logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 13/08/2015 lúc 10:36:19(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Kể từ Chủ Nhật, ngày 2 tháng 8, 2015, cách riêng phụ nữ Hongkong đã “tái chế” một vật sở hữu vốn đêm liền da ngày

sát thịt của các bà, các cô thành một thứ biểu tượng độc đáo mang ý nghĩa và mục đích phản đối cảnh sát. Đó là cái

“xu-chiêng”!
Ở nước Việt Nam mình, khoảng từ thập niên 60, chữ kép “xu-chiêng” đã trở thành thông dụng lắm rồi khả dĩ vừa chợt

nghe nói đến thì từ một thiếu niên mới “tun lún phún” râu mép đến một ông lão sắp lên “chuyến tàu suốt” đều hiểu ngay

và biết rõ như... ban ngày “xu-chiêng” là cái gì.
UserPostedImage
Những người biểu tình đeo xu-chiêng đang tụ tập bên ngoài trụ sở cảnh sát tại Hồng Kông ngày 2 tháng Tám, 2015. Họ

hỗ trợ tinh thần cho một phụ nữ bị tòa kết tội tấn công cảnh sát bằng... vú. (Philippe Lopez/Getty Images)

Tại sao tôi chỉ nhắc đến “thiếu niên” và “ông lão” mà thôi trong khi ở thế gian này biết bao giới khác cũng kiến thức có

thừa, kinh nghiệm càng dư dả về “xu chiêng”? Lý do thực tế vốn vô cùng đơn giản: Nam giới từ thanh thiếu niên trở nên

dù sao cũng chỉ biết “xu-chiêng” trên nguyên tắc chứ không bao giờ làm chủ; ngược lại, đây là vật sở hữu riêng tư của nữ

giới nên từ một cô bé vốn mới khởi sự có “quả cau nho nhỏ” đến một bà lão vào giai đoạn cuối đời phải đeo hai trái

mướp khô lủng lẳng mà đầu mướp đã chấm ngang rốn hay tới đầu gối... bởi thế hẳn nhiên họ đã biết cặn kẽ, rõ từng ly

từng tí, đã xài “mệt không nghỉ” thứ vật dụng này rồi.
“Xu-chiêng” không phải là một từ tiếng Việt thuần túy nhưng được phiên âm của từ “soutien-gorge” tiếng Pháp: “Soutien”

là sự nâng lên, ủng hộ, chống đỡ - “Gorge” là họng, là ngực mà từ Hán-Việt là nhũ hoa, còn nôm na là vú (nếu nghịch

ngợm thí cứ “vô tư” mà kêu lên: Vú vê!). Ghép “soutien” với “gorge” lại với nhau thành cái “nâng vú” hay “nịt vú”. Nâng

hoặc nịt cũng nhằm bảo vệ. Từ “soutien” khi được chuyển sang tiếng Việt lại biến thể, biến âm khác nhau tùy người phát

âm, tùy địa phương, chẳng chạn: Xu chiêng, xú chiêng, xu chiên, xú chiên, xú cheng, xu cheng...
Song song với “xu chiêng”, người Việt mình còn phiên âm một từ tiếng Pháp khác “corset” thành “cọc-xê” (hay coọc

xê/coóc xê) để cho mang cùng ý nghĩa và cùng mục đích mặc dù “corset” là loại trang phục lót/nịt cả ngực và bụng.
Theo phần đông người Việt, gọi xu chiêng không thanh tao bằng “áo nịt ngực” hay đơn giản là “áo ngực”; nhưng các cụ

thuở xưa mà nghe con cháu nói “nịt vú” thì lên án ngay là “tục tĩu”. Tôi nhớ thuở còn bé “bằng trái ớt,” tôi đã dại dột mà...

nhanh (nhẩu đoảng) tay nhặt cho mẹ tôi cái xu-chiêng của mẹ bị rơi xuống đất, và lỡ buột miệng nói “nịt vú” liền bị bà

ngoại vả tóe đom đóm “bốp” vào mặt rồi bắt đi... xúc miệng, sau đó căn dặn nhiều lần: “Mai, cháu phải đi xưng tội ngay

cái tội đã nói tục để mồm miệng bị dơ bẩn.”
Thời nay chẳng mấy ai còn nói “xu chiêng” hay “coọc xê” nữa chẳng phải vì “tục” tuy nhiên bởi “hạ cấp,” quá “bình dân

học vụ,” là “nhà quê nhà mùa,” nhưng gọi là “áo bra” cho sang trọng, theo đúng thời trang, đúng mốt hiện đại. Riêng cá

nhân kẻ hèn này vẫn ngầm tiếc cho tên gọi tuyệt vời: Yếm! Nghe này:

Con cò lặn lội bờ ao
Phất phơ hai dải yếm đào gió bay

Hỡi cô áo trắng yếm hồng
Đi trong đám hội, có chồng hay chưa?...

Tuy nhiên cũng đã lâu lắm rồi, cái thân già tôi không còn “được” bà xã sai bảo “cài hộ em cái khuy... sau lưng” nên chẳng

còn để ý tới danh xưng của vật dụng này nữa... Mãi cho đến Thứ Ba tuần rồi, ngày 4 tháng 8, 2015, vô tình đọc thấy trên

các nhật báo tiếng Na Uy bản tin, tôi mới như ra khỏi cơn mê, trở về với thực tại: “BH-en er nyeste protestsymbol” = Cái

BH là một biểu tượng phản đối mới nhất của Hongkong”. Thưa “BH” - (đọc là B(bê) H(hô) - viết tắt của từ ghép

“Brystholder” = “Bryst” là ngực, vú, nhũ hoa; “holder” là giữ yên - Quả đúng là từ Na Uy này đã dịch y chang từ tiếng Pháp

“soutien-gorge”, chỉ khác ở điểm thay đổi vị trí của hai từ này.
Vậy thì xin độc giả yêu quí cho phép kẻ hèn này được thỉnh thoảng sử dụng các từ chỉ về “áo ngực” khác nhau của các

ngôn ngữ khác nhau trong phần tường thuật lai rai dưới đây, bởi mục đích cũng chỉ nhằm “mua vui cũng được một vài...

phút giây”:


Biểu tình với xu chiêng!
Ngày 2 tháng 8, 2015, vào xế trưa Chủ Nhật tuần trước, cả hơn ngàn người đã tràn ra đường phố ở Hongkong với cái xu

chiêng trong tay để bày tỏ sự ủng hộ một phụ nữ vốn vừa bị ba tòa quan lớn Hongkong kết án 3 tháng rưỡi tù ở về tội đã

“tấn công một cảnh sát viên bằng vú của mình.”
Lại mạn phép xin quí bạn đọc tỏ lòng đại lượng thông cảm cho lời lẽ của kẻ hèn này khi viết “tọac móng heo” các từ mà

bình thường chẳng mấy ai dám “bạo mồm bạo miệng” phát ngôn, như xu chiêng và vú. Kẹt là nếu ở đây mà nói kiểu văn

hoa, thanh tao, lịch sự hoặc bóng gió... thì người ta không thể nhìn rõ được nỗi tức giận và phản ứng khinh bỉ của người

dân Hongkong đối với pháp lý ở hải quốc này đồng thời lại không nhận ra sự phi lý, sự khôi hài trong phán quyết của tòa

án Hongkong.
Vâng, các nhật báo đều mô tả: Trên các đường phố ở trung tâm khu thương mại tỉnh lỵ Yuen Long, những người biều

tình vừa diễn hành vừa hô to: “Vú không phải là vũ khí!”. Đa số cả đàn bà lẫn đàn ông đều chỉ mặc xu chiêng mà thôi,

nghĩa là không có áo ngoài; trong khi nhiều người khác lại cầm những cái nịt ngực ấy làm... cờ. Cảnh tượng vừa mô tả

khách quan mà nói là... quá bắt mắt đồng thời lại quá vui. Bắt mắt ở chỗ các bà, các cô chỉ đeo mỗi cặp “vỏ bánh bao.”
Quá vui tại vì các đấng mày râu cũng mặc xu chiêng. Bảo đảm là “đồ nghề” này do các ngài đã mượn đỡ hoặc của vợ

hay của bồ nhí, chứ sức mấy ông nào chịu “uống thuốc liều” tự đi mua. Lại bảo đảm rằng nếu chỉ khoác xu chiêng vốn có

sao mặc vậy thì nhìn quả thật chẳng giống... con giáp nào, bởi thế các đấng đực rựa này phải nhét, phải độn... gì gì đó

bên trong, chẳng hạn một trái banh tennis hay một mớ vải vụn... cho đúng với câu ca: “ngực tấn công, mông phòng thủ.”

Thế nhưng, tại sao lại có những ông lại dùng “coọc xê” làm cờ? Cũng dễ hiểu thôi! Thật tình các cụ này cũng đã thử mặc

nhưng vì tấm thân cứ như thể hà mã, lưng bự tựa phản gỗ... thì xu chiêng nào của vợ căng ra cho vừa? Mấy thứ dây dựa

ấy vốn tựa râu mực mà đứt thì kể như xu chiêng hàng hiệu của vợ phải vứt vào thùng rác, đem về trả “khổ chủ” chỉ tổ bị...

tế cho cũng đủ “tiêu đời nhà ma,” lại mang tiếng “ăn no rửng mỡ,” lợi dụng biểu tình để “rửa mắt” cho đã đời!



Tấn công cảnh sát viên bằng... vú!
Đài CNN viết: Cái xu chiêng nay đã trở thành biểu tượng phản đối điều mà những người biểu tình gọi là một sự tuyên án

“absurd and sexist,” nghĩa là vừa “phi lý vừa phân biệt giới tính.” Số là bà Ng Lai-ying, 30 xuân xanh, bị “công an là bạn

dân” bắt bỏ bóp vì nàng đã tham gia vào một cuộc xuống đường.
Theo BBC mối quan hệ giữa Trung Quốc và “ cố đảo quốc” tự trị Hongkong vốn từ lâu đã thấm đậm mâu thuẫn; cảnh

“cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” trong mọi lãnh vực ngày một trầm trọng. Theo BBC, cuộc biểu tình mà bà Ng Lai-ying

tham dự hồi tháng Ba diễn ra ở vùng biên giới Yuen Long, nơi cư dân địa phương cho là đồng hương từ “đất mẹ” vẫn lợi

dụng luật lệ nhập cảnh (visa) để sang vơ vét vội vàng những hàng hóa ở Hongkong với giá siêu “bèo” rồi tải về bán lại với

giá cao “thấu trời xanh” cho đồng hương. Nhiều người “vượt biên” nhiều lần trong ngày để buôn bán lậu như vậy.
Trong cuộc biểu tình hồi tháng Ba đã có 36 người bị bắt, trong số này có cả bà Ng Lai-ying tuy nhiên duy nhất có bà là bị

truy tố ra tòa với tội danh như đã nói nhiều lần: “Tấn công nhân viên cảnh sát bằng vú”!
Nàng Lai-yng đã “thành khẩn khai báo” rằng viên thanh tra cảnh sát này “đã nỗ lực nhằm tóm lấy cái ví, cái bóp của nàng,

nhưng không hiểu vì nguyên nhân nào, động lực nào mà bàn tay hộ pháp của đương sự lại... hạ cánh không mấy an toàn,

trái lại quá vũ bão, quá thô bạo xuống bộ ngực vốn cũng vĩ đại của nàng.
Giải thích xong, Lai-ying tố ngược lại cái nhà anh cảnh sát gốc cộng sản thứ thiệt này về hành động “tấn công không

đứng đắn” kiểu “tiểu tư sản,” tức “tạch tạch sè,” bởi vì gốc gác của đương sự vốn ở Bắc Kinh, cách nay hai năm nhờ lập

được các thành tích “sáng chói hơn răng vàng” trong các cuộc đàn áp những vụ biểu tình của sinh viên mà được trọng

thưởng bằng cách thuyên chuyển sang Hongkong.
Thế nhưng các “đỉnh cao trí tuệ” trong ba tòa quan lớn thay vì tin lời bị cáo, bèn “nhất trí” truyền lệnh cho Ng Lai-ying phải

vào ngồi giữa bốn bức tường mà xé lịch trong vòng ba tháng 15 ngày với tội phạm hình sự: “Đã dùng vú để tấn công

nhân viên công lực.”



Nghe không... lọt tai tí nào!
Theo đài CNN, nội dung một cuốn phim video do một người bộ hành thâu được, cho thấy cảnh người phụ nữ bất hạnh ấy

đã ngã xuống mặt đường trong cuộc va chạm với lực luợng cảnh sát dẹp biểu tình.
Một ông giáo già hồi hưu, James Hin, đã đeo được một xu chiêng màu đỏ chói như màu cờ máu Cộng Sản Trung Hoa và

Việt Nam chung quanh bộ xương cách trí của ông trong cuộc biểu tình, trình bày với hãng thông tấn AFP: “Chúng tôi lấy

cái này (tay ông sờ sờ vào cái nịt vú khá khổng lồ của vợ) như một phương pháp phản đối đặc biệt, để kể cho cả thế giới

biết rõ sự ngu ngốc cỡ nào của vụ án này.”
Ông Hin ngừng lại như để lấy thêm hơi mà nói tiếp cho rõ từng tiếng chứ bình thường giọng ông khào khào như vịt đực

nuốt lầm dây thung: “Bản án này quá ư phi lý. Làm sao vú có thể sử dụng được như vũ khí?”
Đứng gần đấy là một cụ già khác; mình mẩy của cụ cũng trần trùng trục nhưng nhờ cái xu chiêng màu trắng ngà ngà điểm

những bông hoa thài lài che bớt quang cảnh xương sườn nhô ra, lún vào nên tính thê thảm cũng giảm đi nhiều, cụ phát

biểu bổ túc một cách rành mạch và đầy chất... duy vật: “Vú dẫu có cứng như đá cũng không thể ví như vũ khí, bởi có lấy

ra được khỏi thân thể đâu mà làm vũ khí tấn công.”
Nhiều người tỏ vẻ “nhất trí” gật gật đầu như thể đồng ca diệp khúc: “Vú đâu có cứng như đá, chẳng thể là vũ khí!”
Một thanh niên cố chen vào giữa đám đông; anh này không cởi trần vì hình như lưng của anh có nhiều vết thẹo (xẹo) và

da dẻ trên bụng của anh sần sùi vì bị chứng giời bò cộng với bệnh lác (hắc lào) vào thời kỳ thứ tư rồi, nhưng bàn tay phải

của anh nắm thật chặt như thể anh sợ kẻ gian giật mất hai cái xú chiêng, một đen, một vàng. Dưới ánh nắng gay gắt của

mùa Hè Hongkong, mặt mũi chàng thanh niên này nhễ nhại mồ hôi khiến anh tiện tay sẵn có xú chiêng, lại thỉnh thoảng lấy

lau mặt. Anh cảm thấy quá tiện và lợi trong khi miệng anh lẩm bẩm cám ơn mẹ già và vợ sồn sồn. Chàng thanh niên nói

như gào với ông phóng viên ngoại quốc của thông tấn xã NTB Na Uy: “Xem video thấy ngay, bà ấy đã ngã ngửa xuống

mặt đường nhựa thì còn cơ hội đâu để lấy vú làm khi giới mà tấn công cảnh sát. Giả sử, tình cảnh ngược lại thì... may ra!

Ấy, ấy thứ công lý xuất phát từ... mẫu quốc nó vậy đó!”
Theo hãng thông tấn NTB, các cuộc biểu tình bằng xú chiêng tiếp diễn trong ba ngày liền. Số người tham dự ngày một

đông. Như thể cả một rừng xu chiêng đủ mầu sắc, đủ kích thước, đủ nhãn hiệu... diễn ra khắp các đường phố, tuy nhiên

đẹp nhất là về đêm vì nhiều xú chiêng đuợc gắn các bóng điện xanh xanh đỏ đỏ nhấp nháy... Thế nhưng khí thế chống

đối chính quyền vẫn là khẩu hiệu: “Vú không phải là vũ khí!”


HOÀI MỸ

Sửa bởi người viết 13/08/2015 lúc 10:37:33(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.164 giây.