logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/09/2015 lúc 07:46:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Những người thích tìm tòi để học hỏi và hiểu biết về thế giới chung quanh lúc nào cũng ăm ắp những thắc mắc chưa được giải đáp. Nhưng khi bạn đã đủ sức để tự tìm hiểu thì tuổi đời không còn những mùa hè tha hồ đọc sách nữa. Nên những thắc mắc còn đó; dù nó không còn khó về sách vở hay phương tiện tìm kiếm thông tin, thì lại khó về thời gian không có nhiều nữa để tìm tòi cho thỏa chí tò mò.

Tôi đúng là như vậy đó! Hồi nhỏ, tôi nghe nhiều lần về chuyện chuột ăn trộm trứng. Ai cũng kể na ná như nhau là một con chuột dùng bốn chân để ôm cái trứng cho chắc; rồi một con khác cắn đuôi nó – kéo đi. Lúc nghe kể, tôi thả trí tưởng tượng tự do thì thấy có lý vì con chuột đã dùng bốn chân ôm trứng thì chân đâu chạy, nên con khác phải cắn đuôi nó để kéo nó và cái trứng đi là hợp lý! Nhưng tôi quan sát người kể từ nét mặt, tới cách diễn tả… chung chung. Tôi tin chắc là chú Ba, dì Tư đã được nghe kể như vậy và kể lại thôi, chứ đương sự chưa hề thấy!
Vậy là những trưa hè yên ả, tôi kiên nhẫn thu mình vào một góc nhà để rình chuột trộm trứng trong rổ trứng của mẹ tôi để ở tầng lửng của cái chạn trong nhà bếp. Có một lần duy nhất, tôi thấy được con chuột gác hai chân trước lên rổ trứng; nó ngửi ngửi rồi thôi, bỏ đi.

Tôi đặt ra bao nhiêu là giả thuyết, để rồi hài lòng với giả thuyết cuối cùng là con chuột đó nhỏ hơn cái trứng thì làm sao nó ôm được cái trứng. Hơn nữa, nó đi kiếm ăn một mình thì ai cắn đuôi nó để kéo đi… Tôi chờ nó trở lại với một đồng bọn.

Nhưng tôi ngủ gục. Tới giật mình dậy thì rổ trứng không mất quả nào. Nên từ đó tôi càng không tin người lớn thường nói câu, “nghe tao đi…” mà tôi chỉ tin người lớn là cứ nghe người khác kể rồi kể lại – chứ có ai thấy đâu!
Rồi thời gian bắt tôi lớn, và theo tuổi đời là những việc chờ sẵn mỗi người trong kiếp nhân sinh. Tôi tạm quên việc mục kiến sở thị chuột ăn trộm trứng một lần cho biết!

Nhưng các bạn ạ! Người có lòng hiếu kỳ chân chính khoa học chứ đừng tà ma ngoại đạo thì Ơn trên cho mãn nhãn. Có điều là tới nửa thế kỷ sau tôi mới được chứng kiến!

… Sáng nay tôi ra bờ suối sau nhà để nhặt lại tiếng ve cuối mùa não nuột đêm qua. Đang thơ thẩn hít hơi sương rừng còn tụ trong những lùm cây dại ven bờ suối nên chưa bị mặt trời hóa kiếp… Tôi tình cờ thấy được một ổ trứng vịt – hơn chục trứng. Nhìn quanh, quả có con vịt mẹ đang bơi lội dưới suối; chắc nó đi tìm thức ăn chứ nằm ấp hoài thì chết đói sao? Nghĩ tới con vịt chồng, đạp mái xong là xong; nó đâu có đi tìm thức ăn cho vịt vợ khi nằm ấp… Vì nó cũng đang bận, bận nằm ấp… một con vịt mái khác!

Tôi bỏ lại cái điện thoại vô túi quần sau khi nghĩ đến cái bạc của giống đực. Vì trước đó khoảnh khắc, tôi định gọi cho mấy chiến hữu ghé tệ xá của tiểu đệ nhanh lên nha mấy sư huynh, nơi thâm sơn cùng cốc không có gà móng đỏ nhưng có hột vịt lộn tẩm sương, ủ lá sồi…

Tôi cảm ơn tôi đã bỏ lại cái điện thoại vô túi mà không gọi. “Lòng từ bi bất ngờ” là cụm từ biết đã lâu, nhưng mới hiểu tức thời… lòng từ bi bất ngờ là như vậy đó! Là đoạn tuyệt với cái ác trong khoảnh khắc; nhưng phải quay lưng đi ngay… lên niết bàn. Chứ chần chờ, tiếc nuối… ổ trứng dưới trần thế ngon quá! Thì lục dục lại lục đục… xoong nồi chén dĩa ly chai…
Nhưng thình lình tôi thấy một con chuột rừng, nó xông vô ổ trứng vịt như biệt kích Mỹ xông vô sào huyệt của Bin Laden. Mọi hành động của nó đều nhanh, dứt khoát. Đầu tiên, nó vục mỏ chuột xuống sâu tới đáy ổ trứng để hất tung một quả trứng lên trên những quả trứng khác; nó chịu thế bằng hai chân sau để dùng hai chân trước vần cái trứng ra khỏi ổ trứng.

Sau thành công bước đầu, nó nghểnh cổ lên cao nhất mà nó có thể để dò xét con vịt mẹ dưới suối. Khi yên tâm là con vịt mẹ không hay biết gì hết, nó quan sát tới địa hình. Còn khoảng một feet đất bằng – do vịt mẹ ra vô ổ trứng mà thành chứ triền đồi xuống suối là địa hình dốc. Nó tiếp tục chịu thế bằng hai chân sau, dùng hai chân trước vần cái trứng ra tới bờ dốc…

Tôi thích thú vô cùng khi tận mắt nhìn thấy một con chuột ăn trộm quả trứng to ngang ngửa với thân mình nó. Tôi biết chuột rất khôn, nhưng tôi nghĩ được nó thông minh tới mức là lăn quả trứng xuống dốc đồi… cho quả trứng va vào đá cuội, hay gốc cây khác – vỡ toang ra. Nó chỉ còn việc từ từ xuống ăn sáng với món hột vịt lộn.
Nhưng tôi đã lầm, hay những người nghiên cứu khoa học tự nhiên rồi viết sách đều chưa từng chứng kiến tính liều mạng của loài chuột! Thật không thể ngờ là nó xoay ngang quả trứng; dùng bốn chân ôm quả trứng – một cách chắc chắn nhất; nó còn ngoái đầu nhìn xuống suối để xác định vị trí trước cú liều mạng cực kỳ ngoạn mục. Nó chỉ thiếu động tác làm dấu Thánh giá trước khi tử đạo để rồi ôm lấy cái trứng; hai đứa cùng lăn thí mạng cùi; không biết bao nhiêu tua vì độ dài của dốc suối có đến hai mươi feet mới tới nước.

Khi nó với cái trứng đã ùm xuống suối – đôi đứa đôi đàng… Nó có ngoi mỏ chuột lên trời tạ ơn thánh Allah đã giữ mạng cho con – không đập đầu vô đá IS nên không bị chặt đầu. Nó bơi quanh quanh tìm quả trứng; mà quả trứng thì ba chìm bảy nổi như… hột vịt lộn.

Tôi chứng kiến từ đầu tới cuối một cảnh chuột trộm trứng. Vì sau đó nó bơi, dùng mỏ ủi quả trứng về phía trước… cho tới khuất vào lùm cây dại. Chắc hang của nó ở đó.
Tôi lững thững vô nhà làm ly trà, nghĩ tới những bất ngờ thú vị với người ưa thắc mắc và chịu quan sát đến rất bất ngờ, nhưng giải mã được thắc mắc có thể đã tìm ẩn từ rất lâu. Hèn gì truyện ngụ ngôn đông tây đều dạy người ta tính kiên nhẫn…
Nhưng người lớn tôi bây giờ đi kể chuyện mục kiến sở thị của mình cho ai nghe, vì con nít bây giờ chính là người lớn. Nên người lớn bây giờ như con nít. Được thấy chuột ăn trộm trứng mà mừng như Bill Clinton được Monica Lewinski gật đầu chịu gả cho anh.

Tuy những bất ngờ thú vị trong kiếp người sao quá ít ỏi, hiếm hoi… tới có thể cho là một sự may mắn tình cờ. Thì vừa tiếng phone reo, của ông bạn già gọi chi mà sớm…
“Alo. Nghe. Chuyện gì mà gọi sớm vậy đại ca?”
“Khà khà… Tao đoán hôm nay mày nghỉ… không ngờ trúng phóc!”
“Sáng sớm. Muốn sinh sự gì đây?”
“Trên mày có mướp không? Tao lên xin một trái mướp về ăn coi. Ở dưới Garland năm nay trời không có sương nên mướp không có trái mày ơi!…”

Cúp điện thoại, ngồi chờ ông bạn già lên nhà xin trái mướp. Tôi hoàn toàn nghĩ là ông ấy muốn sinh sự nhậu nhẹt. Chứ từ nhà ông, chỉ lái hai dặm là tới hai ngôi chợ Việt nam lớn nhất ở Dallas, vô mua trái mướp không dễ hơn, rẻ hơn tiền xăng phải lái thêm hai mươi dặm để lên nhà tôi – để chỉ xin một trái mướp.

Nhưng đằng sau xã giao bạn hữu của người thích đặt câu hỏi từ nhỏ; tôi chưa bao giờ nghe ai nói là trời không sương mù thì mướp không có trái. Thôi, đành chờ ông bạn già tới nơi rồi hỏi cho rõ ngọn ngành.

Nhưng khi ông tới thì tôi thất vọng. Câu trả lời của ông cũng lại đưa tôi về ruộng đồng tuổi nhỏ với xóm làng toàn người lớn ngu ngơ qua chuyện con chuột ăn trộm trứng như kể ở trên; là người này cứ nghe người khác nói thì nói lại. Hồi bị chất vấn thì, “ai biết gì đâu!” Hay ỷ lớn hiếp nhỏ là đá đít con nít; đuổi đi chơi chỗ khác.
Ông bạn trả lời tôi tương tự như người lớn ở quê tôi vậy thôi, “…thì từ nhỏ tao đã nghe người lớn nói là trời không sương thì mướp không trái. Tao làm sao biết được là tại sao mà nói cho mày nghe. Còn thiệt tình là ở Garland năm nay trời đêm không có sương nên mướp không có trái, nhà ai cũng vậy. Tao thì thèm ăn trái mướp trồng chứ mướp chợ mà ăn cái gì…”
Bù trớt. Tính huề vốn là tiễn bạn để nghỉ ngơi sau cả tháng đi làm thứ bảy, chủ nhật đã mờ mắt. Nhưng bạn già như chuối thâm kim, tối ăn sợ đau bụng nhưng để sáng ra là… vô thùng rác luôn cho tiện; biết đại ca ghé tệ xá lần nào là lần cuối, lần này hay lần sau? Một người đã tới mức thèm ăn một trái mướp mà mất ngủ, sáng ra gọi cầu may, rồi lái xe hai mươi dặm chỉ để xin một trái mướp… thì coi như ông chỉ còn đứng trên đời một chân; còn chân kia đã đặt lên thềm nhà thánh Peter…

Tuy tệ xá chỉ có cây nhà lá vườn, nhưng tấc lòng thảo bạn của gia chủ bằng dây thun nên dây dưa tới trái mướp chín nắng ngoài sân vì quên đem vô nhà. Đúng hơn là tôi say chuyện nên quên khuấy đi. Vì tôi kể chuyện tận mắt trông thấy chuột ăn trộm trứng sáng nay cho ông bạn già của tôi nghe. Ông sương sương rồi nên nhớ quê, kể cho tôi nghe chuyện về chuột. Tôi nghe hai tiếng “chà chuột” mà tỉnh hẳn ra. Vì hơi lâu rồi, tôi có đọc một đoản văn trên mạng. Tác giả là người mới sang định cư ở Na Uy, theo diện thân nhân bảo lãnh. Anh ta viết về một ngày được nghỉ lễ, nên vợ con tha hồ ngủ nướng. Riêng anh ta là người Việt gốc cây lúa nên ngủ sớm dậy sớm đã quen. Với sự yên lặng tới phát sợ của không gian Na Uy vào một sáng ngày lễ. Anh cứ ngồi trong nhà mà nhìn ra cửa sổ; chỉ mong thấy một bóng người đi qua để thoát khỏi không gian chết. Nhưng thất vọng não nề vì con đường ở Na Uy được làm ra cho tuyết phủ chứ không phải để cho xe chạy, và người đi bộ trên những sidewalk…

Chỉ một việc dễ nhất đối với đàn ông khi nhàn rỗi là ra quán cà phê ngồi tán gẫu với bạn bè thì Na Uy có quán cà phê nhưng anh không có bạn bè…

Tôi đọc và đồng cảm sâu xa với tác giả vì anh tả chính xác hoàn cảnh của tôi hồi mới sang Mỹ. Nhưng đoạn kết làm tôi thắc mắc tới hôm nay với câu văn anh viết, “bên quê, anh em, bạn bè… vẫn kéo nhau đi chà chuột. Sao mình lại ở đây?”
Tôi không hiểu “chà chuột” là gì? Nhưng sức tiên đoán gần đúng, là một sinh hoạt ở vùng quê cần có nhiều người. Nói về chuyện đi bắt chuột đồng. Nhưng tôi chỉ biết đi đào chuột, đi xông chuột… viết ba ngày không hết về những cách đào chuột hay xông chuột vì còn tùy địa hình, vùng, miền. Nhưng chà chuột là gì?
Cũng như lý luận ở trên là tôi, hay người ưa thích tìm hiểu để học hỏi điều cần, hiểu biết về kiến thức. Nhưng mùa hè và những cuốn sách đã là dĩ vãng. Ở Mỹ có bốn mùa thời tiết nhưng chỉ có một mùa thuế nên cày tối mặt cho Sở thuế IRS đừng khi dể mình!

Rồi thình lình hôm nay, ông bạn già của tôi đã cho tôi một bất ngờ thú vị qua chuyện kể của ông.
“Tao nói cho mày nghe về chuột. Ở nam bộ mình thì mày biết đủ trò bắt chuột rồi chứ gì! Nhưng tao bảo đảm mày chưa biết chà chuột. Không có sinh hoạt nào vui hơn chà chuột ở miền quê – mà cụ thể là Đồng Tháp.

Nói tới Đồng Tháp thì mày biết mùa nước nổi rồi chứ gì? Đó. Khi mùa nước nổi về. Lũ chuột không muốn cũng phải bỏ hang mà mò lên gò để ở cho qua mùa nước nổi. Với người biết coi nước và rành về chuột đồng thì tóm tắt lại là họ không chọn gò lớn, gò cao; mà chọn cái gò nhỏ nhỏ thôi, chỉ ngấp nghé cao hơn mực nước chừng một gang tay. Khi đó họ bỏ chà (là đi chặt những cành cây dại ven sông, ven gò). Bỏ nhiều lên gò cho chuột có chỗ ở; che nắng che mưa… Rồi vài ngày, họ chèo xuồng quanh gò, quăng lên gò cho lũ chuột mớ thức ăn như thóc lúa, khoai sắn… cho tụi nó ăn thêm thôi chứ đâu có nhiều cho tới chuột ăn no. Chúng vẫn tự kiếm ăn là chính.

Chẳng khác gì họ nuôi chuột trong cái chuồng tự nhiên là nước bao bọc chứ không phải lưới kẽm gì hết. Nhưng khi thấy nước bắt đầu giựt, thì phải canh nước giựt tới mức nào thì chuột có thể bỏ gò mà đi bất định như hành tung của chuột. Đó là kinh nghiệm chà chuột, vì nước rút chưa nhiều thì khó bắt chuột, nhưng để nước rút quá, thì chuột đi hết rồi…

Đúng thời điểm là điều quan trọng nhất. Khi đó, người ta cắm đăng bao bọc hết cái gò. Kéo cả xóm, cả làng ra gò – dỡ chà – bắt chuột. Nên gọi là chà chuột.
Chuột bị dỡ chà như bị phá nhà. Chúng chạy mười phương tứ hướng, nhưng chạy đâu cho thoát lưới đăng đã cắm bao trọn cái gò. Bắt không sảy một con. Và vui hết biết, vì cả xóm sau đó là ăn thịt chuột, nhậu thịt chuột ba ngày ba đêm không hết; chuột dỡ chà úc na úc núc; thịt ngọt xương mềm…
Nhắc lại thèm quá mày ơi…!”

Ông bạn tôi đi xin trái mướp từ mặt trời mọc tới mặt trời lặn mới ra về. Vì tôi ở thâm sơn cùng cốc nên ngày tháng có nghĩa gì đâu mà mua đồng hồ làm gì. Còn một mình ngồi nhìn sao tính tiết; nhìn trăng tắm rừng vàng mắt sương sa… Một ngày hạnh phúc đã qua, hạnh phúc vì hiểu ra được cả hai thắc mắc đã dầy năm tháng. Tuy giá không rẻ là ông bạn già giải mã cho tôi chuyện chà chuột thì lại gieo vào đầu óc ưa tò mò, thích quan sát của tôi chuyện trời đêm không sương thì mướp không có trái là sao?
Tôi lại mong chờ một bất ngờ thú vị khác về trái mướp…

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.095 giây.