logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/08/2015 lúc 10:36:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hơn một thập kỷ sau khi ban hành nghị quyết 36 của Bộ Chính Trị đảng về “công tác về người Việt Nam ở nước ngoài,” tổ chức này lại dấy lên tinh thần “hòa giải dân tộc” bằng cử chỉ “miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam.”

Cử chỉ có vẻ bất thường trên được cấp phó của ông Nguyễn Tấn Dũng - Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh - nêu ra với Bộ Công An khi yêu cầu bộ này “chủ trì khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định quy định việc, trình chính phủ trước ngày 15 tháng 8, 2015.”

Yêu cầu có vẻ đột biến của Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đột ngột lộ diện vào ngày đầu tháng 8 2015, tức chỉ gần một tháng sau “chuyến thăm lịch sử” của TBT Nguyễn Phú Trọng tại địa điểm mà người Mỹ chỉ dành để đón tiếp các nguyên thủ quốc gia.

Một chi tiết mang tính trùng lặp lịch sử không thể bị lãng quên là vào tháng 8, 2007 - khoảng thời gian mà Việt Nam vừa được chấp thuận tham gia vào tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và vừa diễn ra cuộc gặp George Bush-Nguyễn Minh Triết tại Washington, chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành quyết định về quy chế “miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.”

Tuy nhiên vào thời gian sau đó, bất chấp làn sóng phản đối rộng khắp của dư luận người Việt hải ngoại về “thật vô lý khi người Việt trở về thăm quê hương nhưng lại phải xin visa,” Bộ Công An vẫn cần mẫn thực thi chính sách siết chặt, kiểm tra và theo dõi gắt gao thị thực cùng nhân sự xuất nhập cảnh. Rất nhiều người Việt hải ngoại nằm trong danh sách “an ninh quốc gia” hoặc bị coi là “chống cộng” đã không được nhập cảnh vào Việt Nam. Hoặc một số người Việt hải ngoại dù được đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực nhưng lại bị công an Việt Nam thẳng tay ngăn chặn khi họ đáp xuống phi trường ở Việt Nam.

Trong khi đó, Bộ Ngoại Giao lại phó mặc tình trạng lạm thu phí visa xảy ra lan tràn và bất nhẫn tại nhiều đại sứ quán và lãnh sự quán Việt Nam ở các nước.

Nguồn thu nhập hấp dẫn từ cơ chế lạm thu, theo nhiều phỏng đoán từ giới người Việt sinh sống ở nước ngoài, có thể “cống hiến” đến vài trăm ngàn USD cho một suất nhân viên ngoại giao nhiệm kỳ 3 năm, thậm chí hàng triệu USD dành cho lãnh đạo cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại một số quốc gia “dễ ăn” như Nga, Séc, Ba Lan...

Chỉ vài năm gần đây, khi mức lạm thu lệ phí visa đã vượt nhiều lần so với mức quy định và khiến sinh ra phong trào phản đối lẫn biểu tình của nhiều “kiều bào ta” ở nước ngoài, trong đó đặc biệt là phong trào “tôi và sứ quán,” các nhà ngoại giao Việt Nam mới tạm nén dìm nguồn thu nhập hấp dẫn để cải hoán một ít thể diện.

Có cải thiện hơn so với năm 2007?

Nếu xét theo đúng nguyên trạng quy định trong Khoản 3, Điều 3, Luật Quốc Tịch Việt Nam năm 2008 thì: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”

Có thể hiểu, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không chỉ là những người còn mang quốc tịch Việt Nam mà cả rất nhiều người gốc Việt đã mang quốc tịch nước ngoài.

Hiện nay trên thế giới có hơn 3 triệu người Việt sinh sống, trong đó ở Mỹ khoảng 2 triệu người.

Nếu dự thảo nghị định “miễn thị thực” được triển khai đúng với tinh thần “hòa hợp, hòa giải dân tộc,” đương nhiên 3 triệu người Việt sẽ có cơ hội về thăm quê hương mà không cần phải “xin” thị thực như bao nhiêu năm trước.

Một nữ nhà báo gốc Việt cho biết, cách đây 20 năm, việc người Việt định cư ở Pháp đến tòa đại sứ Việt Nam để xin thị thực nhập cảnh vào Việt Nam là không thể tưởng tượng được. Chỉ riêng bà thường trực (gác cổng) của tòa đại sứ Việt Nam cũng đã là một đấng quan quyền khi không thèm trả lời dù với người nước ngoài. Chồng nữ nhà báo này là người Pháp nhưng cũng đã phải đến đại sứ quán Việt Nam đến 6 lần mới xin được thị thực.

Nhưng nếu nghị định miễn thị thực trên được chính phủ Việt Nam đưa vào thực hiện một cách nghiêm khắc và nhất quán, nạn lạm thu và lợi dụng thu chênh lệch của hệ thống các đại sứ quán và lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài sẽ có cơ hội chấm dứt, và cũng tạm dừng lại điều mà người Việt coi là nỗi nhục quốc thể, cho dù vì không còn nỗi nhục đó mà nhiều nhân viên ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài sẽ bị mất đi một nguồn thu kinh khủng.

Câu hỏi còn lại là những “đối tượng” nào (từ ngữ của giới công an) sẽ được áp dụng trong nghị định miễn thị thực, còn “đối tượng” nào khác sẽ bị gạt ra “vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, lý do đặc biệt khác theo quy định của bộ trưởng Bộ Công an” - như một quy định rất mơ hồ của pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Trong bối cảnh Việt-Mỹ đã thay đổi theo hướng “đoàn tụ” (tạm mượn từ ngữ đầy sáng tạo xuất hiện trong chương trình “Khát vọng đoàn tụ” vào cuối tháng 7, 2015 mà nhân chứng bất đắc dĩ là Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh), liệu quy định về “miễn thị thực cho người Việt Nam ở nước ngoài” có cải thiện hơn chút nào so với năm 2007, hay chỉ là một động tác tình thế nhằm đối phó với áp lực quốc tế, cộng đồng người Việt hải ngoại và cũng là nhằm cải thiện tình trạng ngân sách lép kẹp của Việt Nam?

Vào giữa năm 2015, lần đầu tiên Việt Nam đã miễn thị thực cho công dân 5 quốc gia Tây Âu là Pháp, Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha, sau khi giới chức Hà Nội bị phương Tây “càm ràm” khá nhiều về sự khó khăn và khó hiểu liên quan đến các thủ tục xuất nhập cảnh.

Cạn ngân sách?

Ngoài động thái “hữu nghị” mà giới tuyên giáo đảng thường mặc định là cung cách “ngoại giao nhân dân,” rất có thể còn một nguyên do sâu xa dẫn đến giải pháp miễn thị thực cho đại đa số người Việt hải ngoại, bất chấp 2/3 trong số đó sinh sống tại Mỹ - khu vực vẫn bị xem là “đặc biệt nhạy cảm.”

Trong thực tế, nền ngân sách Việt Nam vừa xuất hiện thêm một dấu hiệu sáng chói về nan đề cạn tiền của Bộ Tài Chính.

Từ kênh truyền hình quốc gia VTV1, Thứ Trưởng Bộ Tài Chính Huỳnh Quang Hải đã thừa nhận việc bộ này “đề nghị Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) cho vay 30,000 tỷ đồng để cân đối thu chi ngân sách trong năm nay.”

Tuy nhiên, ông Hải viện dẫn “theo quy định của Luật Ngân Sách Nhà Nước và Luật NHNN Việt Nam, trong trường hợp ngân sách có thiếu hụt tạm thời, ngân sách có thể vay Ngân Hàng Nhà Nước và hoàn trả ngay trong năm,” và biện bạch “thực ra là hoạt động nghiệp vụ của kho bạc nhà nước, không phải do tình hình ngân sách khó khăn hơn dự kiến đã đề ra.”

Đề nghị “vay 30,000 tỷ đồng để cân đối thu chi ngân sách” trên có một nét tương đồng nào đấy với gói 30,000 tỷ đồng để vực dậy tình trạng u ám của thị trường nhà đất, đồng thời lộ diện sau khi đề xuất của chính phủ về “vay từ nguồn dự trữ ngoại hối nhà nước” đã gần như thất bại.

Cần nhắc lại, nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 4, 2015 của chính phủ Việt Nam đã đề ra một nhiệm vụ mang tính thống thiết: yêu cầu Ngân Hàng Nhà Nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Nghiên Cứu, đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối nhà nước để bổ sung vốn đầu tư phát triển, bảo đảm an toàn tài chính tiền tệ quốc gia.

Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên từ nhiều năm qua, đặc biệt là từ đầu năm 2011 khi chính sách tài chính tiền tệ bị co thắt đột ngột, cơ quan chính phủ phải cầu cứu tới biện pháp dùng quỹ dự trữ ngoại hối để bù đắp tình trạng thiếu hụt trầm trọng của ngân sách.

Dự trữ ngoại hối vẫn được NHNN và chính phủ xem là một niềm tự hào của nền tài chính Việt Nam nhằm phục vụ cho mục tiêu chống lạm phát và khủng hoảng kinh tế, với con số đã đạt đến 37 tỷ USD (theo báo cáo mới nhất của Thống Đốc NHNN Nguyễn Văn Bình) trong thời buổi suy thoái kinh tế quá ư trầm trọng.

Tuy nhiên, nghịch lý quá lớn là trong khi NHNN quá thu vén việc tích lũy ngoại tệ, ngân sách lại cạn kiệt rất nhanh. Nếu vào đầu năm 2014, lần đầu tiên Thủ Tướng Dũng phải ra trước Quốc Hội xin nâng trần bội chi ngân sách từ 4.7% lên 5.3%, thì cho tới nay, lời hứa hẹn nâng lương cho cán bộ công chức kéo dài suốt mấy năm qua càng chưa có khả dĩ nào đáng nói.

Thậm chí, một kết quả kiểm toán vào cuối năm 2013 còn cho thấy bội chi ngân sách chính phủ lên đến 6.3% chứ không còn nằm dưới mức “5% an toàn” như lãnh đạo Bộ Tài Chính thuyết mị.

Hẳn nhiên trong bối cảnh thê thiết nguồn thu ngân sách, nếu đại đa số người Việt hải ngoại được miễn thị thực, tâm lý trở về cố quốc sẽ thoáng đãng hơn và kéo theo không khí mang tiền về quê hương lẫn chi xài sẽ tăng lên hơn so với con số 10-11 tỷ USD kiều hối hàng năm về Việt Nam.

Nhưng nếu Bộ công an vẫn khăng khăng giữ ưu tiên “an ninh quốc gia,” còn Bộ Ngoại Giao vẫn ưu đãi cho “lạm thu visa,” sẽ chẳng có làn sóng Việt kiều nào đổ về quê hương để cải thiện túi thủng ngân sách.

Phạm Chí Dũng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.