logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 08/08/2015 lúc 08:12:17(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhà sư Ashin Wirathu (G) được mệnh danh là "Ben Laden" của Phật giáo Miến Điện. Reuters

Trang Văn Hóa và Ý tưởng của Le Monde (08/08/2015) có bài viết về đạo Phật ở Châu Á mang dòng tựa đáng chú ý : « Sự hận thù mang màu áo vàng cà sa ». Tờ báo đề cập đến những sự kiện liên quan đến thái độ, quan điểm của một số nhà sư Phật giáo ở các nước, từ Srilanka đến Miến Điện và qua Thái Lan đang làm méo mó đi hình ảnh của Đạo Phật, vốn vẫn được coi là một tôn giáo tránh né mọi hình thái bạo lực.
Mở đầu bài viết, tác giả nhắc lại câu chuyện xảy ra từ hồi tháng 6 năm 2013 tại thành phố Mandalay của Miến Điện. Trả lời phỏng vấn tờ báo Mỹ Time, nhà sư Wirathu đã không ngần ngại trút thái độ thù hằn vào người Rohingya theo Hồi giáo, một sắc dân vô thừa nhận, luôn bị coi là những người nhập cư trái phép và bị ngược đãi ở Miến Điện. Nhà sư được mệnh danh ở Miến Điện là « Ben Laden» của Phật giáo này tuyên bố đầy sắc khí : « Bây giờ không phải lúc còn ngồi yên được nữa mà là lúc phải đứng lên và làm sôi máu chúng ta lên ». Ngay lập tức, số báo của Time ra ngày 17/2013 đã gọi Wirathu là « gương mặt khủng bố Phật giáo ».

Từ sự kiện đó, Le Monde đặt câu hỏi : Làm thế nào mà một tôn giáo nổi tiếng là hiếu hòa lại có thể sản sinh ra những phát ngôn như vậy ? Phải chăng người phương Tây từng bị lôi cuốn bởi ý tưởng phi bạo động và lòng trắc ẩn, đã hiểu nhầm về sự bình an của đạo Phật mà họ đã du nhập từ bên châu Á về. Tác giả ngược dòng lịch sử cho thấy Phật giáo đã đến với người phương Tây đã từ thế kỷ thứ 19, thời kỳ thực dân thuộc địa. Ngay từ đó Phật giáo đã được phương Tây đón nhận là một tôn giáo an bình. Nhưng từ đó đến nay, cùng với nhiều biến động của lịch sử, nhiều sự kiện diễn ra trong giới Phật giáo đã đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh tôn giáo xuất xứ từ Á Châu này.

Bài báo nhắc lại sự kiện, năm 1963, nhà sư Thích Quảng Đức của Việt Nam tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn để phản đối sự trấn áp bạo lực của chính quyền theo Công giáo khi đó. Hình ảnh nhà sư tự thiêu đã lan truyền khắp thế giới và gây xúc động mạnh trong dư luận nhất là khi thấy các nhà sư sẵn sàng chấp nhận quyên sinh mà không thể hiện một chút bạo lực nào. Thế nhưng đến khi xảy ra làn sóng tự thiêu liên tục trong các nhà sư Tây Tạng, để chống lại sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc trong khoảng từ 2012 đến 2013 thì dư luận lại đặt vấn đề : Phải chăng đạo Phật chủ trương bất bạo động và chấp nhận sự hủy hoại cuộc sống của chính mình ?

Tiếp đó là đến năm 2007, khi các nhà sự Miến Điện xuống đường đấu tranh chống chế độ độc tài. Họ bị đàn áp và tất nhiên trở thành những nạn nhân của bạo lực. Nhưng 8 năm sau đó, một số nhà sư Miến Điện lại nổi lên đấu tranh, nhưng là để đòi trục xuất người Rohingya theo Hồi giáo. Le Monde đặt câu hỏi : « Làm sao người ta có thể dung hòa được giáo lý của Đức Phật với đầu óc dân tộc cực đoan hẹp hòi như vậy ? »

Theo tác giả bài viết, sự phối hợp giữa Phật giáo và chủ nghĩa dân tộc quá khích không phải là điều gì mới. Tại Thái Lan, tôn giáo này đã từng được Nhà nước không ngần ngại sử dụng khi muốn biện minh cho chiến tranh. Đến giờ Phật giáo Thái Lan là một định chế cực kỳ chính trị hóa và được phân cấp rõ rệt , nhằm phục vụ nền quân chủ. Năm 1976, giáo hội Phật giáo của nước này từng tham gia tích cực vào cuộc thập tự chinh chống Cộng sản. Nhà sư Thái Kittivuddho từng giải thích : « Giết những người Cộng sản không phải là tội .... Chúng tôi không có ý định sát sinh nhưng tiêu diệt những con quỷ là nghĩa vụ của mọi người Thái ».

Chuyển qua Srilanka, nước láng giềng của Miến Điện và Thái Lan. Le Monde nhận thấy các nhà sư có đầu óc dân tộc cực đoan của nước này cũng không thiếu. Họ còn tham gia một đảng thành lập năm 2004 kêu gọi mạnh mẽ đàn áp phe nổi dậy Những con Hổ giải phóng Tamoul ( đa phần theo Ấn Độ giáo) ở miền bắc nước này.

Trở lại Miến Điện với nhân vật sư Wirathu. Le Monde nhắc lại : « Khi ông ta cổ vũ lòng hận thù với người Hồi giáo Rohingya, hay chửi rủa bà đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc là « con đĩ », nhà sư Miến Điện Wirathu hoàn toàn không phải là một nhân vật ngoài lề đất nước. Không phải là một người ly khai, ông ta là một chức sắc tôn giáo có ảnh hưởng và gần gũi với chính quyền ».

Tất nhiên ở bên ngoài nhiều chức sắc Phật giáo đã lên án những phát ngôn của nhà sư này, trong đó đặc biệt là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Với tất cả những hiện tượng vừa nêu trên, tác giả đặt vấn để có phải người phương Tây đã sai lầm khi nhìn nhận bản chất phi bạo lực của Phật giáo hay không ? Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.036 giây.