logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/03/2013 lúc 01:58:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Phan Đắc Lữ. Ảnh sangtao.org
Nhà thơ Phan Đắc Lữ sinh năm 1937 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn- Quảng Nam, hiện anh đang sống tại Saigon.

“Năm 1959 đang học ở Saigon, sắp đến kỳ thi Tú tài phần 2, anh phải bỏ thi để vượt tuyến ra Bắc. Ở Hà nội 3 năm liền thi vào Đại học Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà nội, không cho đỗ.

10 năm anh lăn lóc qua các công trình xây dựng: Nhà máy sứ Hải Dương, nhà máy phân đạm Bắc Giang, nhà máy cơ khí Yên Viên Hà nội, và 5 năm công tác tại xưởng phim Đèn Chiếu ,thuộc Bộ văn hóa. Năm 1977 về Saigon cùng vợ con, sống gần 10 năm không có hộ khẩu”.

Đó là những dòng giới thiệu về nhà thơ Phan Đắc Lữ trong tập thơ “ XEM HÁT BỘI” của anh tự xuất bản cùng với tập thơ “BỐN MÙA TÔI”.

Trong tập thơ “ BỐN MÙA TÔI” mà tác giả tự xuất bản năm 2008 có lời giới thiệu của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu ( Phan Đắc Lữ – đời và thơ) và bài giới thiệu của nhà thơ Bùi Minh Quốc ( Nỗi buồn Phan Đắc Lữ).

Nhà thơ Phan Đắc Lữ, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, nhà thơ Bùi Minh Quốc và nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự là những người bạn tâm giao, ở họ có những mẫu số chung, những sự đồng điệu.

Với tôi nhà thơ Phan Đắc Lữ là đồng hương Quảng Nam, chúng tôi mới biết nhau nhờ sự “kết nối” từ anh Tiêu Dao Bảo Cự.
Thú thật ban đầu tôi cũng có sự dè dặt khi giao tiếp với những người “CS cũ”, nhưng khi đọc hai tập thơ BỐN MÙA TÔI và XEM HÁT BỘI tôi rất có cảm tình và ngưỡng mộ tài năng và nhân cách của anh.

Trước khi nhà thơ Phan Đăc Lữ đến thăm, tôi đã đi xác minh “nhân thân” của anh và tôi đọc được bài thơ TÔ QUỐC NGÀN NĂM đăng trên thư viện SÁNG TẠO .

Chính bài thơ này giúp tôi nhận diện con người thật của anh và tôi đã đặt niềm tin nơi anh giữa cuộc đời đầy gian dối và cạm bẩy này

TỔ QUỐC NGÀN NĂM

Chỉ còn vài hôm
Là đến ngày đại lễ
Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội
Bao nhiêu bạn bè rủ rê níu kéo
Tôi vẫn rời Hà Nội ra đi
Ðau xót tận tâm can.

Ngày Lý Thái Tổ thiên đô
(Mồng mười tháng bảy)
Ðâu phải ngày Mao Trạch Ðông
Ngày Tưởng Giới Thạch lên ngôi !
Xem đại lễ ngàn năm
Là xúc phạm tiền nhân, Quốc thể
Là bôi nhọ mặt đồng bào
Là xéo dày lên gấm vóc giang sơn.

Tổ tiên ta
Ngàn năm chất chồng xương máu
Ðể giữ yên bờ cõi, biên cương :
Lý Thường Kiệt đánh chận đầu quân xâm lược Tống
Hưng Ðạo Vương nổi sóng Bạch Ðằng giang
Ba lần đánh quân Nguyên tan tác
Nguyễn Trải oai thiêng với Bình Ngô đại cáo
Quang Trung đại phá quân Thanh sấm động Ðống Ða.
Tổ quốc ngàn năm !
Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội !
Ðâu phải như hôm nay
Dải đất biên cương lủ chuột gặm mòn dần
Trời biển bao la; Hoàng Sa, Trường Sa hải đảo
Như cá nằm dưới dao
Vận nước từng ngày
Như chim treo trên lửa
Bọn hải tặc biển Ðông treo mười sáu chữ vàng
Cướp lưới, cướp tàu bắt đòi tiền chuộc
Bắn giết ngư dân xác quăng xuống biển
Nghênh ngang như ngự thuyền trên sông Dương Tử.
Tổ quốc ngàn năm !
Ngàn năm Thăng Long – Hà nội !
Vua Lý Thái Tổ nước Nam
Sao lại khoác long bào vua Tống, vua Minh ?
Cắt tóc đuôi sam – đội mũ bình thiên
Ði hài hếch mũi – xúng xính cân đai
Miệng nói tiếng Tàu – âm thanh tiếng Việt
Hay Tần Thủy Hoàng lại xưng Thiên tử nước Nam ?
Tổ quốc ngàn năm !
Ngàn năm Thăng Long – Hà nội !
Biểu ngữ, rắn rồng giăng như mạng nhện
Sặc sỡ cờ hoa – vàng son lòe loẹt
Ngứa tay vung hàng tỉ Ðô la
Như xe tang rải tiền âm phủ
Khi đất nước còn nghèo nhất nhì thế giới
Con gái đôi mươi đi làm đĩ bốn phương
Con trai nai lưng cho bọn nhà giàu bóc lột
Người ốm đau bệnh viện thiếu giường nằm
Em bé đến trường phải đu giây qua thác
Hể động mưa là thủ đô ngập lụt
Trẻ già, gái trai… bì bõm
Lội phố phường như lội suối lội sông.
Thăng Long ơi !
Hà Nội mến yêu ơi !
Dẫu ngày xưa còn đói cơm, rách áo
Vẫn chắt chiu từng mớ rau, con cá
Nuôi nấng tôi khôn lớn thành người
Suốt hai mươi năm của thời trai trẻ
Ðể hy vọng một ngày Tổ quốc vinh quang.
Và mỗi năm đến mùa sấu rụng
Cốm làng Vòng thơm ngát lá sen non
Tôi lại về thăm phố phường Hà Nội
Thăm những bạn cố tri người mất, người còn
Ra ghế đá hồ Gươm ngồi với chiều thu sương phủ
Lên Hồ Tây ngồi bên cây liễu cũ
Ðể nhớ một người con gái năm xưa tóc xõa ngang vai.
Thế mà chiều nay
Chỉ còn vài hôm là đến ngày đại lễ
Tôi quầy quả lên tàu, tức tưởi vào Nam
Tiếng còi tàu xé hồn tôi trăm mảnh !
Thăng Long ơi !
Hà Nội mến yêu ơi !
Tổ quốc ngàn năm
Hay Tổ quốc bốn ngàn năm cũng thế
Mười tám vua Hùng dày công dựng nước
Cố đô còn đó đất Phong Châu
Và cũng như vua Lý Thái Tổ thiên đô
Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội !
Tưởng nhớ đến Tổ tiên
Cháu con về đoàn tụ
Dâng một nén hương trầm là đủ
Ðể hồn thiêng thơm tỏa khắp non sông.
Sài Gòn 1-10-2010
Phan Đắc Lữ
Qua bài thơ xuất thần này, anh như một viên ngọc long lanh vùi trong cát bụi. Chính ánh sáng từ lòng yêu nước tỏa ra đã giúp tôi nhận ra anh, giúp chúng tôi đến với nhau bằng lòng tương kính, và để mỗi lần anh ra thăm quê, hay tôi vào Saigon chúng tôi lại bên nhau rong ruổi trên những nẻo đường quê hương bằng chiếc xe máy do anh cầm lái.

Để nói về nhà thơ Phan Đăc Lữ thì dài lắm, anh không chỉ xuất thần trong dòng thơ yêu nước mà cũng rất tài hoa trong thơ tình :

‘ Đâu buổi trưa nào xa nhớ thương
Tiếng gà xao xác gáy sau vườn
Em về hoa lý thơm đầu ngõ
Mười mấy năm rồi hương vẫn vương.”

Hay như một đoạn trong bài “MÀU HOA CẢI”

“Tôi lại ra đi quên tháng năm
Mang tình yêu thoảng chút hương thầm
Mắt em giữ lại màu hoa cải
Tôi trở về nơi cát bụi lầm”

Từ mấy tháng trước tôi cũng có ý định viết về anh Phan Đắc Lữ để giới thiệu với độc giả và thân hữu nhưng nhận thấy hai bài giới thiệu của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu và nhà thơ Bùi Minh Quốc đã viết về anh rất hay nên cũng thấy ngại không dám “múa riều qua mắt thợ” , cũng còn một lẽ tế nhị nữa là sợ bị cho là “bốc thơm” bạn bè, nhưng gần đây khi đọc bài “Ngô Kha và một thế hệ dấn thân” của nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự, rồi bài “Góp phần giải mã một thế hệ dấn thân” của TS Hà Sĩ Phu nên tôi quyết định viết về nhà thơ Phan Đắc Lữ , cũng là một người trong “ thế hệ dấn thân” như Ngô Kha, như Tiêu Dao Bảo Cự.

Đọc bài viết về Ngô Kha của nhà văn TDBC tôi vẫn thấy anh còn cái gì đó “lấn cấn” “dùng dằng” với quá khứ. Anh vẫn còn “hoài niệm” về một khoảng đời mà anh gọi là “dấn thân” cho “độc lập dân tộc, cho giá trị dân chủ tự do” của những người “thân” CS, hoặc là CS trá hình dưới một danh nghĩa nào đó.

Tôi là người sinh ra và lớn lên trong thời VNCH, năm 1975 tôi 17 tuổi, dù chưa đủ khôn lớn để am tường về chính trị, nhưng với cái nhìn trực quan của người trong cuộc, tôi và rất nhiều người “thân quốc gia” nhận thấy những cuộc đấu tranh chống Mỹ, đòi Hòa bình của cái gọi là “ Phong trào học sinh, sinh viên yêu nước” chỉ là âm mưu là quân bài của VC, họ chỉ là một đám phá bỉnh vì không cần phải là nhà “chiến lược” hay nhà chính trị cũng thấy rằng VNCH và nhân dân Miền nam VN là nạn nhân của cuộc chiến do CS Bắc Việt và đám tay sai Mặt trận giải phóng dân tộc Miền nam VN gây ra.

Hòa bình thì bất cứ một người dân Miền nam nào và cả chế độ Cộng hòa đều mơ ước và mưu tìm nhưng họ đâu có nắm trong tay chìa khóa để mở cánh cửa Hòa bình!?.

Chế độ VNCH và nhân dân Miền nam chỉ tự vệ còn không được nữa, cuối cùng phải bị bức tử vì một mình đương cự với CS Bắc Việt, với Trung cộng và Liên xô khi người đồng minh duy nhất là Hoa kỳ bỏ rơi.

Thú thật lúc đó nhìn mấy ông nội “sinh viên học sinh yêu nước” xuống đường “chống chiến tranh đòi dân chủ” ( thực ra là chống chế độ) tôi rất ác cảm, vì hàng ngày tôi vẫn chứng kiến cảnh những người lính VNCH hy sinh ngoài mặt trận, họ được đưa về trong những chiếc túi nhựa căng phồng vì thân thể đã rữa nát, hay nhìn thấy họ nằm la liệt trên hành lang của bệnh viện vì những thương tích đầy người. Những người lính VNCH đã hy sinh một phần thân thể hay cả cuộc đời mình để bảo vệ Tự do và sự bình yên cho đất nước, trong khi đó những “sinh viên học sinh yêu nước” được ăn mặt sạch sẽ sang trọng xuống đường chống đối, đòi hỏi đủ thứ!.

Càng ác cảm hơn sau khi VNCH sụp đổ, đất nước bị CS dìm trong đói nghèo, bất công, tham nhũng và những giá trị dân chủ, tự do bị xóa sổ thì những con người tự khoát cho mình sứ mệnh đấu tranh cho những giá trị đó vẫn bình thản ăn chia cùng chế độ độc tài để vinh thân phì gia, chỉ có một vài “mạng” lẽ tẻ còn chút lương tri và lòng tự trọng đã ú ớ lên tiếng tí chút để “trả món nợ lịch sử” trong thời gian gần đây.
Khác hoàn toàn với những con người tự cho mình là “dấn thân” đó, nhà thơ Phan Đắc Lữ đã can đảm nhận ra sự ngây thơ của mình và đã dũng cảm đoạn tuyệt với quá khứ sai lầm, không phải bây giờ mà từ khi đặt chân lên “ Miền Bắc XHCN” nhà thơ PĐL đã biết mình bị lừa rồi, và ông đã sống cuộc sống âm thầm của một người bị “tình phụ”.

Nhà thơ P Đ L không vào đảng CS, ông chỉ là một công nhân bình thường, một công dân như mọi công dân khác trên đất Bắc, đang bị vắt cạn kiệt sức người, của cải và xương máu.

Nhà thơ thẳng thắn nhìn nhận sự ngây thơ của mình khi cả tin vào một cái đảng mưu mô xảo quyệt, cả tin vào một lý tưởng hoang đường.
Hãy nghe nhà thơ tâm sự qua bài thơ: BỐN MÙA TÔI

“Tôi cũng có bốn mùa như trời đất
Cả tin tôi đánh mất tuổi Xuân
Còn lại ba mùa rơi vào ngõ cụt
Đằng sau lưng là quá khứ trầm luân.

Mùa Hè tôi không hoa thơm trái ngọt
Chỉ giọng khàn ra rả tiếng ve ngân
Tiếng quốc lẻ gọi đêm trường khắc khoải
Trong chiêm bao quờ quạng níu mùa xuân.

Chút ảo tưởng mùa Thu tôi đã tắt.
Tóc trên đầu phơ phất dải phù vân
Ai lá rụng sẽ quay về nguồn cội
Tôi lìa quê thành chiếc lá phong trần.

Chỉ còn lại mùa Đông là hiện thực
Cõi hư vô từng bước xích lại gần
Tôi nhóm lửa bằng thơ tôi làm đuốc
Soi tương lai tìm lại tuổi mùa xuân.”

Trong một lần tâm sự với tôi anh vừa nói vừa cười:

– Anh “bị ngu” nhưng không đến nỗi “ngu lâu” như một số người.

Tâm sự đó anh đã đem vào thơ anh qua bài:

DÃ TRÀNG.

“Thời trai “xe cát bể Đông”
Tuổi già về lại dòng sông quê nhà.
Bụm từng bụm đất phù sa
Đắp cho bên lở thành ra bên bồi

Một đời làm kiếp mây trôi
Trôi cho hết kiếp luân hồi làm mưa
Mưa là nước mắt tiễn đưa
Khóc sông ra biển mà chưa về nguồn.

Chiều hôm ra đứng đầu truông
Chim kêu gành đá ngẫm thương một đời
CÒN QUÊ TỪ TUỔI LÊN MƯỜI
MẤT QUÊ TỪ BUỔI LÀM NGƯỜI GIỮ QUÊ.

Dã tràng nắng chán mưa chê
Sông quê gột rửa u mê bạc đầu
Một đời như nước qua cầu
Xuân xanh đâu nữa mà đau Dã tràng.”

Nhà thơ Phan đắc Lữ năm nay đã ở vào tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng anh vẫn xông xáo với thời gian còn lại của đời mình, anh không chỉ làm thơ để cổ xúy cho giá trị tự do dân chủ, để kêu lên tiếng kêu của một dân tộc bị đem ra làm thí nghiệm cho một lý tưởng điên rồ và một ý đồ đen tối , để ngày hôm nay có nguy cơ phải chịu chung số phận với Tây Tạng, Tân Cương. . .

Chính vì nhận diện được thực trạng đất nước nên anh khiêm tốn chọn cho mình một chỗ trong những cuộc biểu tình chống Trung cộng xâm lược, nhanh chóng ghi tên vào “Lời kêu gọi thực thi nhân quyền”, “Kiến nghị sữa đổi Hiến pháp” và “Lời tuyên bố của các công dân Tự do”, anh là người thích giao thiệp, thích bạn bè và rất ân cần với bạn bè.

Trong con người anh vẫn còn sâu đậm tính chất khảng khái của dân Quảng Nam, đây chính là nét đặc trưng của hào kiệt đất Quảng mà không phải ai cũng còn lưu giữ trong tâm huyết bởi cái thời lỳ “đồ đểu” này đã làm biến thái cả. Thói bon chen xu nịnh, chủ nghĩa “ mì ăn liền” kiểu CS và cái bệnh trịch thượng của mấy anh nhà giàu mới phất mà ông bà ta thường gọi là “tiểu nhân đắt chí” với nhà lầu, xe hơi tiền bạc rủng rỉnh do ăn cướp của dân mà có được, cộng với địa vị do tiền bạc và những việc làm bất nhân, bất nghĩa đem lại.

Với mãnh bằng “dỏm” mới mua được tạo cho những người CS cái cảm tưởng mình thành đạt, là “thượng lưu trí thức”. Nhưng cái mặc cảm về thân phận tầm thường vẫn “đeo bám” họ khiến cho họ đâm ra cay cú với những người có thực tài. Nhà thơ Phan Đắc Lữ đã mô tả họ qua bài vịnh:

CON CHÓ.

Tuất khuyển danh gì cũng chó thôi
Vận may bàn độc tót lên ngồi
Gầm bàn cắn xé phần xương xẩu
Xó chợ gầm gừ miếng thịt ôi
Hàng xóm qua chơi rình đớp cẳng
Chủ nhà về chợ nguẩy ngoe đuôi
Vện vàng đốm mực đều ngu cả
Thấy bóng tham lam thả mất mồi.

Nhà thơ Phan đắc Lữ không những có thái độ khinh bạc đối với những kẻ xu thời, cơ hội mà anh còn nghiêm khắc đưa ra một “tối hậu thư” đối với những kẻ ăn bám nhân dân, làm bệnh hoạn xã hội.

CÂY LAU

Bạc phếch, bạc phơ cũng phất cờ
Vi vu, vi vút ắt nguy cơ
Nương theo chiều gió bay phần phật
Tựa bóng rừng xanh đứng phất phơ
Quáng mắt trông nhầm sương tóc mẹ
Ù tai nghe ảo nhạc huyền mơ
Sống không lợi ích châm mồi lửa
Thành bụi thành tro sạch cỏi bờ

Đối với cái xấu, cái ác anh “chua cay” bao nhiêu thì đối với quê hương, đất nước thơ anh đằm thắm và dịu dàng bấy nhiêu. Nhưng trong cái dịu dàng đằm thắm đó lại ray rứt một nỗi niềm cay đắng:

“ Xa quê năm mươi năm ròng
Tuổi xuân chết đuối giữa dòng u mê
Mẹ cha đâu nữa mà về
Nỗi lòng thương kiểng nhơ quê dùng dằng”

Và đứng trước thực trạng đất nước bị nội xâm và ngoại xâm xâu xé, thơ anh như tiếng quốc não lòng, cũng giống như nhạc sĩ Việt Khang, anh có tâm sự của một Khuất Nguyên ngàn năm trước:

VIẾNG CHÙA TRẤN QUỐC

Trấn Quốc ngàn năm ở tại đây
Nước còn hay mất có ai hay
Nam Quan Ai Bắc còn tên gọi
Bản Giốc Cao Bằng mất trắng tay
Trúc Bạch đền thiêng chìm đáy nước
Hồ Tây cao ốc lấp chân mây
Ngàn năm giữ nước còn nguyên vẹn
Một thưở mà ra đến nỗi này.

Nhà thơ Phan Đắc Lữ không chỉ nặng nợ với chữ nghĩa, với tình yêu quê hương đất nước mà thơ anh còn đau nỗi đau nhân thế, nỗi đau đời ấy anh đem gởi gắm trong bài:

CƠN SAY ĐỘC ẨM

“Không em rượu vẫn rót tràn
Say sưa cùng với gió ngàn trăng suông
Gió trăng chia sớt nỗi buồn
Tiễn ta đi tiếp cuối đường ảo sinh.

Chén này cụng với Lưu Linh
Cùng đau thế thái nhân tình cổ kim
Từ ta bảy nổi ba chìm
Tấm thân phiêu bạt cánh chim giang hồ.

Chén này cụng với hư vô
Gọi hồn Thục Đế bên mồ Đỗ Quyên
Từ em quên hết lời nguyền
Rượu bầu thơ túi lạc miền phù vân.

Chén này cụng với phàm trần
Gẫm xem thế sự xoay vần đến đâu?

Trăm năm tiếp cuộc bể dâu
Tang bồng hồ thỉ bạc đầu chưa xong.

Chén này cụng giáp một vòng:
Đông- Tây- Nam- Bắc tạ lòng cố tri
Thưa rằng: tại buổi ra đi
Mất quê vỡ mộng lấy gì nương thân!

Rượu còn hắt xuống sông Ngân
Trăng tà gió lộng mây lần khần trôi
Ngàn năm Non Nước lở bồi
Cơn say chợt tỉnh bồi hồi Nước Non.”

Theo tôi, so với bài CHIỀU QUAN TÁI của Nguyễn Bính thì bài CƠN SAY ĐỘC ẨM của anh Phan Đăc Lữ hay hơn, vì bài thơ nói được nhiều điều, nhiều cảm xúc hơn.

Nếu như người ta, nhà thơ Phan Đắc Lữ cũng đã xênh xang an hưởng tuổi già, nhưng anh vẫn tiếp tục làm thơ: thơ yêu nước, thơ đấu tranh cho dân chủ như một “cái nghiệp” đã nặng mang. Anh có ba người con: hai người con đầu đã lớn và thành đạt lại rất hiếu thảo, là ông nội của hai cháu gái xinh đẹp và thông minh. Anh rất hạnh phúc nhưng không quên đất nước, không đứng ngoài thời cuộc để “an thân”. Anh vẫn hiện diện trong những cuộc xuống đường chống TC xâm lược, vẫn góp tiếng nói trong những cuộc vận động cho dân chủ hóa VN.
Ngoài một Phan Đắc Lữ sôi nổi, nồng nhiệt của tuổi thanh niên, một P Đ L đa tình, một P Đ L hùng tâm tráng khí với quê hương đất nước, không khoan nhượng với cái xấu cái ác, ta còn thấy một P Đ L trầm mặc với con đường siêu thoát:

“Hoa sứ hương trầm đêm tĩnh tâm
Trăng suông lay động bóng âm thầm
Mõ khuya kinh tụng chùa xa vọng
Một thoáng lòng ta rũ bụi trần.”

Mong anh tìm được sự tĩnh tâm và con đường siêu thoát cho một kiếp người, một kiếp người không chỉ sống cho mình.

Tôi không phải là nhà phê bình văn học, tôi chỉ viết về nhà thơ Phan Đắc Lữ như viết về một người anh, một người đồng hương, đồng điệu và đồng chí hướng.

Tam kỳ 15/03/2013

© Huỳnh Ngọc Tuấn (Đàn Chim Việt)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.320 giây.