logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/08/2015 lúc 07:10:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nơi dự tính đặt tượng Hồ Chí Minh và bia kỷ niệm taị Chastava. Nguồn: TTXVN.

Hội đồng và Uỷ ban thành phố Chrastava
Náměstí 1. máje č. 1
463 31 Chrastava

Về việc: Phản đối việc đặt bia kỷ niệm “Những đứa trẻ Việt Nam ở làng Chrastava“

Kính gửi Hội đồng và Ủy ban thành phố Chrastava,

Trên website www.chrastava.cz cách đây chưa lâu có đăng một bài viết bằng tiếng Việt về chuyến thăm của ông đại sứ Việt Nam tới Chrastava ngày 22.6.2015, trong đó có ghi:

“Đại sứ bày tỏ mong muốn từ phía Việt Nam về việc đặt cột đá hoặc dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ngôi trường ở thị trấn Chrastava, nơi từ năm 1956 đã tiếp nhận 100 thiếu sinh quân Việt Nam“ (dịch nguyên văn).

Tiếp theo bài này viết: “Đại sứ Trương Mạnh Sơn cho biết ông đã chọn được địa điểm thích hợp để ghi lại dấu tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chrastava – đó là vị trí sau cổng chính của vườn hoa có nhiều cây xanh, ngay trước cơ sở giáo dục từng đón nhận 100 thiếu sinh quân Việt Nam trong thập niên 50 của thế kỷ trước.“ (dịch nguyên văn)

Tôi không biết, bài báo này đã được dịch sang tiếng Tiệp và các thành viên của Hội đồng và Ủy ban thành phố Chrastava đã được biết về nội dung của nó hay chưa.

Cùng lúc với bài viết nói trên, một tờ báo Việt Nam ở Praha có bài với tên gọi: “Đại sứ Trương Mạnh Sơn muốn dựng tượng đài ông Hồ Chí Minh ở CH Séc“ với nội dung gần như vậy.

Phản ứng của hầu hết người Việt không chỉ với cá nhân ông đại sứ mà cả với ông Hồ Chí Minh qua đề nghị này rất xúc phạm. Là một trong số những đứa trẻ “Chrastava“ (chúng tôi vẫn thường gọi nhau như vậy), tôi thấy có trách nhiệm phải viết cho tờ báo này, trong đó tôi nêu quan điểm của mình (tôi đã đọc và nghiên cứu tiểu sử ông Hồ Chí Minh từ nhiều nhà sử học, từ các bút tích của ông và tôi nghĩ, không biết nếu bỗng nhiên ông tỉnh dậy từ “cõi chết“ thì ông sẽ nói gì) với nội dung gần như sau: Tôi khẳng định rằng Bác Hồ Chí Minh không muốn bất cứ bức tượng nào ở Chrastava và mong muốn này không bày tỏ lòng kính trọng với bác và ý muốn của ông Đại sứ xuất phát từ sự không hiểu biết luật lệ và thực tế chính trị - xã hội hiện nay ở CH Séc.

Trong khi đó, ông chủ tịch Hội người Việt Nam tỉnh Liberec (tổ chức này chưa được đăng ký ở Bộ nội vụ, không có số đăng ký) theo chỉ thị của ông Đại sứ đã nhiều lần làm việc với lãnh đạo thành phố Chrastava nhằm thực hiện mục đích của ông Đại sứ và theo lời của ông Phó chủ tịch hội này, nói trước ngài đại sứ và nhiều cán bộ đại sứ quán Việt Nam, rằng Chrastava chỉ muốn nhớ tới những đứa trẻ. Thế nhưng chính ngài đại sứ và nhiều người khác nữa lại đề nghị, để tôi đàm phán với lãnh đạo Chrastava với mục đích trước hết là để kỷ niệm chuyến thăm của ông Hồ Chí Minh và sau mới là nhớ tới sự có mặt của những trẻ em Việt Nam tại thành phố này thời kỳ những năm 1956-1959. Kết quả làm việc của tôi với ông thị trưởng và kết quả của buổi đàm phán ngay sau đó một ngày của ông Bí thư thứ nhất (ĐSQ – ND) và chủ tịch HNVN tỉnh Liberec, thì cả Ủy ban lẫn Hội đồng thành phố Chrastava đều đã biết.

Đồng thời ông Bí thư thứ nhất cũng chuẩn bị một chương trình lễ hội để khai trương „bia kỷ niệm“ với ngân sách 165 000 curon, trong đó dành riêng 50 000 curon để hoàn thành bia kỷ niệm với dòng chữ “Trẻ em VN tại Chrastava“. Tất cả công việc và hoạt động xung quanh sẽ do người VN thực hiện và được thanh toán bằng tiền mặt. Về việc này tôi có viết cho ông đại sứ và thẳng thắn khiển trách ông bí thư thứ nhất, rằng không cần thiết phải tổ chức một buổi lễ với nhiều tốn kém như vậy và tôi đề nghị thẳng với ông đại sứ, rằng nếu không thể hủy bỏ hoàn toàn hoạt động này (theo đề nghị của ông đại sứ và hội người VN tỉnh Liberec, ngày 15.7.2015 ông thị trưởng đã ra thông báo, rằng ngày 02.9.2015 tại quảng trường 1. Tháng 5 ở Chrastava sẽ tổ chức triển lãm nhân ngày quốc khánh Việt Nam), thì hãy thay việc khai trương “bia kỷ niệm“ bằng việc tổ chức gặp gỡ, giao lưu giữa người trẻ Chrastava với cộng đồng người Việt Nam tại đây vì sự thông hiểu và cùng chung sống. Ông Bí thư thứ nhất đã viết tin nhắn cho tôi về việc này, rằng ngài Đại sứ cảm ơn sự giúp đỡ vừa qua của tôi và tôi không phải quan tâm gì nữa và việc hoàn thành nội dung ghi trên bia kỷ niệm bằng hai ngôn ngữ sẽ do ông Chủ tịch hội người Việt Nam tỉnh Liberec chịu trách nhiệm thực hiện và thanh toán bằng tiền mặt.

Thưa Hội đồng và Ủy ban,

từng là một học sinh trong Khu ký túc xá trẻ em VN tại Chrastava và với cương vị công dân nước CH Séc (tôi đã từng học qua tất cả các bậc giáo dục, từ thời CHXHCN Tiệp và Liên bang CHXHCN Tiệp Khắc, trước khi thay đổi chế độ tôi làm việc như một cán bộ khoa học tại viện EU thuộc Viện hàn lâm khoa học Tiệp Khắc, tôi sống ở đây đã 45 năm và tôi là một trong những người đầu tiên cùng gia đình được nhận quốc tịch Séc ngay sau khi thay đổi chế độ) và từ quá trình đàm phán về việc này, bằng lương tâm và quyền công dân và tôi thấy có trách nhiệm phải phản đối việc đặt bia kỷ niệm “Trẻ em VN tại Chrastava“ và đề nghị, để thành phố Chrastava dừng việc khắc nội dung và tiến hành chuẩn bị khai trương bia kỷ niệm này vì những lý do sau:

1/ Tôi khẳng định, rằng chúng tôi không xứng đáng và bản thân chúng tôi cũng không muốn có “bia kỷ niệm“ về chúng tôi ở Chrastava. Chúng tôi không phải là người đầu tiên đến nước Tiệp Khắc thời đó và chúng tôi cũng chẳng giúp gì cho việc phát triển quan hệ giữa hai đất nước và hai dân tộc. Những bia kỷ niệm ở thành phố quý ngài phải là để bày tỏ lòng kính trọng với những nhân vật có công lớn với thành phố Chrastava hay để ghi nhớ những sự kiện lịch sử liên quan tới thành phố.

2/ Những nơi chúng tô từng tới, nơi chúng tôi từng sống, học tập hoặc gặp gỡ những người từng giúp đỡ chúng tôi, chúng tôi cho đó là chuyên riêng tư của mình. Việc đặt bia kỷ niệm có thể gây phiền phức đến mối quan hệ bình thường của chúng tôi với thành phố Chrastava và những kỷ niệm thời thơ ấu của chúng tôi.

Việc đặt bia kỷ niệm thực chất chỉ là biện pháp vớt vát sửa sai của ông Đại sứ sau khi không thực hiện được ý đồ xây dựng tượng hoặc đặt cột tượng của ông Hồ Chí Minh ở thành phố Chrastava. Tôi khẳng định rằng thông qua việc đặt bia kỷ niệm về chúng tôi này ông Đại sứ và những người Việt Nam xung quanh ông ta đang nhắm tới một mục đích khác chứ không phải xuất phát từ lòng kính trọng với chủ tịch Hồ Chí Minh, chưa cần nói đến chúng tôi.

Ông Đại sứ quyết định về nội dung khắc trên bia, bày tỏ tình cảm của người dân Chrastava dành cho chúng tôi và phía Việt Nam dự định sẽ chi trả toàn bộ chi phí liên quan. Tất cả việc này dẫn đến suy diễn nhằm chứng minh, rằng cái bia này sẽ ghi dấu để nhớ tới “công lao của ông ấy“ chứ không phải nhớ tới chúng tôi và càng không phải nhớ tới chủ tịch Hồ Chí Minh.

Việc bia kỷ niệm được sản xuất và chi trả từ tiền của người dân nghèo khổ Việt Nam hay là từ đóng góp của cách doanh nghiệp Việt Nam dưới sức ép của Đại sứ quán là một điều sỉ nhục với chúng tôi.

Việc đặt bia kỷ niệm như thế ngay ở quảng trường thành phố các ngài, theo tôi, sẽ không được nhiều người dân Chrastava đồng ý.

Đã có một đĩa lưu niệm nhân kỷ niệm 50 năm ngày chúng tôi đặt chân tới Chrastava, được tặng bởi cố kỹ sư, PTS Nguyễn Xuân Chuẩn, một số ảnh buổi gặp gỡ của chúng tôi cùng trẻ em Tiệp Khắc với chủ tịch Hồ Chí Minh ở ký túc xá trẻ em Việt Nam năm 1957, hiện được trưng bày tại một bảo tàng nhỏ ở thành phố của các ngài, bài viết về chúng tôi và cuộc đi thăm của bác Hồ của chúng tôi năm 1957 đăng trên website www.chrastava.cz , do ông thị trưởng của các ngài viết trước đây mấy năm và được dịch sang tiếng Việt (tôi không biết liệu có ai trong số bạn cũ của tôi có đọc được hay không) và quyển sách tiểu sử về chủ tịch đầu tiên của Việt nam Hồ Chí Minh do một nhà sử học Mỹ viết, được tặng cho ông thị trưởng, theo tôi là rất đủ để ghi nhớ tới chúng tôi cũng như một kỷ niệm chân thành về chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xin cảm ơn quý vị.

Kỹ sư, PTS Nguyen Tung, 72 tuổi, công dân CH Séc.
Cựu cán bộ Viện hàn lâm khoa học Tiệp Khắc

- Thư phản đối này sẽ được gửi trước hết bằng thư điện tử tới Phòng văn thư thuộc thành phố Chrastava, tới đại sứ quán VN ở Praha và sau đó sẽ được gửi bằng thư bảo đảm tới Ủy ban và Hội đồng thành phố Chrastava cũng như tới đại sứ quán VN ở Praha (bản gốc)
- Thư phản đối này cũng sẽ được dịch sang tiếng Việt và công bố trên các báo VN xuất bản tại CH Séc.
Lược dịch: Cường Nguyễn

http://nguoiviet.eu/goc-...-tai-lang-chrastava.html
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.