép dữ dội từ dư luận và sự mắng chửi từ các trang mạng lề trái, VOV mới miễn cưỡng đăng vài mẩu tin lên tiếng bảo vệ phóng viên của mình. Nhưng được vài hôm rồi im bẵng đến nay. Không còn nghe bất cứ một tòa báo nào nhắc lại chuyện này nữa. Câu chửi “Đ.M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi” trong vụ trấn áp Văn Giang vẫn văng vẳng mãi như một nỗi ô nhục của nghề báo.”

Trương Duy Nhất nêu lên nhận định của một số đồng nghiệp.

Ví dụ, nhà báo/blogger Phan Văn Tú: “Trong đầu thằng nhà báo Việt nào hình như cũng có một cái kéo. Nó tự cắt nó trước khi bị người khác cắt”. Hay, nhà báo Đào Tuấn, được giới thiệu là một “cây bút kỳ cựu của Đại Đoàn Kết, nay sang tờ Dân Việt”: “Nhiều người cầm bút giờ còn bi kịch hơn khi hàng ngày phải viết những điều không giống với sự thật… hàng ngày, dù không tin, nhưng vẫn phải viết ra một điều không thật – một cách khéo léo đến dối trá, để thuyết phục người đọc tin rằng đó là sự thật.”

Cuối cùng, Trương Duy Nhất kết luận, đay đi nghiến lại nhiều lần, trong nhiều câu khác nhau, trong suốt nửa sau của bài viết:

“Chưa bao giờ báo chí lại sợ hãi đến vậy. […] Run sợ đến dối trá. […] Báo chí chưa bao giờ nhạt chán, hèn nhục đến vậy. […] ở Việt Nam, nếu không mù chữ thì ai cũng có thể làm nhà báo được.”

Không phải chỉ có giới làm báo mới hèn. Các giới khác, từ giới làm văn, làm thơ đến giới làm âm nhạc cũng hèn. Nhạc sĩ Tô Hải tự nhận mình là “bồi bút”, là “hèn sĩ”, và, ở tuổi 80, viết nguyên cả một cuốn sách với nhan đề là Hồi ký của một thằng hèn.

Trước đó, năm 1988, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, trong bài “Cái hèn của người cầm bút” đăng trên tạp chí Sông Hương số 31, cũng nói nhiều về những cái hèn ấy. Ông so sánh giới cầm bút Việt Nam với một số người cầm bút ở Liên Xô cũng như ở Việt Nam thuộc thế hệ trước, như Nam Cao, chẳng hạn, và rút ra nhận định: Nhà văn Việt Nam hèn không phải chỉ ở việc bẻ cong ngòi bút để phục vụ tuyên truyền mà còn ở chỗ không dám viết thật, dù chỉ viết cho mình đọc. Có điều kết luận của ông không hẳn dễ được nhiều người đồng ý: Người cầm bút Việt Nam hèn, nhưng cái hèn ấy chủ yếu “do chính người cầm bút tạo nên cho mình. Mình tự làm hèn mình!”

Nói đến cái hèn của người cầm bút Việt Nam, không thể không nhớ đến bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” của Nguyễn Minh Châu trên báo Văn nghệ ở Hà Nội năm 1987, một bài viết được xem là tiêu biểu cho phong trào đổi mới văn học tại Việt Nam. Bài viết đặt ra nhiều vấn đề, trong đó, một trong những vấn đề được Nguyễn Minh Châu viết một cách tâm huyết và để lại nhiều ấn tượng nhất cho người đọc chính là vấn đề cái hèn. Có lúc ngỡ như ông vừa viết vừa nghẹn ngào. Giọng văn đầy cảm xúc:

“Văn chương gì mà muốn viết một câu trung thì phải viết một câu nịnh? Hèn, hèn chứ? Nhà văn nước mình tận trong tâm can ai mà chẳng thấy mình hèn? Cái sợ nó làm mình hèn. Vì thế mà từ xưa tới nay có bao nhiêu nhà văn nhà thơ đã đi ở ẩn ngay trong tác phẩm? Chúng ta vắng thiếu những cây thông đứng sừng sững. Có một nhà văn đàn anh nâng chén rượu lên giữa đám đàn em: “Tao còn sống, còn cầm bút được đến bây giờ là nhờ biết sợ!”, nói rồi ngửa mặt lên trời cười rung giường, nước mắt tuôn lã chã, giọt đổ xuống đất, giọt đổ vào lòng. Có người cầm bút đến lúc sắp bước sang thế giới bên kia vẫn chưa dám thốt lên một lời nói thật tự đáy lòng, không dám viết hồi ký thực, vì sợ để liên lụy đến đời con cái. […] Sao mà khổ vậy?”

Đọc những lời tức tưởi như vậy, thực tình tôi không muốn bình luận gì thêm. Chỉ thấy vang vang trong đầu câu hỏi của Nguyễn Minh Châu: “Sao mà khổ vậy?”

Ừ, sao mà khổ đến mức như vậy mà người ta vẫn chịu đựng được mãi?
© Nguyễn Hưng Quốc

Cứ để mặc giới cầm bút
Thú thực, bình thường tôi không chú ý đến các giải thưởng văn học nghệ thuật ở trong nước. Và từ lâu, cũng không chú ý đến các diễn văn về văn học nghệ thuật của giới lãnh đạo cộng sản. Tuy nhiên, hôm nay, lúc lướt mạng, tình cờ một bài viết đã khá cũ, nhan đề “Đảng, Nhà nước ta tạo mọi điều kiện thuận lợi để văn học, nghệ thuật phát triển”, đập vào mắt. Tự dưng tò mò, đọc thử. Đó là bài nói chuyện của Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, nhân buổi lễ trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và danh hiệu nghệ sĩ nhân dân vào sáng ngày 19/5 tại Hà Nội. Đọc xong, thấy vui, bèn viết vài lời tản mạn.

Nhưng, trước hết, xin giải thích một chút về câu mở đầu ở trên. Lý do chính khiến tôi không chú ý đến các giải thưởng văn học nghệ thuật trong nước vì chúng nhảm. Giải thưởng văn học nào cũng có hạn chế. Ngay cả giải thưởng văn học nổi tiếng nhất thế giới như giải Nobel cũng có vấn đề. Cũng bỏ sót nhiều tác giả và tác phẩm xuất sắc. Và cũng trao nhầm cho những người tài năng làng nhàng bậc trung. Thật ra, đó chỉ là chuyện bình thường. Giải thưởng nào cũng do một số người lựa chọn. Là người, không có ai không có những giới hạn nhất định. Về kiến thức. Về nhận định. Về quan điểm thẩm mỹ. Và về khả năng cảm thụ.

Có điều, các giải thưởng có uy tín trên thế giới cũng có những tiêu chí nhất định. Tiêu chí ấy, trước hết, dựa trên tính thẩm mỹ và tính nghệ thuật. Ở Việt Nam thì khác.Tiêu chí hàng đầu là tiêu chí chính trị. Trong chính trị, tiêu chí hàng đầu lại là tiêu chí phục tùng và minh họa chính sách. Thành ra, cho đến nay, hầu hết những tác phẩm được tặng giải thưởng là những tác phẩm kém.

Có thể tóm tắt thành một lời khuyên thế này: ở Việt Nam, nghe một tác phẩm nào đoạt giải, bạn đừng đọc; nghe một nhà văn hay nhà thơ nào được trao tặng danh hiệu “cao quý” nào đó, bạn đừng thèm ngó mắt đến.

Về các lời phát biểu của giới lãnh đạo cũng vậy. Trước, tôi sưu tập và đọc khá nhiều, khá kỹ các bài phát biểu ấy chủ yếu để tìm tài liệu viết cuốn Văn học Việt Nam dưới chế độ Cộng sản, 1945-90 (1991 & 1996). Đọc như một cực hình. Cái cực hình khi nghe một người dốt nói chuyện. Nói lải nhải. Lại nói một cách đầy quyền uy. Xin lưu ý: tôi dùng chữ “dốt” chứ không phải “ngu”. Không, tôi không nghĩ những kẻ ngoi lên được những cái ghế cao vòi vọi và giữ chúng một cách vững chắc lâu dài vậy là ngu. Họ không ngu nhưng dốt: ở lãnh vực này, họ không có chút kiến thức chuyên môn nào cả.

Bài phát biểu của ông Trương Tấn Sang “kế thừa” đầy đủ những cái dốt truyền đời của giới lãnh đạo cộng sản. Cũng xem văn học như một thứ vũ khí đơn giản của chính trị. Cũng xem giới cầm bút như những tôi đòi chỉ biết vâng vâng dạ dạ. Cũng muốn sử dụng những biện pháp hành chính thô bạo để kiểm soát thế giới sáng tạo vốn tự bản chất, phải được tự do, của con người. Cũng có ảo tưởng loại văn chương cung đình họ nuôi dưỡng lâu nay là văn học đích thực.

Bài phát biểu của Trương Tấn Sang chỉ có một ưu điểm: ông không hề nhắc đến chữ “chủ nghĩa xã hội” như một ý thức hệ. Trong cả bài, chữ “chủ nghĩa xã hội” chỉ xuất hiện có một lần, một lần duy nhất, ở câu cuối cùng, nhưng nó nằm trong cụm từ “Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Như một danh xưng. Chứ không phải như một ý thức hệ.

Ngày xưa, giới lãnh đạo cộng sản xem chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa như một phương pháp sáng tác duy nhất được chấp nhận dưới chế độ của họ. Sau năm 1991, khi chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ hoàn toàn ở Nga và châu Âu, họ bỏ dần cái thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong các bài diễn văn. Nói cách khác, trong việc lãnh đạo, họ bỏ qua vấn đề phương pháp. Điều đó mặc nhiên có nghĩa là: giới cầm bút có thể sử dụng phương pháp sáng tác gì cũng được. Tuy nhiên, họ vẫn giữ lại một giới hạn về ý thức hệ: đó là chủ nghĩa xã hội. Bây giờ, khi nhắc đến các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược, Trương Tấn Sang hoàn toàn lờ đi mấy chữ “chủ nghĩa xã hội”.

Ông chỉ nói: “Mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của đất nước ta hiện nay là đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thấm đượm tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng, là động lực và mục tiêu phát triển đất nước, theo quan điểm Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược đó, cùng với toàn Đảng, toàn dân, các văn nghệ sỹ có vinh dự và trọng trách lớn. Đảng, Nhà nước ta tạo mọi điều kiện thuận lợi để văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ, nâng cao chất lượng toàn diện nền văn học, nghệ thuật Việt Nam; xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ; cùng cố, đổi mới hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật ở Trung ương và các địa phương, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới.”

Việc bỏ đi những chữ nhảm nhí ấy dĩ nhiên là một điều hay. Tuy nhiên, vấn đề là: bỏ đi cả phương pháp sáng tác (chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa) lẫn ý thức hệ (chủ nghĩa xã hội), vậy thì sự lãnh đạo của đảng Cộng sản trong lãnh vực văn học nghệ thuật sẽ còn lại gì?

– Không còn gì cả.

Xin nói ngay: đó là điều đáng mừng chứ không phải đáng tiếc. Văn học nghệ thuật vốn là thế giới của sáng tạo, mà sáng tạo, tự bản chất, lại gắn liền với tự do cá nhân – tự do và cá nhân, không cần bất cứ sự lãnh đạo nào. Ở Tây phương, chả có nhà chính trị nào dám mở miệng nói đến chuyện lãnh đạo văn học nghệ thuật.

Điều bất hạnh lớn nhất của văn học nghệ thuật hiện đại Việt Nam là lúc nào nó cũng bị lãnh đạo. Chính những sự lãnh đạo dốt nát, hẹp hòi và thô bạo ấy đã làm văn học nghệ thuật càng ngày càng ốm o, còi cọc, què quặt, dị dạng. Ngay cả những tài năng kiệt xuất nhất cũng chịu bó tay, không sáng tác nổi một cái gì ra hồn.

Muốn cứu vãn văn học nghệ thuật Việt Nam, điều duy nhất đảng cộng sản và nhà cầm quyền nên làm và cần làm là cứ bỏ mặc nó. Đừng lãnh đạo gì cả. Đừng lập ban bệ gì cả. Đừng tổ chức hội nghị hay họp hành gì cả. Đừng trao giải thưởng hay phong danh hiệu gì cho ai cả.

Cứ để cho giới cầm bút được tự do. Tự do, tự nó, không đủ sinh ra tài năng. Nhưng nó sẽ giúp tài năng được nảy nở.

Khi tài năng được nảy nở, tác phẩm lớn sẽ ra đời.
© Nguyễn Hưng Quốc

Sửa bởi người viết 30/06/2012 lúc 12:36:53(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.090 giây.