logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/08/2015 lúc 10:59:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ngày 10/8, Hội Bầu bí tương thân (HBBTT) cùng anh em thân hữu đã đến thăm gia đình và thắp hương tưởng nhớ sắp tròn một năm, ngày mất của Nhà giáo - CCB Nguyễn Anh Dũng. Mặc dù, đã có tin này trên facebook nhưng nếu không viết vài dòng về những suy nghĩ của mình và công bố bài viết còn chưa kịp chỉnh sửa, chưa kịp đăng của ông trước khi về cõi (gia đình mới tìm được và gửi cho tôi) để chia sẻ cùng anh chị em bạn bè thân hữu, những người yêu chuộng sự thật công lý thì tôi cảm thấy đó là một thiếu sót.

Ông Nguyễn Anh Dũng là Nhà giáo - CCB dưới chế độ cộng sản, khi về hưu xã hội đưa đẩy ông thành dân oan đi khiếu kiện, do đất đai của gia đình ông bị tước đoạt một cách trái pháp luật. Ông đi khiếu kiện nhiều năm nhưng mọi con đường đi đến công lý đều bị bế tắc. Từ đó, ông nhận ra một chế độ ông đã đóng góp biết bao công sức, thậm chí hy sinh cả xương máu để bảo vệ, lại là một chế độ độc tài bất nhân. Một chế độ không có dân chủ, nhân quyền không được tôn trọng, không có công lý. Ông đã thấu hiểu được bản chất của chế độ độc tài tham nhũng, nỗi oan trái của người dân do chính quyền gây ra không bao giờ được giải quyết, nguyên nhân của sự suy đồi trong xã hội, nguy cơ mất nước nước trước hành vi liên tục xâm lấn ngang ngược của Trung Cộng và sự nhu nhược của nhà cầm quyền CSVN.


Nhà giáo - CCB Nguyễn Anh Dũng đã lập trang blog nhanquyenvacongly.blogspot.com để bày tỏ chính kiến của mình về hiện tình của đất nước. Nhiều lần bị cơ quan ANCSVN gây khó dễ, ép ông rút các bài viết của mình đã đăng trên blog. Ông không chỉ là người viết lên sự thật và chính kiến của mình về những bất công trong xã hội, ông còn tìm mọi cách vượt qua sự ngăn cản phi lý của AN tham gia rất tích cực các buổi tuần hành ủng hộ cho công lý, biểu tình chống Trung Cộng xâm lược. Ông cũng là một cổ động viên tích cực của No-U FC và là thành viên sáng lập HBBTT. Ông đã không quản khó khăn nguy hiểm cùng anh em trong HBBTT đến mọi miền của đất nước thăm hỏi đông viên giúp đỡ các gia đình tù nhân lương tâm, những gia đình oan trái, những gia đình có hoàn cảnh hẩm hưu đặc biệt... Ông đã làm những việc đầy ý nghĩa nhân ái với lòng nhiệt huyết, quên cả bệnh tật nguy hiểm đối với bản thân.


Sau khi ông cùng anh em HBBTT hoàn thành công việc từ thiện ở Miền trung trở về, với bao nỗi niềm trăn trở về sự thật đau lòng diễn ra trong chuyến đi, khiến ông không thể nghỉ ngơi, cầm bút viết ngay để chia sẻ chính kiến đau lòng của mình với mọi người.


Dưới đây là bài viết cuối cùng chưa hoàn chỉnh, chưa kịp chỉnh sửa, chưa kịp đăng trước khi đột ngột ngột lâm bệnh của Nhà giáo - CCB Nguyễn Anh Dũng.

Về miền Trung


Đã lâu, nay mới có dịp trở lại miền Trung. Đi trên con đường quanh co bên sườn núi, đầy nắng và gió,


"Bước tới đèo ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lác đác trên non tiều vài chú,
Dưới bến lơ thơ chợ mấy nhà..."


Giờ đây rừng đã có chủ, chẳng ai đi lấy củi được nữa. Bến thì chẳng còn chợ, nay đã thành các Rysot, các khu nghỉ dưỡng cao cấp có lẽ chỉ dành cho những người có tiền. Cũng có thể đi trên con đường uốn lượn ven biển, để rồi phóng tầm mắt ra khơi xa thưởng ngoạn cái khung cảnh "Biển trời bao la, đẹp như gấm hoa.." như trong một ca khúc nào đó.


Cảnh đẹp đó đã làm cho con người ta tạm thời quên đi những nỗi khó nhọc, lam lũ hàng ngày để tạo nên những kỳ quan cho ngày nay và cho muôn đời sau.


Mượn được anh bạn chiếc xe máy cà tàng, rời khỏi thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - một địa danh với những trận đánh ác liệt trong chiến tranh như Núi Thành, Điện Ngọc, chúng tôi xuôi về phía huyện Núi Thành, rời khỏi đường quốc lộ, tìm đến thôn, xã. Hỏi thăm gia đình anh Nhi, một gia đình đang gặp khó khăn khi hai bố con cùng mang bệnh hiểm nghèo, đã lâu năm vẫn chưa xác định được rõ bệnh tật. Chị vợ bị xốc vì chồng con mang bệnh lạ, nhà lại nghèo nên đã phát bệnh tâm thần, phải đưa về nhà bố mẹ đẻ để chăm sóc.


Đường đến nhà khó đi bởi chỉ là những con đường mòn, đôi chỗ phải dắt xe máy băng qua những cồn cát trắng hoặc những ngôi mộ. Loay hoay mãi vẫn không tìm được nhà, may sao gặp được một chị nông dân tốt bụng. Biết chúng tôi là khách ở xa đến, chị tự nguyện làm hoa tiêu dẫn đường. Tìm được đến nhà, chị giao lại cho chủ nhà rồi ra đi, chúng tôi vội vã ngỏ lời cám ơn, chị nói: "Các anh là những nhà hảo tâm đến giúp đỡ người dân gập khó khăn, em phải có trách nhiệm giúp đỡ các anh chứ", chị mỉm cười rồi quay đi, chúng tôi cũng không kịp hỏi tên của chị.


Anh Nhi tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ, chỉ đủ chỗ kê một chiếc giường nhỏ, một bộ bàn ghế cũ, nhà mất điện nên thiếu ánh sáng và nóng ngột ngạt. Chúng tôi chưa kịp nói chuyện thì xuất hiện hai người khác, được anh giới thiệu người đàn ông đứng tuổi là công an xã, người con gái là cán bộ xã.


Người công an xã hỏi chúng tôi tên là gì, ở hội đoàn nào đến làm gì?


Tôi ngạc nhiên trước câu hỏi của anh ta, song cũng kịp nhận ra chúng tôi đã gặp phải loại sai nha, chức dịch trong làng. Để tránh lỡ việc, tôi trả lời:


Tôi là Nguyễn Anh Dũng, còn đây là anh Ngô Duy Quyền ở Hội Bầu bí tương thân, từ Hà Nội đến. Biết được hoàn cảnh của gia đình anh Nhi trên báo chí. Chúng tôi đến thăm và tìm hiểu thực tế của gia đình để có điều kiện, đề xuất với các nhà hảo tâm có thể cưu mang, giúp đỡ gia đình anh chữa bệnh, gắng vượt qua nỗi khó khăn to lớn này. Tôi đưa tấm thẻ hội viên Hội cựu chiến binh VN cho viên công an xã xem. Cô gái cũng cầm xem và không quên chụp ảnh tấm thẻ của tôi.


Cô ta nói: "Từ thiện cũng chỉ có mức độ"! Tôi lại ngạc nhiên! phải chăng ý cô ta là muốn làm khó và ngăn cản người làm từ thiện và người nhận từ thiện? Lúc này tôi mới có dịp nhìn kỹ. Cô ta người nhỏ thó, trang phục hợp thời, đeo đôi kính trắng, đặc biệt giọng nói thì đanh, sắc muốn tỏ ra là người có chức phận, năm nay 29 tuổi và chưa có chồng. Có lẽ "Cây khô không lộc, người độc không con" đúng với trường hợp này.


Tôi nhìn qua cửa sổ, cách khoảng sân rộng, bên kia hàng rào cây lúp súp, xuất hiện 2 tốp thanh niên đi 2 xe máy đứng cách xa nhau, cùng đang chú ý vào ngôi nhà có khách từ xa đến. Cũng không khó lắm để nhận ra, đây là mấy viên công an giả dạng đang theo dõi chúng tôi. Chuyện vặt, việc ai người ấy làm.


Chúng tôi quay lại nói chuyện và quan sát tình trạng bệnh tật của hai bố con. Chân và tay họ bợt trắng, làn da tróc ra từng mảng kèm những vế nứt rỉ máu. Ở người bố các ngón chân bị biến dạng và quắp vào nhau, họ luôn tay gải những chỗ nứt nẻ trên thân mình.


Biết không thể làm được gì, trước những cặp mắt của bầy cú vọ, sau khi chụp mấy kiểu ảnh làm kỷ niệm, chúng tôi chào gia đình và đi về. Mấy viên tuần đinh cũng đi về, song cũng không quên dùng xe máy đi kèm phía sau, tiễn chúng tôi một đoạn đường dài sau đó đột ngột biến mất cũng như khi họ xuất hiện.


Tuy nhiên bằng mọi cách, món quà của nhà hảo tâm cũng được trao tận tay anh Nhi, anh xúc động rơi nước mắt gửi lời cám ơn nhà hảo tâm và mọi người đã không quên đến nhưng thân phận hẩm hưu như gia đình anh với đạo lý "Bầu ơi thương lấy bí cùng; Tuy rằng khác dống nhưng chung một giàn".



Mặc dù bài viết chưa hoàn chỉnh, nhưng có lẽ ai cũng có thể nhận ra đã đến phần kết và đồng thời ai cũng thấy rõ được tâm trạng, bức xúc, sự trăn trở của tác giả (chính nơi chiến trường trước đây cầm súng trực chiến đấu để bảo vệ chế độ để xây dựng một thiên đường cũng là nơi ngăn chặn tác giả thực hiện tấm lòng từ thiện.)


Thật không may, hay để an ủi sự đột ngột khi ông về cõi bên kia, ta có thể nói đó là định mệnh. Nhưng sự không may đó nó đã để lại cho cuộc sống biết bao ý nghĩa. Sự đột ngột ra đi của ông đã tạo ra một làn sóng tràn ngập tình cảm bày tỏ sự quý mến, kính trọng, thương tiếc trên các trang mạng xã hội của các tổ chức, của anh chị em bạn bè thân hữu, những người đã từng quen biết ông cùng đi trên một con đường vì lý tưởng cao đẹp cho cuộc sống. Qua đó thấy được ở ông một nhân cách sống hiền hòa, thẳng thắn, chừng mực, nhường nhịn, tận tụy với công việc, nói ít làm nhiều, gắn bó đoàn kết với mọi người nhưng lại rất bền bỉ và kiên cường, dũng cảm tranh đấu khi đối mặt với những cái độc ác xấu xa.


Cũng chính vì vậy những kẻ cai trị dân bằng cơ chế độc tài, những kẻ bảo vệ an ninh cho sự cai trị độc tài tham nhũng, “hèn với giặc ác với dân” luôn luôn ngặn chặn sự thật, sợ sự thật, sợ cái tốt, sợ cái Chân-Thiện-Mỹ lan tỏa. Nên sau khi ông nhập viện, chúng đã dùng tin tặc tấn công đánh sập trang blog cá nhân nói trên cùng FB của ông. Chưa nói đến sự hèn hạ trơ trẻn, bỉ ổi của bộ mặt chế độ độc tài bị phơi bày qua lũ công cụ súc sinh đã thể hiện trong đám tang của ông. Nhưng bàn tay không che khuất được mặt trời.


Sắp tròn một năm, trước ngày giỗ đầu của anh, tôi đến cùng anh em thân hữu, thắp nén hương nói lên tấm lòng tưởng nhớ về anh và công khai bài viết cuối cùng của anh, chắc chắn đó là nguyện vọng của anh để anh được thanh thản yên nghỉ nơi suối vàng.


Tin chắc rằng tình cảm của mọi người, hình ảnh đẹp đầy ý nghĩa nhân văn và sự đóng góp của anh cho phong trào tranh đấu giành lại quyền con người ở Việt Nam sẽ mãi mãi không bao giờ nhạt phai.
UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

Ngày 12/8/20015
Vũ Manh Hùng

Sửa bởi người viết 12/08/2015 lúc 11:01:55(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.099 giây.