logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/03/2013 lúc 09:55:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tổng thống Lyndon Johnson cầm quyền từ 11/1963-01/1969
Tổng thống Lyndon Johnson cầm quyền từ 11/1963-01/1969

Giải mật các băng ghi âm điện đàm của Tổng thống Lyndon Johnson cung cấp một cái nhìn mới vào thế giới của ông.

Trong số những tiết lộ cho thấy Johnson đã lên kế hoạch chi tiết tham dự Hội nghị đề cử ứng viên tranh cử Tổng thống cho Đảng Dân chủ năm 1968 để định tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai vào ghế tổng thống ra sao.

Và ông đã bắt quả tang Richard Nixon phá hoại các cuộc hòa đàm với Việt Nam như thế nào... nhưng rút cuộc đã không nói gì.

Sau khi vụ bê bối Watergate dạy cho Richard Nixon một bài học về hậu quả của việc ghi âm các cuộc đàm thoại ở Nhà Trắng ra sao, không người nào kế vị Nixon dám làm điều đó.

Thế nhưng, Nixon không phải là người đầu tiên. Ông đã lấy ý tưởng từ người tiền nhiệm của mình, Lyndon Johnson, người cảm thấy "có nghĩa vụ" cho phép các nhà sử học sau này nắm được các sự kiện trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

"Chúng sẽ cung cấp cho sử học những chuyện thâm cung," Johnson nói với vợ của ông, đệ nhất phu nhân Bird.

Các băng ghi âm được thư viện Lyndon Baines Johnson công bố đợt gần nhất ghi lại các sự kiện của năm 1968, và cho phép chúng ta biết được các cuộc nói chuyện riêng của Johnson vào lúc Đảng Dân chủ của ông bị chia rẽ bởi vấn đề Việt Nam.

Hội nghị của đảng dân chủ năm 1968 nhóm tại Chicago tỏ ra hoàn toàn 'hỗn độn'.

Hàng ngàn người biểu tình chống chiến tranh đã xung đột với cảnh sát của Thị trưởng Richard Daley, đòi đảng này phải từ bỏ chiến lược chiến tranh Việt Nam của ông Johnson.

Và khi những người biểu tình nói vào mặt cảnh sát với những tiếng hô: "Cả thế giới đang theo dõi các anh đấy!" thì có một người đàn ông đã theo dõi sự kiện này một cách rất chặt chẽ.

'Kế hoạch bất thành'Johnson tại trang trại của ông ở Texas, loan bố vào năm tháng trước đó rằng ông sẽ không ra ứng cử nhiệm kỳ thứ hai.

UserPostedImage
Lyndon Johnson bước vào Nhà Trắng năm 1963 kế vị Tổng thống John Kennedy bị ám sát cùng năm
Lyndon Johnson bước vào Nhà Trắng năm 1963 kế vị Tổng thống John Kennedy bị ám sát cùng năm

Tổng thống đã bị kinh hoàng trước bạo lực và mặc dù nhiều người trong số nhân viên của ông đứng về phía các sinh viên từng nói với ông rằng cảnh sát phải chịu trách nhiệm về "vụ lạm quyền kinh tởm của cảnh sát," thì Johnson vẫn nhấc điện thoại lên, ra lệnh cho máy ghi chép bắt đầu ghi âm và chúc mừng thị trưởng Daley về cách giải quyết cuộc biểu tình.

Tổng thống lo sợ các đại biểu dự hội nghị của đảng sắp từ chối chính sách chiến tranh của ông và lựa chọn người kế nhiệm của ông là Hubert Humphrey.

Vì vậy, ông thực hiện một loạt các cuộc gọi đến các nhân viên của ông tại hội nghị để phác thảo một kế hoạch đáng kinh ngạc. Ông lên kế hoạch rời khỏi Texas và bay tới Chicago.

Sau đó, ông dự định sẽ tham dự hội nghị này và thông báo ông bước ra tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai.

Kế hoạch này có thể đã làm biến đổi cuộc bầu cử năm 1968. Các cố vấn của ông đã thề giữ bí mật và thậm chí Đệ nhất phu nhân Bird cũng không biết những gì mà chồng của bà đang cân nhắc.

Qua các băng âm thanh của Nhà Trắng, chúng ta biết rằng Johnson đã muốn biết từ ông Daley có bao nhiêu đại biểu sẽ hỗ trợ khi ông ra ứng cử. Tổng thống Johnson chỉ muốn trở lại cuộc đua nếu Daley có thể đảm bảo rằng đảng sẽ nắm tay nhau hậu thuẫn cho ông.

Họ cũng thảo luận xem liệu chiếc trực thăng của tổng thống, Marine One, có thể hạ cánh trên sân thượng khách sạn Hilton hay không hầu dĩ tránh được những người biểu tình chống chiến tranh.

Daley đã đảm bảo với Johnson rằng sẽ có đủ đại biểu ủng hộ việc đề cử của ông, thế nhưng kế hoạch này đã bị ‘xếp xó’ sau khi cơ quan mật vụ cảnh báo Tổng thống rằng họ không thể đảm bảo an toàn cho ông.

'Phá hoại hòa đàm'

UserPostedImage
Richard Nixon bị cáo buộc đã "đi đêm" với chính quyền Sài Gòn của Tổng thống Thiệu trước cuộc bầu cử tồng thống

Richard Nixon bị cáo buộc đã "đi đêm" với chính quyền Sài Gòn của Tổng thống Thiệu trước cuộc bầu cử tồng thống

Ý tưởng Johnson có thể trở thành ứng viên được đảng đề cử, mà không phải là Hubert Humphrey, chỉ là một trong rất nhiều những bí mật lọt ra từ các cuộn băng ghi âm ở Tòa Bạch Ốc.

Đặc biệt, các cuốn băng còn làm sáng tỏ một vụ bê bối, mà nếu được biết đến ngay vào thời điểm đó, thì nó đã có thể đánh chìm vụ ra ứng cử tổng thống của ứng viên thuộc đảng Cộng hòa, ông Richard Nixon.

Vào thời điểm của cuộc bầu cử vào tháng 10/ 1968, Johnson đã có bằng chứng về việc Nixon phá hoại các cuộc hòa đàm về chiến tranh Việt Nam – hay, như chính cách ông nói, rằng Nixon đã "phạm tội phản quốc" và có "bàn tay dấy máu".

Cựu phóng viên của BBC tại Washington, Charles Wheeler đã biết được điều này vào năm 1994 và ông đã tiến hành một loạt các cuộc phỏng vấn với các nhân viên chủ chốt của tổng thống Johnson, như Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford và cố vấn an ninh quốc gia Walt Rostow.

Nhưng vào thời điểm các cuốn băng được giải mật vào năm 2008, tất cả các nhân vật chính đều đã chết, kể cả phóng viên Wheeler.

Nay lần đầu tiên, toàn bộ câu chuyện có thể được kể công khai.

"Nixon sợ một bước đột phá tại Hòa đàm Paris có thể dẫn tới một thương lượng để giải quyết cuộc chiến Việt Nam, và ông biết rằng điều này sẽ phá hỏng chiến dịch tranh cử của ông"

Chuyện bắt đầu vào mùa hè năm 1968.

Nixon sợ một bước đột phá tại Hòa đàm Paris có thể dẫn tới một thương lượng để giải quyết cuộc chiến Việt Nam, và ông biết rằng điều này sẽ phá hỏng chiến dịch tranh cử của ông.

'Điều Nixon sợ'V

ì vậy, ông thiết lập một kênh liên lạc bí mật bao gồm cả bà Anna Chennault, nữ cố vấn cao cấp cho chiến dịch tranh cử.

Tại một cuộc họp vào tháng Bảy ở tư gia của Nixon tại New York, đại sứ Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) được cho biết bà Chennault đại diện cho Nixon và phát ngôn cho chiến dịch tranh cử của ông.

Nếu có bất kỳ thông điệp cần thiết nào tới tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, thì lời nhắn sẽ thông qua bà Chennault.

UserPostedImage
Phóng viên Wheeler của BBC tại Washington đã phỏng vấn nhiều quan chức cao cấp dưới quyền tổng thống Johnson
Phóng viên Wheeler của BBC tại Washington đã phỏng vấn nhiều quan chức cao cấp dưới quyền tổng thống Johnson

Vào cuối tháng 10/1968, đã có những nhượng bộ lớn từ Hà Nội hứa cho phép các cuộc đàm phán quan trọng được tiến hành tại Paris – những nhượng bộ vốn có thể biện minh cho việc Johnson kêu gọi tạm ngừng ném bom hoàn toàn miền Bắc Việt Nam. Đây chính là điều mà Nixon e sợ.

Bà Anna Chennault đã được phái đến Đại sứ quán Việt Nam Cộng Hòa với một thông điệp rõ ràng: chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nên rút khỏi các cuộc đàm phán, từ chối thỏa thuận với Johnson, và nếu Nixon đắc cử, họ (chính quyền của ông Thiệu) sẽ có được một thỏa thuận tốt hơn.

Vì vậy, chính vào đêm mà Johnson công bố kế hoạch của ông về việc ngừng ném bom, thì tổng thống được tin miền Việt Nam Cộng Hòa rút lui khỏi cuộc hòa đàm.

Thực ra, ông cũng đẫ được cho biết lý do. FBI đã nghe trộm cuộc điện đàm của đại sứ (Việt Nam Cộng Hòa) và một bản gỡ băng nội dung cuộc gọi của Anna Chennault đã được gửi tới Tòa Bạch Ốc.

"FBI đã nghe trộm cuộc điện đàm của đại sứ VNCH và một bản gỡ băng nội dung cuộc gọi của Anna Chennault đã được gửi tới Nhà Trắng. Trong một điện đàm, bà nói với vị đại sứ "chỉ cần chờ cho tới sau cuộc bầu cử""

Trong một điện đàm, bà nói với vị đại sứ "chỉ cần chờ cho tới sau cuộc bầu cử".

'Phản ứng Johnson'Johnson được Bộ trưởng Quốc phòng Clifford cho hay rằng sự can thiệp này là bất hợp pháp và đe dọa cơ hội cho hòa bình.

Trong một loạt các cuốn băng ghi âm quan trọng từ Nhà trắng, chúng ta có thể nghe thấy phản ứng của Johnson với tin này.

Trong cuộc gọi đến Thượng nghị sỹ Richard Russell, ông nói: "Chúng ta nhận thấy rằng người bạn của chúng ta, ứng viên đảng Cộng Hòa, người bạn California của chúng ta, đã dạo chơi hóng gió ở ngoại ô với cả kẻ thù và bè bạn của chúng ta, ông ấy đã làm công việc đó thông qua các nguồn khá ngầm. Bà Chennault cảnh báo miền Nam Việt Nam không dính vào động thái này của Johnson ".

UserPostedImage
Hòa đàm Paris được cho là có thể kết thúc sớm vào năm 1968 nếu 'phe bồ câu' nắm quyền ở Nhà trắng thay vì Nixon
Tổng thống liền ra lệnh rằng chiến dịch tranh cử của Nixon được đặt dưới sự giám sát của FBI và yêu cầu được biết nếu đích thân ông Nixon can dự.

Khi ông được biết vụ này được chính ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa dàn dựng, tổng thống triệu tập Thượng nghị sĩ Everett Dirksen, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện, để chuyển một thông điệp đến Nixon.

Tổng thống đã biết điều gì đang xảy ra, Nixon nên rút lại và việc tránh né có thể dẫn tới tội phản quốc.

'Đạo đức giả chính trị'

Về mặt công khai, Nixon cho thấy ông không biết vì sao Việt Nam Cộng Hòa lại rút khỏi các cuộc đàm phán. Ông thậm chí còn đề nghị tới Sài Gòn để đưa họ trở lại bàn đàm phán.

Johnson cảm thấy đó là biểu hiện cuối cùng của đạo đức giả chính trị nhưng trong các cuộc gọi được ghi âm với Clifford, họ thể hiện quan ngại rằng nếu vụ việc được đưa ra công khai, sẽ phải tiết lộ rằng FBI đã nghe lén điện thoại của đại sứ (Việt Nam Cộng Hòa) và rằng Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) đã lọc các thông tin liên lạc của ông này với Sài Gòn.

"Nếu vụ việc được đưa ra công chúng, sẽ phải tiết lộ rằng FBI đã nghe lén điện thoại của đại sứ (VNCH) và rằng Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) đã lọc các thông tin liên lạc của ông này với Sài Gòn"

Chính vì vậy, họ đã quyết định không nói gì.

Tổng thống có cho Humphrey biết và cho ông này đủ thông tin để đánh chìm đối thủ của mình.

Nhưng sau đó, một vài ngày trước khai mạc bầu cử, Humphrey nói với tổng thống, ông đã thu hẹp khoảng cách với Nixon và sẽ giành chiến thắng trong cuộc tranh cử tổng thống.

'Leo thang chiến tranh'
Vì vậy, Humphrey đã quyết định rằng sẽ là quá nhiều đối với cả nước khi buộc tội những ứng viên của Đảng Cộng hòa phản quốc, trong khi đảng Dân chủ 'đằng nào' cũng sẽ thắng.

Nixon đã kết thúc chiến dịch tranh cử của ông bằng cách đặt vấn đề rằng các chính sách chiến tranh của chính quyền Johnson là hỗn độn. Rằng chính quyền thậm chí sẽ không thể đưa được Việt Nam Cộng Hòa vào bàn đàm phán.

UserPostedImage
Tổng thống Nixon đã "leo thang" chiến tranh ở Đông Dương khi mở rộng cuộc chiến sang Lào và Campuchea. Nixon đã thắng với ít hơn 1% số phiếu phổ thông
Tổng thống Nixon đã "leo thang" chiến tranh ở Đông Dương khi mở rộng cuộc chiến sang Lào và Campuchea

Nixon đã thắng với ít hơn 1% số phiếu phổ thông.

Khi đã vào nhiệm sở ở Tòa Bạch Ốc, ông leo thang chiến tranh sang Lào và Campuchea, với sự mất mát thêm của 22.000 nhân mạng Mỹ, trước khi cuối cùng giải quyết cuộc chiến qua một thỏa thuận hòa bình vào năm 1973, một thỏa thuận đáng lẽ đã ở trong tầm tay vào năm 1968.

Băng ghi âm ở Tòa Bạch Ốc cùng các cuộc phỏng vấn với các thành viên then chốt của chính quyền do nhà báo Charles Wheeler thực hiện đã cho một cái nhìn sâu sắc chưa từng có vào vụ việc.

Tất cả cho thấy Johnson đã xử lý một loạt các cuộc khủng hoảng làm rung chuyển nhiệm kỳ tổng thống của ông như thế nào.

Nhưng “đáng buồn thay”, chúng ta nay sẽ không bao giờ có được cái nhìn thâm cung bí sử như thế một lần nữa.

Chương trình tiếng Anh của David Taylor được phát trên chuyên mục Bấm Archive On 4: Wheeler: The Final Word trên BBC Radio 4 hôm 16/3/2013.

Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.139 giây.