logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/09/2015 lúc 08:25:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Thủ tướng Angela Merkel chụp ảnh chung với một người tị nạn tại trung tâm đón tiếp Spandau, 10/09/2015
REUTERS/Fabrizio Bensch

Cuộc khủng hoảng tị nạn tiếp tục là chủ đề lớn của báo chí Pháp hôm nay. Libération thiên tả chạy tựa lớn trang nhất : « Người tị nạn. ‘‘Chúng tôi, các nhà báo Châu Âu, chúng tôi liên hiệp lại để hối thúc các chính phủ hành động kiên quyết, nhằm giải quyết tấn bi kịch này và không để có thêm người thiệt mạng’’… ». Cả một loạt tờ báo lớn của Châu Âu tham gia vào chương trình của Libération. Tờ báo thiên hữu Le Figaro thì giới thiệu chương trình giải quyết khủng hoảng di trú của lãnh đạo đảng đối lập, cựu Tổng thống Sarkozy. Riêng Le Monde có bài xã luận « Angela Merkel, niềm tự hào của Châu Âu ».
Phần giới thiệu trên trang nhất của tờ báo trung tả nhắc đến « Gương mặt mới của nước Đức của Angela Merkel », với những hình ảnh hoàn toàn khác hẳn với các ấn tượng về người Đức « ích kỷ », « cứng nhắc » trước đây, khi Berlin « phá vỡ một húy kỵ của Châu Âu, với việc chấp nhận vô điều kiện mỗi ngày gần 10.000 người tị nạn ».

Bài phân tích của Le Monde ghi nhận việc hai lãnh đạo chủ chốt của chính phủ Đức đã có một thái độ rộng rãi bất ngờ với người tị nạn, một phần lớn là do « tấm lòng rộng mở » của rất nhiều người Đức trong tình thế này, xu thế dân số già đi « và việc thiếu nhân công chỉ giải thích một phần ». Tuy nhiên, lý do căn bản là đa số người Đức cảm thấy chất lượng cuộc sống tại Đức là tốt, thậm chí là rất tốt (91% theo một thăm dò dư luận ; 76% hài lòng về cuộc sống của chính bản thân).

Merkel thúc đẩy xây dựng cộng đồng Châu Âu
Chính sách nhập cư mới của nước Đức của bà Merkel làm thay đổi thế cân bằng chính trị hiện nay của Châu Âu, khiến Thủ tướng Đức có thể mất đi sự ủng hộ của nhiều chính phủ bảo thủ Châu Âu, cho đến nay vốn là các đồng minh thân thiết.

Le Monde có bài ngợi ca Thủ tướng Đức : « Angela Merkel, niềm tự hào của Châu Âu », với câu mở đầu : «… Angela Merkel đoạt giải Nobel hòa bình ? Khả năng này không phải là phi lý ». Bài xã luận nhấn mạnh đến việc Thủ tướng Đức đã « kết hợp được đạo lý của trách nhiệm (với tư cách lãnh đạo chính phủ) với đạo lý của đức tin, bảo vệ các giá trị của Châu Âu, đưa ra các quyết định thực tiễn rất thuyết phục… và có một chiến dịch truyền thông tuyệt vời ». Le Monde điểm lại một số điều làm nên « niềm tự hào của Châu Âu ».

Thứ nhất là sự đồng cảm với người tị nạn của hàng triệu công dân Đức, và của chính nữ Thủ tướng. Thứ hai là chính phủ Merkel đã tìm cách giải quyết làn sóng tị nạn như một thực tế cụ thể, chứ không bị dính vào các can thiệp vũ trang bên ngoài. Thứ ba là sự đóng góp đông đảo của người Đức cho phép phản công hiệu quả chống lại « các thành phần phát xít mới ». Thứ tư là, sáng kiến riêng của nước Đức trước cuộc khủng hoảng chưa từng có được Thủ tướng Merkel gắn liền với việc thay đổi chính sách với người tị nạn chung của Châu Âu. Đây là điều mà Berlin nhận được sự ủng hộ của Paris, nhưng bị một số nước phía Đông phản đối. Le Monde cũng lưu ý, thái độ đối với người tị nạn của Berlin cũng không phải là « thiên thần », bởi một loạt các giới hạn đã được đề ra nhằm loại trừ sự giúp đỡ những người không được coi là « tị nạn ».

Cuối cùng thì « trong cuộc khủng hoảng này, Angela Merkel đang thúc đẩy việc xây dựng cộng đồng (Liên hiệp Châu Âu) và hiện tại bà là niềm tự hào của Châu Âu », tờ báo kết luận.

Châu Âu hướng đến một chính sách di cư chủ động hơn
Về diễn biến các vận động chính trị Châu Âu nhằm giải quyết khủng hoảng tị nạn, Les Echos có bài « Juncker hối thúc (các nước Châu Âu) chấp nhận nhanh chóng kế hoạch của ông », với nội dung chính là phân chia định mức tiếp nhận bắt buộc đối với 120.000 người tị nạn. Cuộc họp các bộ trưởng Nội vụ Châu Âu thứ Hai tới hứa hẹn sẽ rất căng thẳng. Để trấn an các nước lo ngại nhất, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu đưa ra một danh sách các nước được coi là « an toàn », mà dân nhập cư từ các nước này từ nay sẽ phải tự động bị đưa trả về quê. Tuy nhiên, điều mà lãnh đạo Ủy ban Châu Âu muốn là Liên hiệp 28 nước phải có một chính sách « chủ động » đối với vấn đề nhập cư, do « áp lực dân số và nhu cầu cần đến những tài năng từ nơi khác ». Năm 2016, một dự thảo luật về nhập cư hợp pháp vào Châu Âu sẽ phải được đưa ra.

Trái ngược với Le Monde, Le Figaro lo ngại trước chủ trương thay đổi chính sách di cư của Liên Hiệp Châu Âu. Bài xã luận, với tiêu đề « Tình hình không tốt », tỏ ra ngạc nhiên về thời hạn 5 ngày mà Chủ tịch Juncker buộc 28 nước phải trả lời. Tờ báo thiên hữu nhấn mạnh đến vấn đề gánh nặng « nhập cư bất hợp pháp » bị giới chính trị Châu Âu bỏ qua, bên cạnh đó tờ báo chỉ trích việc chủ quyền quốc gia của mỗi nước thành viên trong vấn đề này bị coi nhẹ. Le Figaro có cuộc phỏng vấn ông Nicolas Sarkozy, Chủ tịch đảng Những người cộng hòa. Lãnh đạo đối lập Pháp kêu gọi « xây dựng lại hoàn toàn » chính sách nhập cư Châu Âu và khẳng định chỉ chấp nhận chế độ quota phân bổ người tị nạn, như là « hệ quả » của một chính sách nhập cư mới.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 11/09/2015 lúc 08:32:23(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.038 giây.