logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/08/2015 lúc 08:47:41(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hòa thượng Thích Quảng Ba, phó Hội chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Hải ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, đồng thời là phó chủ tịch Tổng liên hội Phật giáo Thế giới

Tự do tôn giáo tại Việt Nam, đặc biệt đối với những giáo hội không được nhà cầm quyền Hà Nội công nhận như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, là vấn đề được nhiều quốc gia tự do cũng như các tổ chức nhân quyền quốc tế quan tâm và gây áp lực.

Hòa thượng Thích Quảng Ba, phó Hội chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Hải ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, đồng thời là phó chủ tịch Tổng liên hội Phật giáo Thế giới dành cho biên tập viên Gia Minh cuộc nói chuyện về vấn đề đó.

Trước hết ông nhận định:

Hòa thượng Thích Quảng Ba: Đứng về mặt thực hiện tín ngưỡng thì không ai phủ nhận là có nhiều chùa, nhiều nhà thờ và tín hữu đi sinh hoạt, đi xin lễ, đi tu niệm tương đối khá tự do. Vấn đề không phải tín đồ có được thờ Phật ở nhà hay bị lật đổ bàn thờ như thời 46-54 ở liên khu 2, liên khu 3, liên khu 4, liên khu 5 tới Khánh Hòa là hết, vào phía trong do Pháp cai trị rồi. Vấn đề cũng không phải giới hạn số lượng linh mục được đào tạo hay không mặc dù Vatican đang thương lượng rất nhiệt tình để làm sao cho vui lòng Hà Nội cho họ gia tăng thêm số lượng linh mục được đào tạo mỗi khóa của mỗi giáo phận. Ai cũng biết họ cấm lúc đầu và họ mở từng bước, từng bước và mỗi người, mỗi tôn giáo, mỗi chức sắc tôn giáo được nhận thêm chút xíu quyền lợi như vậy thì cảm thấy thoải mái và cảm thấy hài lòng, dĩ nhiên không hài lòng trọn vẹn.

Thế giới có thể hỏi và người chức sắc tôn giáo có thể trả lời thành thật là có, chúng tôi có được một số tự do vì trước kia ví dụ 5 năm mới đào tạo được 20 linh mục, bây giờ 5 năm đào tạo được 100 linh mục.

Nhưng tất cả những điều đó hoàn toàn không có giá trị trước tiêu chuẩn quốc tế. Theo tiêu chuẩn quốc tế thì không có chính phủ nào khống chế con số linh mục được đào tạo mà lại gọi là có tự do tôn giáo!?

Tôi đưa ra một ví dụ như thế thôi; cho nên tất cả những văn bản qui định về tôn giáo từ thời ông Hồ 1946 cho đến mãi sau này ông Phạm Văn Đồng… và cái cuối cùng sau này mà tôi muốn nhấn mạnh; mặc dù sau đó còn mấy cái nữa đó là Pháp Lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo do Quốc hội ra năm 2004.

Văn bản đó họ ra để ‘chạy thuốc’ thôi vì lúc đó Quốc hội Mỹ đang áp lực rất nặng trên chính quyền Việt Nam về vấn đề tự do tôn giáo để có thể trao đổi một số quyền lợi về vấn đề kinh tế và những vấn đề khác. Họ ra văn bản đó để làm vui lòng Mỹ đồng thời cũng ‘nghiêm khắc hóa’ tất cả những hoạt động tôn giáo. Khi tôi dùng chữ nghiêm khắc hóa nhằm muốn nói họ đã nghiêm khắc rồi và bây giờ còn nghiêm khắc hơn nữa. Vì trước đó có những điều chưa qui định, mặc tình cho các cấp chính quyền theo ý riêng của họ, khi có văn bản qui định thì làm cho những người muốn thực hiện tôn giáo bị nhiều cơ cấu quyền lực áp đặt lên hơn nữa.
Gia Minh: Chính quyền thì như thế, còn các giáo hội như giáo hội của hòa thượng đã làm gì để có thể hành đạo, giữ niềm tin trong mức độ cần thiết; có thể nói mạnh hơn là việc đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo ra sao và đạt được đến đâu?

Hòa thượng Thích Quảng Ba: Xin cho tôi được xác nhận khi nói về giáo hội của tôi thì đây là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được chính thức thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1964 sau hội nghị 5 ngày tại Chùa Xá Lợi. Giai đoạn trước đó chỉ là các hội lẻ tẻ ở các vùng thôi. Cái căn bản của đạo Phật là sinh hoạt từng chùa chứ chúng tôi không dựa theo giáo hội nhiều. Giáo hội chỉ là cơ quan hành chánh, lâu lâu tổ chức việc này, việc khác thôi chứ giáo hội không nhằm đặt ra để mà kiểm soát tất cả các chùa và không có huy động trực tiếp, chỉ huy các thầy làm gì. Các thầy chủ động đặt ra chương trình để làm thôi.

Nhưng từ khi có giáo hội chúng tôi gặp nhiều điêu linh, thống khổ từ bàn tay của nhiều phía xem vào để phá.

Như câu hỏi của anh ‘chúng tôi đã làm gì’ thì chúng tôi cũng tu hành bình thường thôi nhưng cơ quan hành chánh của chúng tôi không được tôn trọng. Họ chưa có văn bản nào phủ nhận; nhưng đồng thời họ cũng chưa bao giờ công nhận có một Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở tại Việt Nam.

Gia Minh: Gần đây có những chùa theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất trước đây công khai ra lại và bị sách nhiễu; nhưng sau này có sự giao lưu giữa bên trong và bên ngoài thì hòa thượng ở bên ngoài hỗ trợ, giúp đỡ cho những chùa ở trong Việt Nam nói riêng, và người Phật tử nói chung để họ nhận biết sự việc ra sao; điều đó có khả quan hay không?

Hòa thượng Thích Quảng Ba: Riêng cá nhân tôi từ khi đặt chân đến Úc vào ngày 2 tháng 11 năm 1983 đến nay, gần 32 năm rồi, những điều chúng tôi làm cho quê hương, đất nước nói chung cũng hơi nhiều và nói riêng cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng khá nhiều.
Bây giờ điểm chính mà mình muốn tranh đấu hay đòi hỏi là phục hồi tư cách pháp nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ngoài chính quyền cộng sản. Chúng tôi chưa bao giờ chấp nhận mình đứng bên trong hay đứng bên dưới cái cơ chế chính trị của chính quyền cộng sản. Chúng tôi chấp nhận mình là công dân của đất nước Việt Nam, và nước Việt Nam hiện nay chế độ cộng sản cai trị, điều đó không ai phủ nhận được. Người Phật tử nào cũng phải đi bầu, dù rằng đó là ‘đảng cử, dân bầu’; nhưng đó là chuyện khác.

Sau khi tôi ra tù, đi vượt biên ra nước ngoài rồi tôi làm mọi cách để giữ sống các bạn đạo của tôi đang ở tù. Tôi giúp cho các thầy mà chùa của họ quá đói khổ, điêu linh, thiếu cơm gạo thì tôi trợ giúp một phần kinh tế.

Gần đây có một số trường Phật học mặc dù do Nhà nước Việt Nam lập ra; giáo hội ( Phật giáo Việt Nam) đó điều hành nhưng họ cũng dạy Phật Pháp, cũng dạy kinh điển cho các tăng ni. Có mấy chục trường như vậy trên toàn quốc. Thực ra từ sau 1990 họ mới cho lập trường ( Phật học), chứ trước đó không có. Tất cả những trường mà giáo hội chúng tôi lập ra trước năm 1975 đều bị đóng cửa, giải thể hết.

Thế thì những trường đó, nhất là những trường nơi quê hương Bình Định của tôi, tôi ủng hộ. Hòa thượng Huyền Quang có dạy tôi cố gắng giúp đỡ cho quí chư tôn đức ở quê nhà, mở trường để dạy cho con em những lớp đi sau mình. Bây giờ lớp đàn em là lớp cháu của tôi họ được đi tu, được học đạo thì chúng tôi giúp đỡ cho họ có cơm nước, rau đậu, muối, điện nước… cho họ học. Sau khi họ học 4-5 năm lên đến cao cấp đủ khả năng làm việc đạo thì cũng giúp cho đồng bào Phật tử trong nước thôi, mặc dù dưới cái dù Giáo hội Phật giáo Việt Nam của Nhà nước nhưng họ cũng là tu sĩ. Dĩ nhiên có một số rất ít 1,2 phần ngàn nào đó có vẻ tích cực làm theo lệnh của Nhà nước, hại đồng đạo của mình và một cách ‘hùng hổ’ muốn ‘mua danh, bán chức’, cậy thời, xu thế vươn lên để chèn ép đồng đạo thì chúng ta có thể điểm mặt ra để chỉ trích họ; nhưng đại đa số chư tăng ni là những người bình thường như trước đến nay. Ở trong nước Việt Nam thì họ phải dinh chế độ đó chứ ai mà khỏi được. Ví dụ chúng ta không thể nói 95 triệu dân Việt Nam là cộng sản hết đâu.

Cho nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có một tiêu chí rõ rệt là phục vụ cho dân tộc và đạo pháp; chứ không xã hội chủ nghĩa.

Gia Minh: Chân thành cám ơn Hòa thượng.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.