logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/09/2015 lúc 06:04:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bìa sách Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh. (Ảnh của gia đình tác giả).

Vào khoảng cuối năm 1997, nhà xuất bản North Falls House ở thành phố Minneapolis thuộc tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ ấn hành một cuốn sách tiếng Việt mang tựa đề Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh (TVTVĐM). Tác giả của sách, Phạm Việt Châu, là một tên tuổi không phải độc giả người Việt nào cũng có thể nhận ra ngay lập tức. Thật ra, hiếm có người nghe nói đến bút hiệu này trừ phi họ là độc giả của tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) vào những năm 69 – 74 của thế kỷ trước, nơi các chương đoạn của Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh được đăng tải từng kỳ trong nhiều năm trời. Hơn nữa, tính đến khi Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh được ấn hành ở Hải ngoại, tác giả Phạm Việt Châu đã qua đời hơn hai mươi năm, vào ngày 5 tháng 5 năm 1975, chỉ ít hôm sau khi miền Nam rơi vào tay Bắc quân. Tuẫn tiết. Bằng độc dược.

Tên thật của nhà nghiên cứu Phạm Việt Châu là Phạm Đức Lợi, sinh năm 1932 tại làng Hiếu Thiện, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam. Ông từng là nhân viên nòng cốt trong ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên và là trưởng phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên ra Hà Nội năm 1972 để thi hành hiệp định Paris. Chức vụ cuối cùng của ông trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) là Trung Tá Trưởng Ban Nghiên Cứu Chiến Lược – Khối Tình Báo – Phòng Nhì Bộ Tổng Tham Mưu. Ngoài bút hiệu Phạm Việt Châu dành cho các công trình biên khảo, ông còn dùng bút hiệu Mạc Ly Châu và Phạm Chi Lăng cho các sáng tác văn học.
UserPostedImage
Tác giả Phạm Việt Châu. (Ảnh của gia đình tác giả).

Tác giả Phạm Việt Châu. (Ảnh của gia đình tác giả).xTác giả Phạm Việt Châu. (Ảnh của gia đình tác giả).
Có vẻ như Phạm Việt Châu là người không thích phô trương. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người viết lời bạt cho Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh, cũng chỉ được ông chủ nhiệm Bách Khoa Lê Ngộ Châu cho biết một cách lơ mơ rằng tác giả Phạm Việt Châu là một sĩ quan cấp tá của QLVNCH. Trong lần nói chuyện gần đây nhất với người viết, sử gia Tạ Chí Đại Trường, cấp bậc Đại úy, cũng làm việc tại bộ Tổng Tham Mưu, cho biết đã có lần gặp “thiếu tá Lợi” viết cho Bách Khoa nhưng hai người chưa hề chia sẻ với nhau về chuyện viết lách của mình.

Như vậy, có thể kết luận Phạm Việt Châu là người kín đáo, nhưng ý nghĩa của những điều ông viết ra hơn 40 năm về trước trong Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh thì vô cùng minh bạch, nhất là khi các tranh chấp biên giới và lãnh hải giữa Việt Nam và người láng giềng khổng lồ phương Bắc khiến cho mối quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh, tuy vậy, không chỉ đề cập đến quan hệ Việt-Trung, cho dù đó là một phần rất quan trọng của sách. Tất cả các quốc gia thuộc vùng Đông Nam Châu Á mà tác giả gọi chung là nhóm Bách Việt hoặc Trăm Việt được liệt kê đầy đủ, và các yếu tố văn hóa và lịch sử đưa đến sự hình thành của mỗi quốc gia cũng như hiện trạng kinh tế - xã hội của các quốc gia này (cho đến thời điểm những năm đầu thập kỷ 1970) được trình bày một cách chi tiết và khoa học. Chỉ cần nhìn qua phần mục lục rút gọn dưới đây, bạn đọc có thể nhìn thấy được chiều sâu của công trình nghiên cứu liên quan đến nhiều ngành học thuật và tầm nhìn rộng và xa của tác giả đối với tương lai của khu vực mà ông gọi là “vùng định mệnh.”

Mục Lục (rút gọn) của Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh:
• Dẫn Nhập
• Phần I: Hình thành và Tiếp nối
o Chương I: Dấu chân Bách Việt
o Chương 2: Hạt giống nẩy mầm
o Chương 3: Hàng hàng tiếp nối
o Chương 4: Từ Bị trị tới Độc lập
• Phần II : Những bài học trước mắt
o Chương 5: Xứ Thái: Tự thích ứng để sinh tồn
o Chương 6: Indonesia: Kinh nghiệm liên hợp Quốc Cộng
o Chương 7: Mă Lai: Trường hợp một phòng tuyến vỡ
o Chương 8: Phi-Líp-Pin: Xã hội sa lầy
o Chương 9: Miến Điện trước ba trận tuyến
o Chương 10: Kam-Pu-Chia: Một thế trung lập chông chênh
o Chương 11: Xứ Lào: Chiến tranh qua ba hiệp định hòa bình
o Chương 12: Việt Nam: Vài tiêu mốc nhận định về cuộc chiến 60-73
• Phần III: Trong tầm tay Đế quốc hiện đại
o Chương 13: Cộng Sản có mặt
o Chương 14: Tư bản Mỹ
o Chương 15: Áp lực truyền kiếp: Người Hán
• Phần IV: Ý chí nỗ lực kết khối
o Chương 16: Ý thức MaPhilIndo
o Chương 17: Hình thức Kết khối hiện đại
o Chương 18: Thay kết luận

Mục lục này đồng thời là tấm bản đồ dẫn dắt người đọc dọc theo hành trình lập quốc của các dân tộc Bách Việt, hiện tình của mỗi đất nước, và quan trọng hơn hết, dẫn đến khả năng tồn tại của mỗi và toàn thể các quốc gia Đông Nam Á trong tư thế độc lập và tự do bằng cách liên kết và hợp tác với nhau để chống lại sự bành trướng của các thế lực quốc tế, ngụy trang dưới bất cứ hình thái hoặc ý thức hệ nào. Đây chính là điều mà các triều đại phương Bắc qua nhiều thời kỳ, kể cả và nhất là triều đại Tập Cận Bình với những hoạt động bành trướng ở biển Đông nhộn nhịp hơn bao giờ hết, lo ngại sẽ phải đối diện. Sự kiện Trung Quốc phản đối việc mang các tranh chấp biển đảo vào chương trình nghị sự của hội nghị các nước ASEAN và đề nghị một cách không mệt mỏi các cuộc thương thảo tay đôi / riêng rẻ với các quốc gia liên hệ cũng đủ để xác định giá trị vượt thời gian của những nhận định và đề xuất sáng suốt của học giả Phạm Việt Châu.

Từ chối quyết liệt thân phận lệ thuộc là một ý thức xuyên suốt mà tác giả Phạm Việt Châu đã khẳng định một cách mạnh mẽ ngay từ những giòng chữ đầu tiên của phần dẫn nhập:

Cho đến khi người viết cầm bút viết những dòng này, năm 1968, học sinh Việt từ Nam chí Bắc vẫn còn phải đọc trong sách những dòng đầu địa lý về xứ sở mình: nước Việt Nam ở về phía Đông bán đảo Ấn-Hoa! Cái bản chất lệ thuộc trong địa danh Ấn-Hoa đã hạ nhục tất cả các quốc gia độc lập trong khu vực, cũng như cái bản chất chư hầu trong quốc hiệu An-Nam đã làm cho người Việt chúng ta phải tủi hổ khi nghe người khác gọi mình và đã quyết liệt xóa bỏ bằng chính máu của mình.

Cũng trong phần dẫn nhập, tác giả vạch rõ cái hiểm họa lớn nhất và dai dẳng nhất đối với các quốc gia Đông Nam Á:

[…] cái tính chất khai phóng trong việc tiếp nhận các tư trào mới nếu đã làm cho Đông Nam Á trở thành nơi đúc kết tinh hoa của tư tưởng loài người, thì trên thực tế cũng đã là mối họa triền miên có tính cách lịch sử, lúc âm ỉ, khi bộc phát, luôn luôn treo trên đầu nhân dân Đông Nam Á: đó là nhu cầu bành trướng quyết liệt của Trung Hoa về phương Nam. Nhu cầu ấy từ lâu đã trở thành quốc sách và dù cho Trung Hoa có ở trong chế độ quân chủ, dân chủ, tư bản hay độc tài cộng sản, mưu đồ Nam tiến vẫn được tiếp tục duy trì, tuy chiến lược có thể thay đổi, mỗi thời một khác.
Về hiểm họa từ phương Bắc, tác giả Phạm Việt Châu đã dành hẳn một chương sách để thảo luận một cách cặn kẽ. Trong chương 15, “Áp lực Truyền kiếp: Người Hán,” tác giả đã tỉnh táo chỉ ra hoàn cảnh vô cùng khó xử của các nước Đông Nam Á khi họ cố gắng tìm kiếm giải pháp chống lại âm mưu bành trướng của Bắc Kinh.

[…] tự xé lẻ để cầu hoà, thần phục có thể được để ở yên trong giai đoạn hiện tại, song lấy gì bảo đảm cho tương lai, trong khi Trung Hoa đã có sẵn dự kế thống trị. Còn chống đối, đương đầu thì không đủ mạnh, nên có quốc gia đã bám theo đế quốc khác để tìm sự che chở. Hành động theo phản ứng ấy đã dựa vào một mệnh đề nghe ra thường hợp lý ‘Kẻ thù của kẻ thù là bạn ta’, nhưng thật ra là sai lầm ấu trĩ trong trường hợp này. Vì hành động như vậy, chúng ta đã đồng hoá lập trường tự vệ thiêng liêng của mình với lập trường đế quốc. Hay nói một cách khác, chúng ta đã chỉ phụ họa theo tiếng gầm gừ của bầy thú dữ đang tính chuyện xâu xé lẫn nhau mà thôi.

Và tác giả tha thiết nhắc nhở, không chỉ Việt Nam mà toàn thể các quốc gia Đông Nam Á, rằng … chúng ta, nhân dân Đông Nam Á, chúng ta không có vấn đề Trung Cộng riêng rẽ mà chỉ có vấn đề Tàu. Tàu thì lúc nào cũng chỉ là Tàu, và cái mưu đồ theo đuổi tận diệt bằng cách đồng hoá các dân tộc nhỏ yếu xung quanh (dưới hình thức này hay hình thức khác) từ xưa đến nay cũng vẫn thế .
Để nắm bắt tốt hơn những giá trị vượt thời gian của một tác phẩm được viết ra hơn bốn mươi năm về trước, chúng ta nên đọc Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh từ đầu đến cuối. Điều may mắn là chúng ta có thể có được tác phẩm quan trọng này trong dạng ebook hoàn toàn miễn phí. Chỉ cần truy cập mạng Kệ Sách ebook theo đường dẫn dưới đây để được hướng dẫn cách download / tải về máy tác phẩm Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh trong định dạng (format) ưa thích của mình: [img]http://kesach.org/archives/1025

Sống trong một đất nước tan hoang bởi cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm, như là một người viết, tác giả Phạm Việt Châu vẫn luôn ôm ấp hoài bão đóng góp cho công cuộc chiến đấu của Việt Nam và các quốc gia anh em Trăm Việt chống lại tham vọng bành trướng của các đế quốc hùng mạnh trên thế giới. Như là một người lính, khi cuộc chiến huynh đệ tương tàn đã rõ phần thắng bại, Trung tá Phạm Đức Lợi, tức Phạm VIệt Châu, đã dũng cảm nhận lãnh phần trách nhiệm của mình, “như một thuyền trưởng chấp nhận ở lại với con tàu lịch sử tháng 4 năm 1975" (phát biểu của cố luật sư Nguyễn Xuân Phước).

Chúng ta có thói quen chọn một ngày nào đó để cử hành lễ tưởng niệm những người mà chúng ta tôn kính, những người đã xem nhẹ tử sinh để giữ lấy khí tiết, những bậc anh hùng. Với tuyệt đại đa số người Việt ở Hải ngoại, 30 tháng Tư là một ngày như thế. Chúng ta tụ họp, buồn bã và nghiêm trang, kể cho nhau nghe những câu chuyện hào hùng về họ, những anh hùng vị quốc vong thân. Rồi chúng ta chia tay, cho đến tháng Tư năm sau. Ở trong nước cũng thế, người ta chọn một ngày để tri ân anh hùng liệt sĩ, ở đó khói nhang nghi ngút, và những nghi thức trang trọng được bày ra. Tàn cuộc, mọi người kéo nhau ra về, và sẽ “đến hẹn lại lên” vào năm kế tiếp. Nam hay Bắc, trong hay ngoài, đó là những ngày buồn thảm cho người còn lại.

Cũng có những người như vì sao khiêm tốn, ẩn hiện đàng sau chòm tinh vân sặc sỡ, chỉ để chúng ta choáng ngợp khi nhìn ra sự huy hoàng của nó ở cự ly gần. Đó là những người không chỉ tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh, và lòng dũng cảm khiến chúng ta kính trọng mà thêm vào đó là sự tiếc nuối vô bờ chúng ta dành cho phần tài năng và trí tuệ siêu việt nay đã mất đi vĩnh viễn. Chúng ta có cơ sở để tin chắc, nếu còn sống, họ nhất định sẽ có thêm những đóng góp quan trọng cho đất nước, cho dân tộc. Nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, người lính, tác giả của Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh Phạm Việt Châu là một người như thế.

Với Phạm Việt Châu và những người như ông, có lẽ không cần thiết phải chọn một ngày đặc biệt nào đó trong năm để cử hành những nghi thức tưởng niệm. Vào một ngày rất bình thường, bất cứ ngày nào, khi giàn khoan dầu Hải Dương 981 chậm rãi tiến vào vùng lãnh hải đang tranh chấp một cách êm thấm, chúng ta sẽ nghĩ đến họ với lòng ngưỡng mộ và nỗi tiếc thương. Trong thinh lặng.
Theo Blog Phùng Nguyễn

Sửa bởi người viết 01/09/2015 lúc 06:07:07(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.088 giây.