logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/09/2015 lúc 08:20:57(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế. tanbaohiem.com

Bảo Hiểm Y Tế cho học sinh, sinh viên tại Việt Nam là khoản đóng bắt buộc theo qui định của Bộ Y Tế; nếu không đóng sẽ bị xử theo luật BHYT. Trong năm nay các em học sinh sẽ phải đóng mức tiền cao hơn các năm trước.
Thực hư việc tăng chi phí, bắt buộc phải đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên và dịch vụ dành cho người mua BHYT như thế nào?

Khó khăn và thắc mắc khi mua BHYT.

Theo thông báo mới từ vụ Bảo Hiểm Y Tế thuộc Bộ Y Tế, trong năm học 2015 - 2016 các em học sinh, sinh viên bắt buộc phải mua BHYT. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật BHYT bắt buộc tất cả học sinh, sinh viên phải tham gia đóng BHYT. Năm trước các em phải đóng 289.800 Vnđ, nhưng năm nay số tiền đó là 543.375 Vnđ cho 15 tháng.

Chị Quỳnh Như sống tại Tp. Tân An, tỉnh Long An có con đang học lớp 9, cho đài RFA biết về việc tăng phí mua BHYT lên một gấp đôi, trong khi dịch vụ chăm sóc người có BHYT không tăng, chị chia sẻ:
“Đối với chị thì cái khó khăn đó với một số tiền đó thì nó không khó khăn gì mấy, nhưng nó đem lại sự bức xúc cho chị. Tại vì khi mà dịch vụ BHYT nó chất lượng tăng lên thì mới được tăng giá, còn đằng này dịch vụ chất lượng càng ngày càng đi xuống, mà lại tăng giá như vậy thì không ai đồng ý hết.”

Em B (xin được giấu tên) là sinh viên năm 3 tại trường Đại Học Thủy Lợi, Hà Nội, em tiếp lời:

“Số tiền đó đối với một cá nhân thì không khó lắm, nhưng mà số tiền đó tính tổng cho toàn sinh viên, học sinh Việt Nam góp lại thì nó rất lớn. Và em không biết số tiền đó sẽ đi về đâu, cái đó mới là một vấn đề.
Tại vì em nghĩ giá dịch vụ cũng chả tăng nhiều, tăng lên gần một trăm rưỡi/1 năm thì cũng quá bất hợp lý.”

Trên thực tế, mức giá 543.375 Vnđ vẫn quá cao so với mức thu nhập của những người lao động tại Việt Nam, đây là khó khăn của những phụ huynh có con đang ở độ tuổi đến trường, đặc biệt là những gia đình đông con, bởi mỗi dịp đầu năm học, phụ huynh luôn có hàng trăm thứ phí phải đóng.

Bị bắt buộc phải mua BHYT

Mặc dù biết sẽ không bao giờ sử dụng đến dịch vụ BHYT khi đưa con đi khám tại bệnh viện. Nhưng phụ huynh học sinh vẫn đang rất phân vân trước việc có nên đóng BHYT hay không?

Rất bực bội về việc bị bắt buộc đóng BHYT trong khi không bao giờ sử dụng dịch vụ, chị Quỳnh Như nói:

“Chị đang thắc mắc nếu như giờ chị không sử dụng dịch vụ BHYT hàng năm mà bắt buộc chị đóng. Nếu chị không đóng thì con của chị có bị đuổi học hay không? Nếu mà bị đuổi học thì lý do gì bị đuổi học?Lấy cái quyền gì để đuổi học?

Còn nếu không đóng mà không có chuyện gì thì chị sẽ không đóng, tại vì chị có xài bảo hiểm khác cho con chị rồi”

Chị Quỳnh Như nói thêm:

“Cái này là tận thu, có thể cho một lợi ích nhóm mà thôi, chứ thực chất thì chưa quan tâm đến sức khỏe của người dân.

Tại vì nếu dịch vụ tốt thì tự động người dân sẽ tìm đến thôi, chẳng cần hỗ trợ cho học sinh, sinh viên hay là bắt buộc gì đâu.”

Là một sinh viên chịu trực tiếp việc áp đặt đóng BHYT, em B tiếp lời:

“Theo quan điểm của cá nhân em, mà không chỉ của riêng em mà là của tất cả các sinh viên đều cảm thấy nó cực kỳ áp đặt và không hợp lý. Cái này nên để các công ty nó làm việc với sinh viên, ai muốn đăng ký thì đăng ký, chứ nhà trường không nên áp đặt như thế này.

Công dân thì có quyền tự do, tự nguyện trong mọi vấn đề, phải có dân chủ, cái này là họ áp đặt, tuy mình là sinh viên nhưng họ không cho mình có quyền gì. Thực tế là nên loại bỏ đi, không nên bắt buộc sinh viên đóng BHYT như thế này nữa.”
Mặc dù nhà trường chỉ là nơi thu tiền BHYT giùm cho Vụ Bảo Hiểm Xã Hội trực thuộc bộ Y Tế, nhưng các trường học tại Việt Nam lại rất khắc khe với những trường hợp không đóng BHYT.

Một số trường Đại Học tại Việt Nam đã ra thông báo sẽ có nhiều biện pháp trừng trị nếu sinh viên không chịu đóng BHYT. Điển hình là trường Đại Học Thủy Lợi, trường Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn… ra thông báo sẽ xử lý nghiêm những ai không đóng BHYT, thông báo nêu rõ:
“Hủy môn thi gần nhất, trừ điểm rèn luyện, không được xem xét khen thưởng, học bổng và chịu mọi hình thức kỷ luật theo luật định.”
Mua BHYT những không bao giờ dùng đến.

Mặc dù phải mua BHYT với chi phí cao hơn năm trước một gấp đôi, nhưng số lần học sinh, sinh viên sử dụng đến BHTY khi đi khám tại các bệnh viện là rất ít.

Bởi mỗi lần đi khám tại Bệnh viện thủ tục rất rườm rà, nhất là đối với những trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện rất kém.

Em B từng đi khám tại bệnh viện Bạch Mai, khi đến khám em không được hỗ trợ bất cứ thứ gì, và bệnh viện cũng không công nhận thẻ BHYT, em bực bội nói:

“Bản thân em năm ngoái cũng đi khám ở bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện này cũng liên kết, em nghĩ là sẽ được miễn giảm, nhưng sau đó đi khám và lấy thuốc, nó không công nhận bảo hiểm đó. Tức là nó không miễn giảm cái gì”


Cùng cảnh ngộ, chị Hà sống tại Tp. Biên Hòa, hiện chi có con đang học lớp 4. Chị chia sẻ với chúng tôi về việc đưa con đi khám tại bệnh viện theo diện người có BHYT, chị chán nản nói:

“Có xuất trình BHYT nhưng mà nó rất lâu, mình phải xếp hàng đợi, mình khám buổi sáng có khi đến chiều mới lấy được thuốc, rồi mình phải ngồi đợi như vậy mất cả ngày, trong khi đó mình còn công ăn việc làm nữa.

Nhiều lúc thấy bé không cần phải nhập viện thì thôi, cho đi khám dịch vụ luôn, chứ vào bệnh viện đâu có xài đến thẻ BHYT.
UserPostedImage
Cảnh chờ đóng viện phí bằng thẻ bảo hiểm


Hầu như bé nhà em từ lúc đóng BHYT từ lớp 1 cho tới lớp 4 chưa có sử dụng. Có mỗi năm vừa rồi đi nhổ răng thì thấy nó (BHYT) phức tạp quá nên cho bé đi dịch vụ luôn.”

Cơ quan chức năng nói gì?

Trước sự bất cập về vấn đề tăng phí mua BHYT, bà Tống Thị Song Hương – Vụ trưởng vụ BHYT thuộc Bộ Y Tế giải thích trên truyền thông trong nước, Năm học này mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên tăng từ 3% mức lương cơ sở lên 4,5%. Các thay đổi này là theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Thay vì 12 tháng, năm nay các em sẽ phải mua 15 tháng. Bởi năm nay thẻ BHYT sẽ theo lịch hành chính, tức sẽ có hiệu lực từ 1/1 – 31/12 thay vì hiệu lực từ 1/10/2015 – 30/9/2016.

Bà vụ trưởng vụ BHYT không giải thích lý do vì sao tăng mức đóng BHYT từ 3 – 4,5%. Bà chỉ nói điều đó được quy định trong luật mà thôi. Bà Hương cũng không nhắc đến vấn đề dịch vụ chăm sóc y tế cho những người đóng BHYT tại bệnh viện.
Theo RFA
xuong  
#2 Đã gửi : 09/09/2015 lúc 08:26:03(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lạm thu trong trường học: vấn đề nhức nhối
UserPostedImage
Trong giờ học của học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP Hạ Long). Quangninh.gov

Vào những dịp khai giảng năm học mới, các vị phụ huynh phải oằn mình với các khoản chi phí quá lớn phải nộp.

Thực tế tình trạng lạm thu như vậy ra sao và cần nên có giải pháp thế nào cho phù hợp?

Tình trạng lạm thu ở các trường học
Ở VN đến nay chưa có chế độ giáo dục miễn phí, song ngoài các khoản học phí theo quy định của nhà nước, thì các bậc phụ huynh phải đóng thêm các khoản theo yêu cầu của nhà trường và Hội phụ huynh học sinh với số tiền không nhỏ.

Đó là các khoản như: tiền quỹ Ban phụ huynh, tiền xây dựng sửa chữa trường lớp, bổ sung đèn chiếu sáng, mua sắm điều hòa, bảng chống lóa v.v...

Theo báo Lao động cho biết, lạm thu đầu năm học là vấn đề khiến không ít phụ huynh, học sinh đều cảm thấy ngao ngán, lo sợ và bức xúc. Ðể hợp thức hóa, không ít cơ sở giáo dục đã có "quy định ngầm" thông qua hình thức thu "tự nguyện". Tại nhiều địa phương cho thấy, việc lạm thu đầu năm học diễn ra hết sức "công khai" với nhiều hình thức khác nhau.

Các khoản thu này là gánh nặng cho nhiều gia đình người lao động, mặc dù biết nhiều khoản thu là không hợp lý nhưng vì sợ ảnh hưởng đến con cái, nhiều phụ huynh vẫn phải nhắm mắt làm ngơ và đi vay mượn để đóng góp.

Chị Bé Ba, một phụ huynh học sinh có 1 con đang học cấp tiểu học ở Đồng nai chia sẻ với chúng tôi:
“Số lương của 2 vợ chồng tôi mỗi tháng khoảng 5 triệu đồng, tiền chi phí đóng đầu năm là triệu mấy chưa kể tiền này tiền kia, tiền xe, tiền học phí. Do vậy mình phải biết hà tiện và nhín nhút trước, không có thì phải vay mượn trước rồi trả lại họ.”

Không chỉ vậy, năm nay phí bảo hiểm y tế cho học sinh bỗng dưng tăng vọt gấp 1,5 lần cao hơn học phí. Ông Bảy, một phụ huynh học sinh ở Long Khánh tiếp lời:

“Bây giờ công việc cũng không đều mấy, nên hàng tháng gia đình tôi thu nhập cũng khoảng 2 triệu mấy, ba triệu. Riêng tiền cho con bé đi học tháng cũng mất hơn một triệu, gồm tiền xe đò, tiền ăn, tiền nọ tiền kia. Vừa đi họp phụ huynh về họ yêu cầu nộp 1, 4 -1,5 triệu, trong lúc nhà có mỗi mình là lao động chính. Giờ chẳng lẽ cho nó nghỉ, thôi vì con nó thích đi học nên có lẽ mình phải ráng thôi.”

Đánh giá về tình trạng lạm thu trong các trường học hiện nay, một chuyên gia thuộc Viện Khoa học Giáo dục đã nghỉ hưu, không muốn nêu danh tính nhận định:

“ Trong mấy năm gần đây việc lạm thu đã tới mức không thể kiểm soát nổi. Việc thu tiền tràn lan vào đầu năm học bắt đầu từ khoảng giữa những năm 90 khi có chủ trương xã hội hóa giáo dục. Sau một vài năm, bản thân các trường thấy việc thu tiền của học sinh là khó coi nên Ban phụ huynh đã được thành lập để thu tiền hộ nhà trường. Từ khi có cái Ban phụ huynh này thì việc thu tiền càng “thoải mái” vì Hiệu trưởng hoàn toàn chẳng có trách nhiệm gì, cho dù ai cũng biết Ban phụ huynh muốn thu bao nhiêu và thu các khoản gì đều phải thông qua và được Hiệu trưởng đồng ý.”

Điều đáng nói là việc quản lý thu chi các khoản thu vừa nêu không minh bạch và công khai. Các hội cha mẹ học sinh đứng ra thu tiền dưới hình thức vận động nhưng lại là tự nguyện một cách bắt buộc. Ông Thạnh, một phụ huynh học sinh ở Quảng ngãi bày tỏ:

“Nhiều lần tôi đã phản ảnh với nhà trường, Hội cha mẹ học sinh và thầy cô giáo chủ nhiệm thu chi không công khai và minh bạch. Khi người ta không có để đóng quỹ hội thì nhà trường bắt viết giấy nhận nợ, điều này theo tôi là trái với đạo đức của nhà trường.”

Khi được hỏi, việc lạm thu trong các trường học nhằm mục đích gì và ai là người được hưởng lợi?

Vị chuyên gia giáo dục đánh giá:

“Mỗi khoản thu đều có lý do riêng. Giáo viên chỉ được hưởng chút ít trong quỹ Hội cha mẹ học sinh, Ban giám hiệu các trường hưởng nhiều nhất, giáo viên được nào có đáng là bao. Còn các khoản thu khác đều có những mục đích cụ thể, như đồng phục, trang bị bảng chống lóa, hệ thống chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ, …ai tham gia vào những công việc này thì người đó hưởng lợi. Thường là Ban giám hiệu và các nhân viên kế toán, thủ quỹ.”

Lãnh đạo các trường luôn lý giải rằng việc thu thêm các khoản là cần thiết, với mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy vậy đa số các giáo viên thì cho rằng, đó là việc không nên làm vì sẽ làm xấu đi hình ảnh của nhà trường. Thấy Tuấn, một giáo viên ở Hà nội cho biết:

“Nghe thì rất là nhân văn, nhưng thực sự những khoản đóng góp đó các cháu có tiền đâu, tiền đó là tiền bố mẹ của các cháu đóng góp mà. Các cháu đã làm ra tiền đâu để mà đóng góp các quỹ ấy?”
Bộ GD&ĐT đã làm gì

Bộ GD&ĐT đã có rất nhiều văn bản, chỉ thị yêu cầu chấn chỉnh việc thu thêm trong các trường học. Ông Nguyễn Cường, cán bộ Vụ Pháp chế, Bộ GD&ĐT khẳng định:

“Nguyên nhân chính của việc lạm thu này là do phương pháp vận động của Hiệu trưởng và nhà trường làm chưa tốt, còn yếu kém nên nhân dân chưa hiểu và chưa đồng tình. Chúng tôi sẽ chỉ đạo tiến hành các bước để kiểm điểm Hiệu trưởng và lãnh đạo nhà trường có việc lạm thu. Nếu có sẽ kỷ luật.”

Trả lời câu hỏi cần có biện pháp nào để hạn chế và dần tiến tới chấm dứt tình trạng lạm thu trong các trường học?

Vị chuyên gia giáo dục khẳng định:

“Vô cùng đơn giản. Chỉ cần cách chức ngay lập tức Hiệu trưởng khi xác minh có tình trạng này trong nhà trường do ông ta phụ trách. Chỉ cần cách chức một ông thì trật tự được lập lại ngay. Nhưng khổ nỗi cấp trên không dám cách chức, vì sao thì ai cũng rõ.”

Tuy nhiên cũng cần quan tâm tới những nhu cầu chi tiêu chính đáng của nhà trường, vì có một số khoản chi là thực sự cần thiết, nhưng nhà trường không có nguồn. Vị chuyên gia giáo dục đề xuất giải pháp:

“Cũng cần quan tâm tới những nhu cầu chi tiêu chính đáng. Muốn cho minh bạch thì Nhà nước cần quy định mức học phí cao hơn hiện nay. Với số tiền học phí này, các nhà trường có thể chi dùng cho những việc cần thiết kể cả việc mua sắm các trang thiết bị. Với học sinh nghèo học giỏi, sẽ trích từ đó để có học bổng và tất cả số tiền này được quản lý theo những nguyên tắc chi tiêu ngân sách.”

Trong thực tế những khoản thu được nói là tự nguyện đóng góp nhưng nếu học sinh không đóng thì sẽ bị nhà trường kỷ luật. Trong khi đó những khoản thu được chi thế nào cũng là chuyện khuất tất, khiến nhiều người hoài nghi đặt ra câu hỏi: liệu môi trường giáo dục Việt Nam hẳn đã biến thành một môi trường kinh doanh, nhằm trục lợi cho một số cá nhân trong ngành giáo dục, mà cha mẹ học sinh là những miếng mồi ngon của họ!
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.109 giây.