logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/08/2015 lúc 08:29:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hải cảng Sabetta ở bán đảo Yamal, vòng Bắc Cực cách thủ đô Nga 2.450 km © AFP

Bắc Cực đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu trên toàn thế giới, và là nguồn tài nguyên giành cho tương lai. Song, Bắc Cực còn là khu vực giàu nguồn hải sản và tài nguyên khoáng sản. Vì vậy, các nước lận cận, như Nga, Đan Mạch, Canada, Na Uy và Hoa Kỳ, đều có tham vọng mở rộng lãnh thổ bao trùm lên khu vực này. Nhật báo La Croix đăng trên trang nhất trong số hôm nay dòng tựa : « Tranh chấp quyền lợi xung quanh Bắc Cực ». Vậy các quốc gia tranh chấp chủ quyền tại Bắc Cực là những nước nào ?
La Croix mở đầu với trường hợp của Nga. Mới đây, Nga đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc một đơn yêu cầu mở rộng chủ quyền lãnh thổ của nước này lên một phần Bắc Băng Dương. Như vậy, Matxcơva cũng đã thể hiện rõ quyết tâm khai thác nguồn tài nguyên biển và khoáng sản.

Đây không phải là lần đầu tiên Nga đòi chủ quyền tại Bắc Cực. Năm 2002, Liên Hiệp Quốc đã bác bỏ yêu cầu đầu tiên của Nga. Năm năm sau, vào năm 2007, một tầu ngầm của Nga lặn sâu dưới lòng cực Bắc và cắm mũi khoan dưới lớp băng dầy, sâu tới 4.200 m, để chứng minh rằng hai dãy núi ngầm dưới đáy biển Lomonossov (chạy dài trên 2.000 km từ vùng Siberia tới đảo Ellesmere của Canada) và Mendeleiev là những dãy núi kéo dài của mảng lục địa Siberia. Và dĩ nhiên là Matxcơva có quyền đòi hỏi chủ quyền theo công ước quốc tế về Luật Biển. Khu vực mà Nga đòi hỏi có diện tích lớn gấp hai lần nước Pháp, nhưng lại nằm chồng lấn lên các khu vực mà các nước Na Uy (với hòn đảo Spitzberg) và Đan Mạch (với hòn đảo Groenland) cũng đòi chủ quyền.

Trong khi đó, hai đối thủ của Nga, là Canada và Đan Mạch, đưa ra lập luận rằng các dãy núi ngầm dưới Bắc Cực là phần nền tiếp nối của đảo Groenland và Canada. Năm 2014, Đan Mạch cũng đã đệ đơn đòi chủ quyền 900.000 km2, tới tận đường giới hạn 200 hải lý của Nga. Theo nhận định của một giảng viên địa chính trị tại đại học Saint-Denis (Paris), « Trên thực tế, cả ba đối thủ tranh chấp chính (Nga, Canada, Đan Mạch) đều thỏa thuận ngầm với nhau để cùng chia Bắc Cực. Thế nhưng, họ cần đỏi hỏi chủ quyền rộng nhất có thể để còn thương lượng với ủy ban phán xét về chủ quyền biển đảo ».

Ngoài ba quốc gia trên, Na Uy, thành viên của khối NATO, cũng có một phần khu vực mà quốc gia này đòi chủ quyền chồng lấn với Nga. Quốc gia Bắc Âu này đang bị kẹt trong thế giữa từ khi mối quan hệ giữa Nga và phương Tây trở nên căng thẳng, khiến rất nhiều dự án công nghiệp lớn giữa hai nước bị ngừng lại.

Iceland cũng muốn có phần bánh của mình. Sau khi quyết định không gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, Reykjavik muốn chơi lá bài Bắc Kinh khi đề xuất với chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình những nhà máy luyện nhôm và cảng nước sâu. Ngoài ra, Iceland còn có trữ lượng hải sản dồi dào vì với tình trạng trái đất nóng lên, các nguồn cá lui về sinh sống tại khu vực biển bắc.

Cuối cùng là Hoa Kỳ cũng đòi hỏi chủ quyền một phần Bắc Cực nhờ Alaska. Trong lúc chờ đợi phê chuẩn, công việc khai thác tại đây được tăng cường. Tập đoàn dầu khí Shell của Anh và Hà Lan, hôm qua, đã được chính quyền Mỹ cho phép khoan sâu hơn ở ngoài khơi Alaska, trong bối cảnh các đợt khoan thăm dò vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Bắc Băng Dương giầu nguồn tài nguyên năng lượng và chiếm khoảng 13% trữ lượng dầu mỏ và 30% khí tự nhiên còn chưa được khai thác trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nguồn trữ lượng này còn chưa được kiểm chứng và có thể không hẳn đã sinh lợi khi khai thác chúng.

Ngoài ra, còn phải kể tới các mỏ quặng (đồng, nickel, chì, uranium, paladi, đất hiếm), nguồn trữ lượng cá hay các tuyến đường vận tải hàng hải từ Đông Bắc sang Tây Bắc. Theo số liệu thẩm định, tới năm 2050, sẽ có khoảng 850 tầu vận tải hàng năm sử dụng thường xuyên tuyến đường này.

Nam Cực thoát được « nanh vuốt » tranh giành cho tới năm 2048
Trái ngược với Bắc Cực, lệnh cấm mọi hoạt động khai thác tại châu Nam Cực còn có hiệu lực tới năm 2048.

Thường được so sánh là « hai anh em sinh đôi », song Nam Cực và Bắc Cực hoàn toàn khác nhau. Nếu như cực Bắc, về mặt địa lý, tương xứng với Bắc Băng Dương bị băng tuyết bao phủ cả mùa đông lẫn mùa hè, thì Nam Cực là một châu lục.

Cho tới hiện nay, ngoài các hòn đảo có chủ quyền, Bắc Băng Dương là khu vực biển quốc tế, không đi lại được do lớp băng dầy và vẫn chưa bị khai thác, kể cả do đánh bắt, hay do vận tải hàng hải hoặc khai thác các nguồn khoáng sản.

Còn Nam Cực có một vị thế khác hẳn nhờ công lao của các nhà khoa học, buộc chính phủ của nước họ phải tuyên bố « đó là vùng đất hòa bình và khoa học » và cấm mọi hoạt động khai thác và quân sự tại đây (như thành lập căn cứ quân sự, thử vũ khí nguyên tử, kho chứa chất thải hạt nhân…)

Đây là thành công đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Năm 1959, có 12 quốc gia tham gia ký kết hiệp ước Nam Cực tại Washington và có hiệu lực từ năm 1961. Tới năm 2015, con số này lên tới 52 nước. Hiệp định này chỉ làm lắng dịu tạm thời mọi tuyên bố chủ quyền giữa các nước tham gia, tuy nhiên, không có nghĩa là các nước từ bỏ quyền lợi và chủ quyền của mình trên châu lục này. Hiệp định xác lập khuôn khổ trao đổi thông tin, nhân sự và các dữ liệu khoa học và thiết lập hệ thống kiểm tra các hoạt động của con người tại các vùng đất nổi và các khu vực đóng băng ở phía nam vĩ tuyến 60.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.043 giây.