logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/09/2015 lúc 06:37:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ấn phẩm Ước mơ của Thủy. Đây là tác phẩm vừa được phát hành thuộc tủ sách của Bước Chân Lạc Hồng. Cuốn sách có nội dung mang mểnh chủ trương của nhóm gồm có những phần chính: Nguồn Cội, Giáo Dục, Nhân Bản Luận ... Qua các chương này, tác giả chia sẻ những mong muốn đất nước được thay đổi như thế nào.

Tác phẩm đã được phát hành trên Amazon *(xin xem link bên dưới). Nếu bạn tha thiết với vận mệnh dân tộc, hằng trăn trở về tương lai đất nước, xin đừng bỏ qua cuốn sách này.

Link đặt sách trên Amazon:
http://www.amazon.com/Uo...;keywords=Le+viet+ky+nhi

UserPostedImage

* Dù đã cố gắng làm tốt nhưng đáng tiếc vẫn gặp một lỗi nhỏ. Tên nhóm phát hành trên bìa sách đã bị viết sai thành BCLB thay vì BCLH, chúng tôi sẽ cố gắng chỉnh lý ở nhưng phiên bản sau. Xin cảm ơn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đã giúp đỡ bcLH để umcT phát hành đúng kế hoạch.


ta  
#2 Đã gửi : 17/12/2015 lúc 10:15:02(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

"Ước mơ của Thủy" - nỗi sợ của nhà cầm quyền

UserPostedImage

Thông qua các trang mạng xã hội, qua các khóa học online, những người trẻ quốc nội và ngoại quốc có cơ hội gặp gỡ, trò

chuyện, chia sẻ cho nhau tri thức và bày tỏ sự trăn trở về vận mệnh quốc gia. Điều mong mỏi ấy khởi sự từ những khát vọng

muốn tìm hiểu về sự thật lịch sử VN, giá trị con người VN, văn hóa VN… để nước Việt được chấn hưng. Khi người trẻ quốc

nội nhận thức ra sự dối trá trong các bài học lịch sử do chế độ cs cai trị biên soạn, còn người trẻ ngoại quốc thương cảm cho

những người bạn đồng trang lứa sống trong sự lừa bịp, suy thoái đạo đức khi sống dưới một thể chế đánh mất nội lực, giá trị

và niềm tin vào con người VN. Dẫn đến đất nước tự hủy diệt và suy vong bởi những người trẻ VN, nếu như không được đánh

thức.


Đánh thức ý chí, nội lực và niềm tin nơi người trẻ VN đó chính là “Ước mơ của Thủy” – cuốn sách do những người trẻ ngoại

quốc là cô Lê Việt Kỳ Nhi, sống tại Na Uy, đặt bút và sinh viên Nguyễn Phương Uyên, sống tại VN, chấm bút cho lời tựa. Để

sẻ chia những nỗi niềm tang thương của đất Việt, cùng nhau tìm lại nội lực và giá trị con người VN và cùng nhau kiến tạo lại

quê hương VN.

Chính vì sự thao thức cho tương lai nước Việt, những người trẻ VN trên khắp năm châu nắm chặt tay nhau với nhận thức trách

nhiệm xây dựng và phát triển đất nước – thì đây chính lại là nỗi sợ hãi của nhà cầm quyền cs độc tài, cai trị theo kiểu ‘cha

truyền con nối’, không muốn một ai can dự vào cái ‘ghế quyền lực’, không muốn một ai tham gia vào quản lý xã hội. Vì lẽ đó,

lực lượng công an đã mời cô Phương Uyên và một người bạn của cô là cô Chiêu Anh lên đồn công an làm việc một cách vi

pháp khi không có giấy mời, và bị câu lưu hơn 24 tiếng từ sáng ngày 13-14.12.2015.

Cuốn sách “Ước mơ của Thủy” có nội dung chống phá nhà nước?

Phương Uyên bị câu lưu tại phường Cầu Kho, quận 1. Khi được thả tự do cô Phương Uyên cho GNsP biết vào tối ngày

13.12: “Họ xoay quanh cuốn sách “Ước mơ của Thủy”, bởi vì cuốn sách đó có chữ ký của Uyên. Tôi không rõ lý do chính họ

mời tôi về [đồn công an] để làm gì, tôi luôn đặt câu hỏi lý do các anh mời miệng tôi về đây làm gì, nhưng họ không giải thích

rõ ràng cho tôi biết. Họ dọa nạt, chửi rất thậm tệ, họ xúc phạm, thậm chí họ nói tôi bị tâm thần và chuẩn bị đưa vào trại tâm

thần… Tôi vận dụng quyền im lặng của tôi, để bảo vệ tôi trong hoàn cảnh đó.” Cô Uyên cũng không trả lời bất kỳ câu hỏi nào

của công an.

Còn đối với cô Chiêu Anh bị câu lưu gần 24 tiếng tại phường Đa Kao, quận 1. Tại đây, họ luôn hỏi cô Chiêu Anh về các hoạt

động của Phương Uyên và cuốn sách “Ước mơ của Thủy”. Cô Chiêu Anh cho hay: “Họ đề cập đến các hoạt động của Uyên,

tôi khẳng định rằng tôi xem Uyên là em gái và tôn trọng những gì Uyên đang làm. Họ quan tâm đến cuốn sách “Ước mơ của

Thủy” vì họ cho rằng cuốn sách này có nội dung chống phá và có liên hệ với cơ chế của họ. Họ lấy lời khai ngắt quãng, họ làm

việc với tôi chủ yếu vào ban đêm, nên tôi cảm thấy mệt mỏi.”

Phương Uyên gặp ‘mình’ trong “Ước mơ của Thủy”

Sinh viên Phương Uyên nói rằng, chính nhà tù nơi đã giam, giữ trái phép cô hơn 9 tháng đã thay đổi nhận thức trong cô, giúp

cô vượt thoát được nỗi sợ hãi của cường quyền khi dám đứng lên bày tỏ chính kiến riêng và thôi thúc cô giúp người khác

vượt qua nỗi sợ hãi này, mới mong đất nước đổi thay. Cô Uyên chia sẻ:

“Khi Uyên được phóng thích, mình cảm thấy mình có sứ vụ kết nối những người trẻ trong nước vì nỗi sợ của cộng đồng

được giải quyết bằng sự đoàn kết. Khi mọi người kết nối với nhau, sự sợ hãi không còn nữa. Do đó chúng mình lập ra một

nhóm ‘Bước chân Lạc Hồng’ cho những người trẻ. Nhóm được lập ra để anh chị em kết nối với nhau trong tình bạn hữu, học

hỏi lẫn nhau, [tìm hiểu] về các giá trị của người Việt vì mình là người Việt, văn hóa của người Việt, lịch sử của người Việt,

người Việt phải biết giá trị của người Việt.”

Phương Uyên nói tiếp: “Trong bối cảnh ở VN hiện nay, đạo đức băng hoại, thanh niên không biết đi về đâu, có người mất

niềm tin vào cuộc sống và họ tìm cách tự tử… do đó, vấn đề đặt ra ở đây là nhân bản. Làm sao mình có thể xây dựng một xã

hội nhân bản? Chị Nhi –tác giả cuốn sách- đề cập đến giáo dục đúng với ý niệm của Uyên trong cuộc sống và trong cuộc đấu

tranh của Uyên”.

Xin được trích dẫn một đoạn ngắn mà Phương Uyên tâm đắc nhất về phần Nhân bản luận của cuốn sách “Ước mơ của Thủy”.

“Đừng ủy thác cho một nhóm người nào đó quyết định để sau này có chỗ đổ thừa khi đất nước tan hoang… Cái lẽ tất nhiên

vận mệnh quốc gia là phải cả dân tộc quyết định, không có chính phủ nào cả!

Song… phải quyết định chọn lựa như thế nào đây?”

… Và, “hãy quăng chủ nghĩa cộng sản vào sọt rác, dẹp chủ nghĩa tư bản luôn! Hãy chọn một chủ nghĩa khác cho riêng mình.

Đó là chủ nghĩa ‘Nhân bản’. Lấy con người làm gốc. Có nhu cầu vật chất và tâm linh [tất cả tôn giáo phải được coi trọng]. Phát

triển thăng bằng giữa hai nhu cầu đó. Tức là làm cán cân thăng bằng giữa Đông và Tây. Đây là con đường dài cần có một bắt

đầu và thời gian để xây dựng.”

Cho đến nay, đã có hơn 200 cuốn sách “Ước mơ của Thủy” trao tặng cho những người thân và bạn bè. Nội dung cuốn sách

nhận được nhiều phản hồi tốt từ phía người đọc. Cô Uyên cho hay: “Họ nói đây là một cuốn sách tốt của các bạn trẻ viết ra

với ngôn ngữ trong sáng và gẫy gọn đi vào lòng người.”

Tác phẩm “Ước mơ của Thủy” chính là dấu hiệu tốt báo hiệu sự tiếp nối nhận thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trước vận tình

quốc gia đang nô lệ ngoại bang. Cô Chiêu Anh nhận xét: “Tôi cảm thấy các bạn trẻ hiện nay đã đi một bước rất xa nghĩa là

các bạn dám nói, dám làm, dám viết và dám tự in. Tôi thấy các bạn rất can đảm, chí ít dám nói lên tiếng nói của mình.”


Huyền Trang
Theo GNsP
song  
#3 Đã gửi : 19/12/2015 lúc 09:30:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ước mơ của Thủy

UserPostedImage
Bìa sách Ước mơ của Thủy của Lê Việt Kỳ Nhi.

Sáng ngày 13 tháng 12 năm 2015, công an bất ngờ ập tới quán cà phê sách của Chiêu Anh trên đường Nguyễn Văn Nguyễn

phường Tân Định Q 1 bắt sinh viên Phương Uyên và cô chủ quán Chiêu Anh. Hai người bị bắt để tra hỏi về cuốn sách có tên

Ước mơ của Thủy, tác giả là một Việt Kiều đang sống tại Na Uy với bút danh Lê Việt Kỳ Nhi. Chính Phương Uyên là người

viết tựa cho sách dẫn tới sự bắt giữ hai người.

Một biến cố chữ nghĩa
Vụ việc xáo động cộng đồng mạng vì Phương Uyên là một khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ tranh đấu của Việt Nam. Cô nổi

tiếng và vừa mãn án tù vì can tội chống Trung Quốc. Những gì Phương Uyên làm dĩ nhiên được sự chăm sóc triệt để của

công an và việc bắt giữ này không nằm ngoài dự tính của cô gái trẻ đầy nghị lực này.

Ước mơ của Thủy dày 100 trang thay vì nằm gọn trong chiếc quán cà phê nhỏ bé tại Sài Gòn bây giờ đã tung ra khắp thế giới

trong sự háo hức tìm đọc từ những người có quan tâm đến vấn đề của tuổi trẻ Việt Nam. Người ta hỏi nhau cách mua, cách

chuyền đọc nhanh và gọn gàng nhất, kể cả tìm bản gốc, không phải vì tiếc một số tiền nhỏ bỏ ra mà sự háo hức không chịu

nổi của một biến cố chữ nghĩa.

Ước mơ của Thủy được giới thiệu trên nhiều tờ báo uy tín ở hải ngoại và cuối cùng từ giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, người ủng

hộ việc in ấn cuốn sách sau khi có lời yêu cầu của tác giả. Nói với chúng tôi GS Nguyễn Ngọc Bích cho biết:
“Tôi biết về Lê Việt Kỳ Nhi như thế này: cô là một phụ nữ còn trẻ lắm và khi Kỳ Nhi viết cuốn sách đó vào năm 2008 trong lúc

đang công tác tại Việt Nam. Hiện giờ nếu tôi không lầm thì cô đã ra ngoài nhưng quen rất thân với Nguyễn Phương Uyên vì

thế nên Phương Uyên đã viết tựa cho cuốn sách của Lê Việt Kỳ Nhi. Họ đã chuyền tay nhau đọc quyển sách đó trong nước

mấy năm trời nhưng cuối cùng thì họ muốn được phổ biến cho nên họ có nhờ chúng tôi in ở hải ngoại trước ngày mùng 2

tháng 9 năm nay tức là ngày lễ Độc lập của Việt Nam. Gần đây có nhiều người thấy quyển sách nó hay và cũng muốn ủng hộ

cho nó phổ biến trong nước.”

Ước mơ của Thủy bắt đầu bằng một mệnh đề tự giới thiệu mình, tha thiết và dứt khoát, Kỳ Nhi viết:

“Cuốn sách này viết lên ước mơ của tôi, - tôi tên là Thủy.

Bất chợt một ngày nọ, mùa hạ năm 2008 tôi biết mình có một ước mơ. Đó là ước mơ về một Việt Nam khác hẳn bây giờ.”

Xin được trích dẫn đoạn văn sau đây trong Ước mơ của Thủy qua giọng đọc của Hiền Duyên:

“Nói đến việc phát triển đất nước và dân tộc, trước tiên phải trả lời cho mình được câu hỏi: Xuất phát điểm là đâu? Nếu không

biết đặt viên đá đầu tiên ở đâu thì chẳng thể xây xong một căn nhà nhỏ huống gì là một thành lũy kiên cố để bảo vệ quốc gia

và từ đó làm cho phát triển. Chữ phát triển tự nó đã mang ý nghĩa thay đổi. Nếu duy trì mãi những cái cũ thì không hề có thể

gọi là có phát triển.

Những gì không còn phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại mà cứ cố giữ mãi chẳng khác chi chiếc áo đã chật vẫn

mang ra mặc thì khó tránh chuyện bị bung rách, thủng chỗ này chỗ kia vá víu mãi cũng chẳng xong vì cơ thể cứ lớn dần khiến

bản thân người mặc chẳng thấy thoải mái lại làm trò cười cho thiên hạ và thế giới.

Để tìm con đường mới, trước khi bắt đầu chúng ta cần phải chuẩn bị một tư tưởng cởi mở để tìm hiểu điều gì là hợp lý và cần

thiết cho con đường phát triển dân tộc và đất nước. Đó là những gì tôi đã hỏi tôi... Và tôi sắp xếp ước mơ của tôi, viết nó ra

đây... xin chia sẻ với người đồng cảm.”

Ước mơ nào rồi cũng khó thực hiện và rất nhiều ước mơ trôi nổi, mất tích theo dòng đời nghiệt ngã.

Ước mơ của Thủy không phải của một người, một thế hệ hay một chế độ mà nó là ước mơ của cả một dân tộc, kéo dài từ khi

chiếc trống đồng Đông Sơn xuất hiện cho mãi tới hôm nay, thời khắc thành tựu của mọi nơi trên thế giới, duy chỉ còn Việt

Nam, vẫn ngồi mơ những điều căn bản của mọi xã hội văn minh.

Tham vọng đánh thức giấc ngàn thu của dân tộc
Ước mơ của Thủy có tham vọng đánh thức giấc ngàn thu của dân tộc, đánh thức giấc ngủ quá dài của công dân, đánh thức

sự trầm lắng vô biên về những câu hỏi không tìm ra giải đáp vì cả dân tộc bị thôi miên bởi nhiều loại phù thủy. Ước mơ của

Thủy cũng là ước mơ của chúng ta, có điều Lê Việt Kỳ Nhi thấy được hình thái của giấc mơ ấy khi cô thức dậy, còn đa số

người trẻ hôm nay, hôm qua và không chừng cả ngày mai, tuy có cùng một giấc mơ như Thủy nhưng khi tỉnh giấc thì mọi

thách thức của đời sống đã che đi ánh sáng của niềm mơ ước cháy bỏng của mình.


Ước mơ của Thủy có ba chương với các tiêu đề: Nguồn Cội, Giáo Dục và Nhân bản luận. Trong lời tựa của cuốn sách,

Phương Uyên với nhận xét rất trẻ và khá bộc trực đã viết những giòng chữ chân thành và không thiếu chủ quan, loại chủ quan

của người trẻ tuy chưa từng viết sách nhưng sẵn sàng đặt bút khai phá dòng nham thạch của ước mơ. Rõ ràng Phương Uyên

cũng mơ và song song với ước mơ ấy, các hoạt động của Uyên đánh thức rất nhiều người để họ cùng mơ ước như cô:

“Đối với giới trẻ của Việt Nam thì người Việt mình phải biết giá trị của người Việt, văn hóa của người Việt, pháp luật của người

Việt, lịch sử của người Việt. Cuốn sách này đáng để cho những người trẻ đọc tại vì nó phổ quát và cách viết của chị Nhi rất

gãy gọn dễ hiều chứ nó không phải là lối văn vẻ rườm rà.

Trong lời giới thiệu tôi cũng đã nói đây là một suy nghĩ không phải đơn thuần mà bạn đọc có thể lướt qua như những cuốn

sách khác mà đây là cách đọc, nói chuyện trực tiếp với tác giả vì những câu văn trong đó nó giống như là nói, rất ngắn gọn.

Còn nói về phần tâm đắc trong tác phẩm này thì trong lời giới thiệu tôi cũng đã có nói, trong chương Nhân bản luận tôi gặp ở

tác giả và tôi giao nhau trong tư tưởng ở chữ “nhân”. Không những Việt Nam mà cả thế giới đang rơi vào một xã hội băng

hoại. Xã hội mà ngày ngày chúng ta chứng kiến sự chết chóc, tàn sát thảm khốc vậy thì chỉ có nhân bản mới cứu vãn và đem

lại hạnh phúc bình yên thật sự.

Đó là những gì làm cho tôi cảm thấy đã gặp được tác giả ở chỗ đó và cảm thấy đó là chương sách mà mình thích nhất.”

Không còn trẻ như Phương Uyên nhưng GS Nguyễn Ngọc Bích lại có cái nhìn của một người quá nhiều kinh nghiệm về chữ

nghĩa, về triết học và nhất là về cách làm cho chữ nghĩa có linh hồn trong tác phẩm Ước mơ của Thủy. Lê Việt Kỳ Nhi đã nén

chữ đặc lại như đá cuội và bất ngờ ném vào dòng suy nghĩ của người đọc với các lập luận thú vị:

“Tôi rất thích cuốn sách đó vì lý do rất đơn giản. Thứ nhất nó là sản phẩm của một người trẻ Việt Nam. Chúng ta được đọc

những cuốn sách dày cộm của những người có nhiều kiến thức lắm thế nhưng nó chỉ chứng minh được kiến thức uyên bác

của người viết mà chưa chắc đã chuyên chở một thông điệp gọn ghẽ như cuốn Ước mơ của Thủy.

Cái thứ hai ngay cả việc đặt tên cho cuốn sách cũng là ý kiến rất đặc biệt. Như chúng ta biết thì Thủy là tên một người có thể

là tên con gái trong trường hợp này, thế nhưng thủy cũng có nghĩa là nước nhưng dùng chữ thủy để thay cho đất nước là một

ý niệm tương đối mới mẻ. Sờ dĩ cuốn sách viết ngắn nhưng chuyên chở nội dung khá phong phú và độc đáo nữa vì Lê Thị Kỳ

Nhi có suy nghĩ rất sâu sắc khi viết cuốn sách này mặc dù lúc bấy giờ còn rất trẻ mới hăm mấy tuổi thôi.

Ngay cả vấn đề minh họa thì Lê Việt Kỳ Nhi cũng rất đặc biệt, cô ấy dùng hình của con thuyền trên trống đồng Đông Sơn là

bức minh họa đầu tiên trong cuốn sách. Đó cũng là con thuyền quốc gia cho thấy người Việt mình cũng đã có những quan

niệm từ rất xa xưa, đã nhìn thấy vận mệnh của đất nước như con thuyền đi trên sóng, trên biển.”

Linh mục Kim Định, một triết gia của Việt Nam đã từng khẳng định “Sứ điệp trống đồng nằm ngay trong chữ Trống…” Trong

nhiều tác phẩm của mình, linh mục Kim Định nhiều lần dùng hình ảnh trống đồng để lập thuyết cho triết lý của ông về ý nghĩa

thật sự mà tổ tiên Việt Nam đã dùng hình ảnh để chuyển tải.”

Với Lê Việt Kỳ Nhi thì ngoài ý nghĩa chữ Trống, chữ Đồng còn bổ xung một lập thuyết khác của cô: chữ đồng còn là đồng

tâm, đồng lòng của cả dân tộc nữa. Tác giả chia sẻ:

“Triết gia Kim Định đã nhìn ra được triết lý nằm trong chữ Trống, mà không thấy nói đến chữ Đồng. Trong chữ Đồng trộm

nghĩ ắt cũng bao hàm một ý nghĩa sâu xa chẳng kém chữ Trống. Người viết thắc mắc tại sao người xưa lại dùng Đồng mà

không dùng loại kim loại nào khác hơn để đúc Trống, và nếu như thời xưa chẳng có kim loại nào chỉ có Đồng là bền nhất mà

sao đặt cho thứ kim loại đó là Đồng mà không gọi tên gì khác hơn? Đó chắc hẳn đâu phải là việc ngẫu nhiên. Có phải chăng

trong cái chữ “đồng” tàng ẩn những sứ điệp cùng triết lý tư tưởng của Việt Tộc chứ không hoàn toàn chỉ là tên của một thứ

kim loại dùng để đúc Trống? Chữ đồng được dùng còn mang một ý nghĩa khác có tính đoàn kết ấy là chữ “đồng” của “đồng

lòng”? Và chữ “đồng” của “đồng nhau”; một triết lý về sự bình đẳng rằng con người sinh ra vốn ngang đồng như nhau.”

Hầu như GS Nguyễn Ngọc Bích ngay lập tức bị thuyết phục bởi ý tưởng này ông cho biết:

“Lê Thị Kỳ Nhi không những vừa bị ảnh hưởng vừa dùng ý tưởng của linh mục Kim Định mà cô ta còn đi xa hơn thế. Thí dụ

như ảnh hưởng của linh mục Kim Định thì chúng ta thấy trong nước ngay những người như GS Trần Ngọc Thêm cũng bị ảnh

hưởng rất nhiều của linh mục Kim Định. Lúc đầu thì Hà Nội không muốn công nhận vai trò tư tưởng của thầy Kim Định nhưng

về sau cuối cùng thì trong tự điển văn học của họ cũng phải công nhận vai trò đột phá của linh mục Kim Định trong việc tìm

nguồn gốc Việt Nam.

Thế nhưng Lê Việt Kỳ Nhi đi xa hơn thế. Linh mục Kim Định chỉ nói về chữ trống rỗng, cái đó nó rất sâu sắc nó gần như một

vấn đề của thiền học tức là mình phải trút bỏ tất cả định kiến của mình để cho óc của mình trống rỗng khi ấy mình mới trông

thấy được vấn đề một cách sáng suốt. Cái độc đáo của Lê Việt Kỳ Nhi khi cô bảo rằng chúng ta quên mất chữ “đồng”, chúng

ta có chữ “đồng” tức là đồng thuận, cái nhìn toàn quốc để chúng ta có sự thống nhất trong tư tưởng của người Việt thì chúng

ta mới có sức mạnh để mà chống lại ngoại xâm chẳng hạn.

Từ xưa tới nay chúng ta chỉ nghĩ chữ đồng là một loại kim khí thôi nhưng Lê Việt Kỳ Nhi rõ ràng muốn chúng ta hiểu một cái

nghĩa thứ hai của chữ đồng tức là đồng thuận của dân tộc. Tôi cho rằng đó là cái độc đáo vô song của Lê Việt Kỳ Nhi khi cho

biết trống đồng có những nét sâu sắc trong tâm khảm người Việt.”
UserPostedImage
Sáng ngày 13 tháng 12 năm 2015, công an bất ngờ ập tới quán cà phê sách của Chiêu Anh trên đường Nguyễn Văn Nguyễn phường Tân Định Q 1 bắt sinh viên Phương Uyên và cô chủ quán Chiêu Anh. Citizen photo.

Lê Việt Kỳ Nhi không ngừng lại ở đó, tác giả còn tỏ ra rành rẽ về các thế lực luôn muốn dùng Việt Nam như một lực đẩy để

nâng cao tham vọng của họ. Kỳ Nhi lập luận:

“Hãy quăng chủ nghĩa cộng sản vào sọt rác, dẹp chủ nghĩa tư bản luôn! Hãy chọn một chủ nghĩa khác cho riêng mình. Đó là

chủ nghĩa "Nhân bản". Lấy con người làm gốc. Có nhu cầu vật chất và tâm linh (tất cả tôn giáo phải được coi trọng). Phát triển

thăng bằng giữa hai nhu cầu đó. Tức là làm cán cân giữ thăng bằng giữa Đông và Tây. Đây là con đường dài cần có một bắt

đầu và thời gian để xây dựng.”

Câu kết của Kỳ Nhi không mang tính cổ vũ cho bạo lực mà nó khuyến khích thái độ dứt khoát của người trẻ hôm nay trước

ngã ba của trách nhiệm quốc gia và bổn phận kiếm sống đối với gia đình hay những nhu cầu vật chất cho bản thân. Ước mơ

của Thủy không thể vực dậy được lòng thao thức với dân tộc nếu người đọc cuốn sách này chỉ xem nó như một sản phẩm

văn học, một tư duy thông minh và cách chọn lời khôn khéo vì đó không phải là mục đích của người viết.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.266 giây.