logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 08/09/2015 lúc 08:29:33(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ông Hứa Vi Dịch (Xu Weiyi), người ở làng Hồng Giang- "Làng Cộng đồng thiểu số Nga". Ảnh chụp vào tháng 7/2015. AFP-JIJI
Trong cuộc diễu binh phô trương sức mạnh tại Bắc Kinh ngày 03/09/2015, kỷ niệm 70 năm ngày Nhật Bản đầu hàng, kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến, Tổng thống Nga Putin là khách mời sáng giá nhất trên khán đài danh dự. Trong đoàn quân diễu hành bên dưới, cũng có mặt lính Nga. Quan hệ Nga - Trung lúc này quả là thân thiết, thế nhưng cũng có thời hai bên là kẻ thù của nhau, trước khi đổi thù thành bạn.
Như để minh họa cho sự thay đổi đập mắt trong quan hệ tương đối phức tạp giữa Bắc Kinh và Matxcơva, nhưng bề ngoài có vẻ rất thắm thiết hiện nay, phóng viên hãng tin Pháp AFP, Tom Hancock, đã đến tận vùng biên giới giữa Trung Quốc và Nga, được phân cách bằng con sông mà người Nga gọi là Amur, còn Trung Quốc đặt tên là Hắc Long Giang.

Tại đấy, phóng viên AFP đã tìm đến cộng đồng của những người Hoa « mắt xanh » ở làng Hồng Giang miền Đông Bắc Trung Quốc., nơi có nhiều con cháu người tị nạn Nga sinh sống. Trong bài phóng sự đăng ngày 31/08/2015, nhà báo AFP đã kể lại cuộc gặp với Hứa Vi Dịch (Xu Weiyi), một cụ ông 81 tuổi với đôi mắt xanh biếc. Cụ già đã kể lại những trận đòn chí tử mà ông phải gánh chịu vì bị tố cáo là gián điệp, chỉ vì mẹ ông là người Nga !

Ông giải thích là ông giống mẹ ở đôi mắt xanh. Bà là một phụ nữ Nga, tương tự như một số đồng hương, đã phải chạy trốn khỏi nước Nga và những rối loạn tại đấy sau cuộc cách mạng 1917. Họ đã họ băng qua sông Amur lúc đóng băng để lánh nạn ở Trung Quốc. Các cô gái Nga – độ 20 người - lánh nạn ở làng Hồng Giang đã lấy chồng là nông dân tại đây, nhưng vẫn giữ truyền thống của mình, từ món ăn – họ rất thích khoai tây – cho đến những bài hát dân gian Nga, và theo Chính thống giáo.

Nghi kỵ, đánh đập...
Vào thời cuối Thế chiến Thứ II, một số người ở làng Hồng Giang đã giúp đỡ Hồng quân Xô viết trong cuộc chiến chống Nhật. Và đến khi cơm không lành canh không ngọt giữa hai bên sau đó, thì các gia đình này đã bị tố làm gián điệp cho Liên Xô. Quan hệ Trung Quốc - Liên Xô đã xấu đi rất nhiều từ cuối những năm 1950, và nhất là trong thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976), hai bên hầu như là hai ‘anh em thù nghịch’.

Ông Hứa đã nhớ lại những vụ đấu tố, truy hỏi trước công chúng, những vụ dân làng và cán bộ đảng thường xuyên đánh đập họ. Mẹ của ông vì đã quá già, nên không bị đụng đến, nhưng 3 người con của bà, 2 người con trai một người con gái, đã phải chịu trận, bị đánh đập thậm tệ.

Trong thời gian đó, có rất nhiều người chịu không nổi đã tự tử, và ông Hứa thú nhận là lúc ấy, ông chỉ có một ý nghĩ duy nhất : Đó là chạy trốn, tức là chạy ngược về Liên Xô. Ông giải thích là ông đã thấy có nhiều lỗ hổng trong bức tường đánh dấu biên giới và nghĩ là ông đủ sức để lội qua sông Amur. Nhưng khi nghĩ đến gia đình thì ông đã chùn bước. Ông suy nghĩ là cả gia đình ông ở lại, người già, con nít..., họ sẽ làm gì, bị gì ? Thế là ông đã quyết định ở lại, tự nhủ rằng nếu phải chết thì cùng chết chung với nhau.

Tự tử vì không chịu nổi tra tấn
Theo AFP, vào thời điểm nói trên, phong trào đánh vào các tầng lớp địa chủ, trí thức và con cái họ, mang rất nặng tính chất bài ngoại và ai có quan hệ với người nước ngoài đều bị chụp mũ « gián điệp ». Và dĩ nhiên con cháu người Nga « tị nạn » đã phải trả giá khi quan hệ Trung-Nga xấu đi. Tính ra trong những năm 1960, trong số hơn 300 cư dân làng Hồng Giang ở tỉnh Hắc Long Giang, có đến ba phần tư là có máu Nga.

Ông Hứa Anh Kiệt (Xu Yingjie), 76 tuổi, cho biết là chính quyền bất cần lý do, họ có thể cáo buộc các đối tượng bị tố về bất kỳ chuyện gì. Còn Chương Vân Sơn (Zhang Yunshan), năm nay đã ngoài 60, cũng mang dòng máu Nga, thì kể lại cái chết đau thương của người cha, vào lúc ông chỉ mới 13 tuổi. Cha của ông Chương Vân Sơn quả thực là đã từng gởi thông tin cho quân đội Liên Xô vào thời chiến tranh, đó là nhằm chống kẻ thù chung là Nhật Bản.

Nhưng mấy năm sau, thì các viên chức Trung Quốc đã không ngần ngại lấy những lá thư mà nhân vật này đã viết để làm bằng chứng buộc tội ông phản bội Trung Quốc ! Có giải thích gì cũng vô ích. Bị nhốt trong chuồng bò, bị thường xuyên đánh đập, ông đã không chịu đựng nổi và đã nhảy xuống giếng tự tử vào tháng 8 năm 1968.

Với giọng vẫn còn uất ức ông Chương Vân Sơn đã kể lại việc chính quyền thời đó đã vội vã chôn xác cha ông như thế nào, và những người hành hạ cha ông đến chết vẫn nhởn nhơ sống gần đấy. Ông Vân Sơn giải thích khi còn trẻ, ông chỉ nghĩ đến việc phục thù, nhưng nghĩ lại thì thấy việc đó không mang lại lợi ích gì. Cũng như hàng chục nghìn nạn nhân khác của cuộc Cách mạng Văn hóa, ‘bản án ‘ của cha ông đã được ‘hủy bỏ’ sau khi ông Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền vào cuối thập niên 1970.

Riêng ông Hứa Anh Kiệt có lẽ chưa hết kinh hoàng về số phận của những người mang dòng máu Nga trên đất Trung Quốc. Ông cho biết là ông đã khuyên các con trai ông là hãy lấy vợ người gốc Trung Quốc để dòng máu Nga loãng đi, như thế có thể bảo vệ các đứa cháu của ông.

Tình hình cải thiện khi ông Đặng Tiểu Bình nắm quyền
Nhưng nỗi sợ hãi kể trên còn có cơ sở hay không với những chuyển biến hiện nay ? Phóng viên AFP ghi nhận là Bắc Kinh vẫn kiểm soát khá chặt chẽ những gì liên quan đến chủ đề Cách mạng Văn hóa, nhưng truyền thông Trung Quốc trong thời gian gần đây, đã bắt đầu nói đến chuyện những người ở làng Hồng Giang.

Quan hệ Bắc Kinh - Matxcơva đã nồng ấm lên từ thời ông Đặng Tiểu Bình. Hai nước rốt cuộc cũng đã giải quyết được vấn đề tranh chấp ở biên giới vào năm 2004. Hai bên cũng hợp ý, thỏa thuận với nhau ở Hội Đồng Bảo An, cùng thao diễn quân sự chung từ Biển Hoa Đông cho đến Địa Trung Hải, chưa kể quyền lợi kinh tế chung về dầu khí. Vẫn theo ghi nhận của phóng viên AFP, nếu trước kia Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ trích gay gắt và chê bai Liên Xô, thì giờ đây họ lại quảng cáo cho di sản Nga ở vùng biên giới.

Riêng đối với làng Hồng Giang thì sao ? Làng này ngày nay đã khẳng định giá trị lịch sử của mình. Một tấm bảng lớn với hàng chữ « làng của cộng đồng thiểu số Nga » đón chào khách đến thăm, và một phòng họp rộng lớn với kiến trúc Châu Âu đã được xây dựng. Cách đó vài cây số, có một thôn xóm đã tự đặt cho mình cái tên « làng số 1 của cộng đồng thiểu số Nga », và hàng năm đều tổ chức một liên hoan với nhạc và các điệu múa dân gian Nga. Một cư dân ở « làng số 1 » đã phát biểu với vẻ đắc ý « Tôi rất tự hào là người Nga » và cho biết là « người Nga bây giờ rất được ưa chuộng ở đây ».
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.