logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/08/2015 lúc 09:41:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà văn Thanh Tịnh vừa gửi cho độc giả của ông đoạn cập nhật hóa bài văn mà chúng ta ai cũng thuộc nằm lòng, bài viết về ngày khai trường. Ông cho biết nếu không thay đổi, bài viết nhan đề Tôi Đi Học của ông từng được cả mấy thế hệ người Việt yêu mến, khi đọc lại, có thể các độc giả ấy sẽ không còn có được những cảm thông đã có từ gần một thế kỷ nay nữa.

Chúng ta ai cũng nhớ mấy câu trong đoạn mở đầu của đoạn văn xuôi đầy chất thơ đó của Thanh Tịnh: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường... Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy ...”

Thanh Tịnh bỏ hẳn những đoạn sau đó và viết lại như thế này: “Tôi không mặc chiếc áo vải dù đen như thằng học sinh ngày xưa mà cha Thanh Tịnh tả, tôi mặc chiếc áo trắng đã ngả sang màu cháo lòng tôi đòi mẹ mua cho cái mới mà mẹ tôi vẫn chưa mua. Trên cổ quàng chiếc khăn đỏ mà mẹ tôi bắt buộc vào cổ, cái khăn tôi ghét cay ghét đắng không bao giờ muốn tròng vào, vậy mà mẹ tôi vẫn bắt tôi phải đeo vào cổ mới cho tôi đi học, nói rằng tôi là cháu ngoan bác Hồ thì phải đeo vào mới được đến trường. Tôi biết tôi cóc phải cháu ngoan bao giờ hết mặc dù trong lớp treo đầy những khẩu hiệu kêu gọi học tập theo gương đạo đức của bác Hồ, lại còn bắt học sinh tuyên thệ mới được đeo khăn quàng đỏ của thiếu nhi tiền phong. Mẹ kiếp cháu ngoan cái con củ ... cải.”

Tôi nhớ lại những ngày nghỉ hè tuyệt vời không phải đến lớp, rảnh rỗi lại còn thỉnh thoảng ra chợ nhìn thấy thầy giáo đứng bán rau, tôi giả vờ mua rau rồi vứt xuống bỏ đi cho bõ những ngày trong lớp bị nó gọi lên bảng làm khó.

Năm nay tôi đã lớn nên mẹ tôi không còn nắm tay dẫn đi học nữa, tôi cứ tha thẩn trên đường trở lại trường. Tôi trông thấy thằng Tí Cu, con thằng chủ tịch xã, đang đi trước. Thằng khốn nạn Tí Cu cầm con dế mới đang áp vào tai không biết nó nói chuyện với ai. Sao mà tôi thèm được như nó làm vậy! Nó còn có phây búc mở ra xem bao nhiêu thứ hơi bị vui, nào là mấy con học trò chỉ lớn hơn tôi một hai tuổi cũng đã có người yêu, ghen nhau, đánh nhau xé áo nhau bị bạn thu được cảnh cởi trần cho lên phây búc xem thích quá. Tôi lấy tay thò vào cái ba lô xem con dao Thái Lan có còn không, thì yên trí là vẫn còn. Năm nay thằng nào đụng vào bố, bố cho một nhát là đi gặp bác Hồ lập tức. Tôi thấy yên bụng lạ thường. Năm ngoái trong lớp tôi đã có mấy trận đánh nhau mà toàn con gái đánh con gái thôi. Bọn con trai thì đứng xem còn lấy dế ra quay video cho lên phây búc. Có đứa còn xúi bọn con gái xé áo xem cho vui. Mà sao chúng nó đánh hay thế, vừa đánh vừa chửi nghe sướng cả lỗ tai. Còn có vụ thầy giáo bị học trò bức xúc chạy lên bục tung chưởng đấm đá, lên gối xem sướng con mắt.

Trước cửa trường bọn học sinh đến đã đông, tụ tập nói chuyện và chửi tục vang một khu. Đừng tưởng là tôi không biết chửi tục nhá. Ông chửi lành nghề lắm đấy. Cứ thử chọc ông lên mà xem. Bà ngoại tôi hồi còn trẻ chửi mất gà hay đến độ những đứa trộm gà trong làng động lòng phải ném vào sân nhà luôn cả những con gà không phải của bà tôi. Đến mẹ tôi thì nghề chửi đã cao tay nghề lắm rồi. Cả các thầy giáo cô giáo cũng nói tục hay lắm. Ngay Phan Văn Khải, một lãnh đạo nước ta có hôm trước mặt Sáu Búa Lê Đức Thọ cũng chửi lớn “Đù má chào cờ... chào!” thì tại sao tôi không được chửi tục ?

Nghĩ tới việc phải đi học thêm vài năm nữa mà thấy mệt. Tôi chỉ mong sao chóng ra trường đi xuất khẩu lao động chứ học nữa mà làm gì. Như đồng chí Ba Ếch có học Luật ngày nào đâu mà vẫn xưng là có cử nhân Luật đó thôi. Muốn có bằng gì thì cứ làm như nó. Hay nếu không thì mua bằng giả, thuê người học, thuê người thi hộ. Đi thi thì phao trắng cả sân trường, tha hồ có bằng giả bằng thật rồi bỏ túi chạy đầy đường cho vui. Ngay bây giờ đang có cả trăm nghìn thằng cử nhân thạc sĩ thất nghiệp chạy nhông đầy đường thì đi học làm con mẹ gì.

Chẳng biết năm thằng thầy nào sẽ dạy chúng tôi tiếng Anh. Tiếng Nga thì chỉ có chó mới học. Tôi có cuốn sách dạy tiếng Anh hay đáo để. Thí dụ con-cu-lây-tinh, rồi lại min-mai-địt... không biết là gì nhưng đọc lên là thấy mê luôn. Nếu học xong tiếng Anh là tôi đi kiếm việc ngay. Không đi Hàn quốc, Nhật thì Hương Cảng, Thái Lan, Singapore... cũng tìm được việc. Có việc xong còn làm thêm việc chôm chỉa ở các cửa hàng để tăng thêm thu nhập. Có những đứa đi xuất khẩu lao động vài năm là có tiền tậu nhà tậu xe. Con Kiều Trinh xuất ngoại ăn cắp bị bắt rồi có sao đâu, vẫn lên truyền hình nhí nhố như thường. Mấy con bạn cùng lớp chắc cũng nghĩ như tôi, mong sớm ra khỏi trường để còn đi lấy chồng Đài, chồng Hàn chứ cũng chẳng thèm ngó bọn tôi đâu. Vài năm sau thân tàn ma dại thì lại về nước tìm chúng tôi mà lấy chứ còn lấy ai nữa. Nghĩ thế là tôi lại thấy yên lòng.

Tôi vào trong sân trường và thấy cha hiệu trưởng hắc ám đã đứng trên hàng hiên. Cha này năm ngoái bị tố là dụ dỗ vài ba nữ học sinh vào nhà nghỉ mà rồi có sao đâu hệt như thằng hiệu trưởng Sầm Đức Xương rủ mấy nữ sinh làm trò dâm đãng mà vẫn được một con mụ điên làm báo gọi tôn lên là “vị hiệu trưởng” đó thôi!

Tôi xếp hàng vào lớp, ngồi lại chỗ cũ. Thằng bạn năm ngoái đã bỏ học vì bố nó ngáo đá bị đi cải tạo, mẹ nó lấy ngay thằng cán bộ trong xóm.

Tôi ngồi xuống ghế, chợt nghe từ đàng sau vọng lên giọng nói quen thuộc của một thằng bạn khác biến mất suốt mùa hè bỗng đưa tôi về thực tế: “Tổ tiên sư cha mày, cũng đi học đấy à?”

Nghe nó chào lập tức tôi biết là thật chứ không phải là đang nằm mơ: đéo mẹ nó... hôm nay tôi đi học thật mới đểu chứ!

Tôi tháo cái khăn đỏ chết tiệt ra khỏi cổ áo và kiểm soát lại để biết con dao Thái Lan vẫn còn nguyên.
Bùi Bảo Trúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.