logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/03/2013 lúc 08:55:10(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hội Sách – Salon du Livre - lần thứ 33 tại Porte Versailles (Paris), khai mạc từ thứ Sáu 22/03/2013, bế mạc hôm nay 25/03. Năm nay, triển lãm lớn hàng năm về sách có sự tham gia của 1.200 nhà xuất bản, từ 45 quốc gia, ước tính số khách thăm là 200.000 người. Khách mời danh dự của Salon sách năm nay là văn học Rumani, với 27 tác giả đến từ quốc gia vốn gắn bó với tiếng Pháp, văn học Pháp.
Rumani đã trải qua hàng chục năm dưới chế độ độc tài toàn trị, và hiện tại đang trong quá trình xây dựng một xã hội dân chủ. Sau đây là phóng sự từ Salon du Livre.

Trước hết mời quý vị nghe tiếng nói của ông Bernard Camboulives, một giảng viên lịch sử, người quan tâm đến sự truyền bá văn học Rumani tại Pháp. Ông Camboulives là tác giả cuốn « Sur les pas des écrivains roumaines » (Theo vết các nhà văn Rumani) :

« Có rất nhiều khách thăm. Có rất nhiều cuộc bàn tròn. Rất là phong phú, một chương trình có thể nói là phong phú đến mức vượt quá khả năng tham gia của một người. Chúng ta có thể gặp nhiều tác giả Rumani nổi tiếng hay ít nổi tiếng. Về phần tác phẩm có nhiều sách mới được xuất bản trong những tháng gần đây. Và chúng ta có thể phát hiện các tác phẩm mới của các tác giả Rumani. Tôi hy vọng rằng sự phát hiện này vẫn sẽ được tiếp tục trong tương lai. »

Từ toàn trị sang dân chủ : Như tỉnh dậy sau giấc ngủ sâu

Trong số các bàn tròn về văn học Rumani, những dấu ấn của giai đoạn độc tài toàn trị vẫn tiếp tục ám ảnh các sáng tác đương đại. Nhà viết kịch Alina Nelega, sinh năm 1960, tác giả vở « Amelia hít thở sâu », vừa công diễn tại Pháp năm 2012, chia sẻ tâm sự về sự chuyển đổi chế độ, từ cộng sản toàn trị sang một xã hội hướng về dân chủ :

« Điều này giống như sự thức tỉnh sau một giấc ngủ rất sâu. Tôi đã viết trước khi Bức tường Berlin sụp đổ, nhưng rất ít và rất bi quan. Tôi đọc văn học bằng tiếng Anh là chính, bởi vì đây là thứ tiếng tôi nắm tốt hơn cả. Và tôi sống trong thế giới tưởng tượng của tôi bằng cách hình dung là tôi sống tách biệt với thế giới trên một hòn đảo nhỏ.

Cũng giống như nhân vật của tôi trong vở kịch « Amelia hít thở sâu » (vì không khí ngột ngạt của xã hội toàn trị), bằng trò chơi của trí tưởng tượng, làm cho thế giới hiện thực mà tôi sống trong đó, có thể chịu đựng nổi, có thể chấp nhận được. Cuối cùng là, tôi phát hiện ra niềm vui của ngôn ngữ hư cấu.

Đối với tất cả những ai nói rằng, không có sự khác biệt lớn giữa xã hội cộng sản trước kia và xã hội ngày hôm nay, tôi nói với họ rằng, có một sự khác biệt vô cùng lớn. Sự khác biệt này ghi dấu với quyền tự do ngôn luận. Hiện nay, cũng có sự kiểm duyệt, nhưng là sự kiểm duyệt kinh tế là chủ yếu, sự nghèo khó, nhưng hiện nay, người ta có quyền nói, có quyền hành động. Đây là điều không thể nào tưởng tượng được trong chế độ cộng sản. »
UserPostedImage
Một cuộc bàn tròn tại khu văn học Rumani
Trọng Thành/RFI

Bà Mireilla Patureau, dịch giả tác phẩm ‘‘Amelia hít thở sâu’’ của nhà viết kịch Alina Nelega cho biết :

« Tác giả ‘‘Amelia hít thở sâu’’ hiện đang có một vở kịch khác được trình diễn : ''The Genovese Effect'' (Hiệu ứng Genovese) nói về những ám ảnh của quá khứ chế độ toàn trị qua câu chuyện một người con đột nhiên phát hiện cha mình là kẻ cung cấp tin tức cho cơ quan mật vụ Securitate, trong khi xã hội xung quanh thì thờ ơ.

Chủ đề này cũng là điều mà Nicoleta Esinencu – một nữ tác giả trẻ ra đời và lớn lên vào thời cuối của chế độ toàn trị - quan tâm trong tác phẩm của mình. Nicoleta Esinencu (tác giả của vở Fuck you Eu.ro.pa!, cũng được dịch giả Mireilla Patureau chuyển ngữ) đã đánh thức những bóng ma của quá khứ một cách trực tiếp, với nhiều tư liệu và sự dấn thân với tư cách người tranh đấu, rất khác với nhà văn thế hệ trước Alina Nelega. Tác phẩm Hiệu ứng Genovese của Alina Nelega nói về tấn kịch chính trị thông qua tấn kịch của một gia đình. »

Sự tai ác của kiểm duyệt và việc xây dựng các hành trang văn hóa

Tham dự cuộc bàn tròn về đề tài kiểm duyệt dưới chế độ toàn trị, nhà phê bình văn học Alexandru Calinescu nhận xét :

« Mặc dù hệ thống kiểm duyệt (dưới chế độ toàn trị) chính thức đã bị hủy bỏ vào năm 1977, nhưng nhiệm vụ kiểm duyệt vẫn tiếp tục được thực thi (từ đó cho đến khi chế độ độc tài ở Rumani sụp đổ) bởi một loạt các tổ chức, với tên gọi như hội đồng văn hóa, hội đồng tư tưởng, hội đồng giáo dục… và kể cả những nhà văn làm việc cho các tạp chí văn học, nhà xuất bản… Hệ thống kiểm duyệt, trở nên đa dạng như vậy, đã tạo ra một thứ kiểm duyệt mạnh, bởi vì các nhà văn sợ các hệ quả, nên do đó cũng tăng cường các biện pháp tự kiểm duyệt, để tránh bị rơi vào các tình huống mạo hiểm, nguy hiểm cho mình.

Ở đây chúng ta có thể nói đến một hệ thống đồi bại và tai ác, bởi vì nó lôi chính các nhà văn vào trong cơ chế này. Kiểm duyệt đôi khi là ngớ ngẩn, kỳ cục gây cười, người ta có thể đùa giỡn với nó, nhưng nói cho cùng kiểm duyệt thật là bỉ ổi, bởi vì nó bắt các nhà văn phải nói những điều mà mình không muốn. Hệ thống đa hình đó đi đến chỗ đe dọa bản sắc của nhiều nhà văn, khiến họ bị đe dọa trong sự toàn vẹn về tinh thần và trí tuệ ».

Trong cuộc bàn tròn này, cũng có sự tham gia của nhà văn Eugen Uricaru (mà tiểu thuyết của ông từng được dịch ra tiếng Việt như « Trở lại bến xưa »). Ông Eugen Uricaru, người sáng lập tạp chí văn học Echinox trong những năm 1970, là tác giả của hơn 10 tiểu thuyết, trong đó có cuốn ''La soumission'' (Khuất phục), xuất bản tại Pháp năm nay. Sau đây là tiếng nói của tiểu thuyết gia Eugen Uricaru :

« Trong giai đoạn này, chế độ cộng sản bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng xã hội dựa trên ‘‘các giá trị’’, chứ không phải ý thức hệ. Bởi vì ý thức hệ không mang tính sáng tạo, mà chỉ để điều hành lãnh đạo. Vì thế mà họ đã để cho chúng tôi làm văn học và có ý định sử dụng văn học để phục vụ chế độ. Chúng tôi đã khai thác tình trạng này để lập ra một tạp chí, tạp chí duy nhất của Rumani không chịu sự kiểm duyệt chặt chẽ. Chúng tôi đã xuất bản lại các tác giả bị quên lãng và tạo ra một thứ văn học có giá trị.

Chúng tôi hài lòng vì đã tạo ra được một nhóm văn hóa, đa văn hóa, cùng với người Đức, người Hungary… Sự thay đổi chế độ sở dĩ là có thể được là do đã có một khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng văn hóa, nhưng cũng bởi vì, đã tồn tại trong nước những người được chuẩn bị tốt, trang bị tốt về văn hóa. Những hành trang văn hóa như vậy giúp cho việc chuẩn bị một giai đoạn mới. »

Văn học : Trường học và nơi trú ẩn của tâm hồn tự do

Nhà thơ và nhà viết truyện Ana Blandiana, tác giả cuốn « Les Saisons », tập truyện vừa được dịch và ấn hành tại Pháp năm nay, cho biết đôi lời về cuốn sách :

« Đây là cuốn sách của tôi được in tại Rumani năm 1971. Cuốn sách này đã ra đời rất khó khăn vào thời điểm đó, với rất nhiều cản trở và bị kiểm duyệt. Tôi rất vui vì sách được dịch và xuất bản. Cuốn sách này đã mô tả không khí của chế độ độc tài với một phong cách hư ảo và nhiều chất thơ. »

Cùng với nữ tiểu thuyết gia Gabriela Adamesteanu, Anablandiana là diễn giả của chuyên mục « Các nhà văn trong xã hội : Từ độc tài đến dân chủ » được tổ chức tại khu « sân khấu của các tác giả » trong Hội sách năm nay.

Hội sách Paris 2013 có sự tham gia của Norman Manea, được coi là nhà văn Rumani nổi tiếng nhất trên thế giới. Tập tiểu luận mới của ông « Sự bất khả thứ năm » vừa ra mắt tại Pháp. Về ý nghĩa của văn học đối với xã hội, đặc biệt những người sống dưới chế độ toàn trị, Norman Manea chia sẻ một cảm nhận :

« Tôi tin rằng, cũng như đối với các xã hội tự do, văn học mang lại cho những người sống trong xã hội toàn trị một nơi trú ẩn, để lấy lại sức sống trong dòng đời. Trong phòng bạn, một mình với cuốn sách, bạn có thể có những cuộc đối thoại với những người không quen, thông minh hơn là những bạn hữu hàng ngày của bạn. Tôi tin rằng, điều này là quan trọng. Trong xã hội toàn trị cũng vậy, đó là các chất kích thích cho sự trầm tư, suy nghĩ một cách tự do, để củng cố sự tự do tinh thần ».

Nhà văn - Chứng nhân của đời thường


Độc giả Pháp đón nhận văn học Rumani ở hội sách năm nay ra sao, chúng tôi xin chuyển đến quý vị tiếng nói của một nữ giảng viên, bà liên tục có mặt từ hai ngày hôm nay, để tham dự rất nhiều hoạt động liên quan đến văn học Rumani :

« Tôi đến Salon sách lần này, vì tôi hoàn toàn không biết gì về văn học Rumani đương đại. Điều tôi quan tâm là được gặp các nhà văn của nửa thế kỷ gần đây, được nghe họ nói. Điều này khiến tôi muốn đọc các tác phẩm của họ. Khi đến Salon sách này, tôi thấy được là các nhà văn đó đã chứng kiến lịch sử nửa thế kỷ mà xã hội Rumani vừa trải qua : giai đoạn sau chiến tranh, dưới thời cộng sản, rồi giai đoạn hiện nay không hề dễ dàng.

Tôi sẽ đọc các tác phẩm của họ bây giờ. Bởi vì các nhà văn Rumani đưa chúng ta vào trong hiện thực đời sống hàng ngày mà họ đã trải qua. Ở Pháp, ta có một cái nhìn trừu tượng về các giai đoạn đó, trong khi các nhà văn ấy là chứng nhân của những cảm xúc đời thường trong xã hội, của người Rumani trong giai đoạn độc tài, và trong giai đoạn đương đại, khi xã hội Rumani đang tìm đường, khi xã hội dân sự Rumani đang hình thành… ».
UserPostedImage
Bàn tròn về "Kiểm duyệt văn học dưới chế độ toàn trị". Trong ảnh, các nhà viết kịch Matei Visniec (trái), Nicoleta Esinencu (hai trái sang), nhà văn Eugen Uricaru (ba trái sang) và nhà viết kịch Alina Nelega (hai phải sang). Trọng Thành/RFI[/color]
Tình yêu sách

Nói đến văn học Rumani, không thể không nói đến sự đóng góp của nhà viết kịch Matei Visniec, người viết cả bằng tiếng Rumani và tiếng Pháp. Cũng như nhiều nhà văn có tư tưởng độc lập khác, tác phẩm của ông bị cấm xuất bản ở Rumani trước khi chế độ Ceausescu sụp đổ. Năm 1987, Matei Visniec tỵ nạn chính trị tại Pháp. Trong cuộc bàn tròn về chủ đề kiểm duyệt và sự lưu đày, nhà văn Matei Visniec nhấn mạnh đến những thách thức khác nhau mà các nhà văn phải đối mặt, trong thời kỳ chế độ toàn trị trước kia và xã hội Rumani hiện nay. Ông cũng đặc biệt lưu ý đến vai trò lớn của các nhà xuất bản Pháp trong việc đỡ đầu các sáng tạo văn chương.

Tiếng nói của bà Charlotte Bayart-Noé, một thành viên của Editions rue des Promenades, một nhà xuất bản độc lập siêu nhỏ sau đây phải chăng là một biểu hiện của tình yêu và trách nhiệm đối với sách của giới xuất bản Pháp:

« Chúng tôi làm sách bởi vì, với chúng tôi, cái quan trọng là mang lại phương tiện cho những người có những điều muốn nói. Điều quan trọng là đồng hành với các nhà văn trong quá trình sách ra đời. Điều quan trọng là gợi lên cảm hứng muốn đọc ở mọi người. Sách là phương tiện giao tiếp giữa con người với nhau, chúng tôi rất hào hứng làm công việc này. (…) Một cuốn sách tồn tại được là cuốn sách tìm thấy được bạn đọc của mình, nếu không thì, đó chỉ là những trang giấy được in ra. »
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.100 giây.