logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/09/2015 lúc 06:02:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sáng nay trời rất đẹp, gió dìu dịu, những con chim sẻ ngoài vườn vô tư nhảy nhót và hót líu lo, chuyền từ cành cây này đến

cành cây khác. Đời rất đẹp, thanh bình, vui tươi với nắng ấm chói chang của một ngày đẹp.
Cháu tôi, Hưng Nguyễn, nói:

- Cô Hai uống cà phê không?

-Uống, nhưng cà phê phải thật nhạt. Tôi đáp

Hưng Nguyễn nói tiếp:

- Có trái cây nhiều lắm, cô Hai ăn đi.

Giọng nói của cháu lúc nào cũng reo vui. Ai mà giận Hưng nhưng nghe thấy tiếng nói reo vui và tiếng cười giòn tan vô tư

của cháu là hết giận ngay. Hưng đang học Tiến Sĩ, vất vả còn hơn cày bừa. Buổi sáng cháu thức dậy thật sớm, ăn sáng,

uống cà phê rồi lên đường, đường từ Orange County đến Los Angeles không xa nhưng rất dễ bị kẹt xe nên phải đi thật

sớm, không thì kẹt trên xa lộ từ giờ này đến giờ khác. Lái xe mỗi ngày từ 3-4 giờ, thật quá nhiều. Cái bằng tiến sĩ phải trả

bằng tiền, thì giờ, và sức lực.

Hưng cầm trái chuối vàng óng đưa cho tôi và nói:

- Cô Hai ăn đi. Con nhớ ba con nói thứ gì ngon mới mời người khác, nhà mình ngày xưa nhiều trái cây lắm.
Câu nói của Hưng làm tôi nhớ nhà chúng tôi trên khu đất rộng, trước nhà có hàng dừa lúcnào cũng oằn trái, cành lá xanh

mướt làm cho căn nhà trở thành màu xanh. Chúng tôi sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà này, hàng ngày uống nước dừa ngọt lịm,

ăn cả cơm dừa, hái xuống ăn ngay. Bên hông nhà là hàng rào trúc, sau nhà và xung quanh nhà lá ổi xanh mướt, có cả

mãng cầu, đu đủ, mía lau, xoài cát, và chuối. Trước nhà có cây vú sữa thật to, cao, cành lá xum xuê, quanh năm có trái

ngọt lịm. Hồi nhỏ tôi thường trèo lên cây vú sữa để hái trái. Trước sân nhà mẹ tôi trồng nhiều loại hoa: thược dược, hoa

cúc, hoa mai cao hơn đầu của tôi, mùi thơm ngào ngạt.

Tôi không ở nhà mà ở với cô của tôi gần trường,gần quận, mỗi tuần về một lần. Khi tôi và mấy chị em chúng tôi còn rất nhỏ,

mẹ tôi thường hái trái cây, rửa thật sạch để cúng Phật ở trên bàn thờ trong nhà và bàn thờ lộ thiên, và đem trái cây vào

chùa. Mẹ tôi đi nhiều chùa khác nhau, thường là những ngôi chùa nhỏ và nghèo. Mẹ tôi thường giúp nhiều người, đem

cháu về nhà nuôi. Anh Tư Tốt là con của cậu Tư chúng tôi, mẹ anh mất sớm nên mẹ tôi đem về ở với chúng tôi. Rồi chị

Thức, con của người cậu khác cũng về ở với chúng tôi. Ba mẹ tôi thương cháu như con ruột của mình. Lòng thương yêu

của ba mẹ tôi được những người cháu này đáp lại bằng cách học hành rất giỏi, dễ thương, các anh chị lớn hơn chúng tôi

nhưng không ai ăn hiếp chúng tôi, một lòng nhường nhịn. Mẹ tôi thường dạy chúng tôi:

- Mình tặng trái cây cho ai thì phải chọn thật ngon, thật tươi, khi mời ai ăn cũng vậy.

Một nồi bắp vừa chín, đổ ra khỏi nồi, mùi thơm ngào ngạt bốc lên, chúng tôi bưng dĩa bắp mời từng người trong nhà, phải

để người ta chọn trước, mình chọn sau. Và người chọn trước bao giờ cũng chọn trái nhỏ nhất, để người sau trái lớn nhất.

Chúng tôi sống trong gia đình vui vẻ từ sáng đến tối. Buổi tối, mẹ tôi thường nấu chè khoai môn, có nước cốt dừa, em gái

tôi gần gũi với mẹ tôi thường hơn tôi nên sau này em tôi nấu chè và nấu ăn rất ngon.

Tôi học được tính của cha mẹ tôi là giúp gì cho người khác là làm ngay không đợi người ta năn nỉ nhưng không hiểu sao

tôi không học được cách nấu nướng rất ngon của mẹ tôi, có lẽ tôi thiếu tính nhẫn nại và tỉ mỉ. Nấu một nồi phở 6-8 giờ, nấu

cho bắp cải, củ cải thành nước lèo thật ngọt, ngọt vị xương thịt hay vị rau củ, tôi không làm được. Có lẽ trời sinh ra người

nào thích ở ngoài đường, thích ở vận động trường, thích ở hồ bơi, ở sân tennis, bàn ping pong thì không thể nào nấu ăn

ngon, không biết có đúng hay không. Tôi thường được mời đến nhà bạn bè ăn. Ăn xong lúc nào tôi cũng khen, chưa bao

giờ chê, bởi vì các bà, các cô người nào cũng giỏi hơn tôi gấp vạn lần.

Tôi sinh ra đời thì ông bà ngọai đã mất; tôi chưa một lần được nhìn thấy ông bà ngoại. Bà nội cũng qua đời, còn ông nội,

nhưng một thời gian sau rất ngắn thì ông nội cũng qua đời lúc tôi được mấy tháng gì đó. Tôi là cháu nội đầu tiên của ông

nội tôi. Ba tôi là con trong gia đình có 2 anh em. Tôi không được diễm phúc như những đứa trẻ khác có ông bà nội, ông

bà ngọai để được hưởng tình cảm của ông bà dành cho mình. Tôi chỉ còn tình cảm của ba mẹ tôi, dì tôi. Mẹ tôi sinh ra

trong gia đình có 9 anh chị em. Dì Sáu tôi lập gia đình rất sớm, chồng chết, dì đem một người con gái con của dì Bảy về

nuôi. Dì thương chúng tôi vô cùng, dì là người mẹ thứ hai của chúng tôi, chúng tôi cũng thương dì rất nhiều.

Cháu nào dì cũng thương, nhưng có lẽ trong những người cháu của dì, tôi gần gũi dì nhiều nhất. Mỗi lần muốn làm từ

thiện, không có tiền thì tôi xin tiền mẹ tôi và dì tôi. Dì tôi hiền như mẹ tôi, ít nói, dễ thương, phúc hậu. Mẹ tôi cũng hiền lắm,

hay giúp người. Mẹ tôi, dì tôi làm việc từ thiện thường xuyên, ba tôi thì dạy võ miễn phí cho trai trẻ trong làng. Mẹ tôi hay

thương người, nhà tôi có cái giếng đào, quanh năm nước trong vắt. Mỗi lần có tân binh quân dịch tập luyện ở bãi tập thì mẹ

tôi gánh nước cho anh em uống. Hình ảnh làm việc thiện tuyệt vời của mẹ in vào đầu tôi; một người phụ nữ hiền lành, ốm

yếu, nụ cười thật tươi, gánh nước cho tân binh quân dịch uống. Khó tưởng tượng được nhưng đây là sự thật đã xảy ra vào

thập niên 40 quý vị ạ. Những tân binh này nếu còn sống sót cũng lớn tuổi hơn chị em chúng tôi nhiều.

Kỷ niệm về mẹ tôi nhiều lắm. Chúng tôi sống trong ngôi nhà rộng, đất rộng, nhà đầu tiên là trên đất của ông nội chúng tôi

để lại, sau này ba mẹ tôi mua một miếng đất khác rộng rồi xây nhà. Xung quanh là cây xanh, yên tĩnh, chúng tôi lớn lên

trong ngôi nhà này, bình yên và hạnh phúc; ngôi nhà có tiếng cười suốt ngày. Nhà chúng tôi nuôi nhiều chó, có những con

chó thật to, chó giữ nhà, chó thương chủ nhà, chó đưa chủ nhà ra tận cổng khi chủ nhà đi chợ hay đi đâu đó, chó đón chủ

nhà trở về. Có một điều rất lạ mà chúng tôi không hiểu nổi là đàn chó chạy ra cổng mừng rỡ đón chủ nhà trở về thì không

có tiếng sủa nhưng nếu có người lạ đến là chó cất tiếng sủa rất to. Mẹ tôi chỉ cần nói một tiếng rất nhỏ:

- Đi vào các con.

Là đàn chó ngoan ngoãn đi vào sau vườn ngay. Mẹ tôi không bao giờ lớn tiếng với con cháu nhưng các con, các cháu đều

nghe lời mẹ tôi ,không ai cãi lại một lời. Mẹ tôi thường cúng Phật ở nhà, trên bàn thờ lúc nào cũng có trái cây tươi, hoa tươi

và nước lọc. Trái cây ngoài vườn, hoa ngoài vườn hái đem vào cúng Phật. Mẹ tôi thường đi chùa đem trái cây hoa quả

cúng Phật và làm công quả ở chùa. Mẹ tôi là Phật tử thuần thành, cầu nguyện mỗi ngày cho gia đình, người thân và người

nghèo. Mẹ tôi ăn chay ngày rằm ngày lễ v.v.
Nói về mẹ tôi nói hoài không hết, mẹ tôi hay giúp người, đó là điều đặc biệt không bao giờ tôi quên. Tôi giống tính mẹ tôi

nhất ở điểm này. Vào chùa mẹ tôi thấy việc gì làm việc đó, từ trong nhà bếp ra ngoài vườn, mẹ tôi thích nấu nướng, dọn

dẹp trong bếp, ngoài vườn. Mẹ tôi thích chăm sóc cây cỏ, nên đến chùa nào mẹ tôi cũng có nhiều việc lắm.

Mẹ tôi thường nói:

- Người ta ăn thì còn, mình ăn thì hết, nên giúp người.
Hồi tôi còn nhỏ xíu tôi cũng biết xung quanh mình cũng có nhiều trẻ em không cha không mẹ, có người vừa sinh ra là mất

cha, có người vừa sinh ra là mất mẹ, ít có ai được một gia đình có ông nội bà nội, ông ngoại bà ngoại,và cha mẹ bên cạnh

cho đến khi khôn lớn. Gia đình nào đầy đủ mọi người là điều hạnh phúc nhất trần gian, là phúc đức. Tôi không được như

thế cho nên thấy gia đình nào còn ông bà thì tôi thèm lắm, thôi thì kiếp sau vậy.

Mẹ tôi nhỏ người, gầy nhưng sức chịu đựng và làm việc không thể tưởng được. Tôi vượt biển trước, sau đó có thẻ xanh,

tôi bảo lãnh mẹ tôi và em tôi sang Hoa Kỳ, tôi cầu nguyện cho mẹ tôi và em tôi được định cư thì tôi ăn chay để trả ơn Trời

Phật gia hộ. Sau đó mẹ tôi bệnh, tôi cầu nguyện cho mẹ tôi hết bệnh và sau này mẹ mất tôi cầu nguyện cho mẹ tôi siêu

thoát và tôi ăn chay luôn cho đến bây giờ, thoáng mà đã mấy chục năm rồi.

Những ngày ở Việt Nam sau 75 gia đình tôi khổ, mọi người cùng khổ, tôi có cháu con của người anh họ du học ở Pháp, tôi

nhờ cháu chuyển tiền về VN để giúp gia đình, nhưng sau này tôi biết được gia đình tôi cũng ăn bo bo, khoai sắn trộn cơm

như mọi người; mẹ tôi không dám xài vì không biết ngày mai ra sao? Người phụ nữ VN nào cũng lo xa, sợ con cháu của

mình đói, nhất là sống trong xã hội chủ nghĩa không biết chuyện gì sẽ xảy ra nên dành dụm là tốt nhất.

Tôi có 4 chị em gái, chết hai còn lại một em và tôi. Sau này mẹ tôi sinh được một đứa con trai, em trai của tôi rất thông

minh, thích binh chủng Không Quân nên sau này vào Không Quân được du học ở Mỹ 2 lần, sửa máy bay F5. Em trai tôi

cưới vợ làm nghề dạy học và sinh được 2 đứa con, một trai một gái. Đứa con trai đầu lòng của em tôi được mẹ tôi nâng

niu như trứng, nó cũng biết là được bà nội thương lắm, cho nên nó nhớ nhiều nhất là bà nội. Bà nội ẵm bồng cháu trên tay

khi cháu còn nhỏ xíu. Cháu trai này mang tính nhà binh của bố. Khi nó vừa ra đời tôi ẵm nó ở nhà thương, nói:

- Mai này con lớn lên đi nhiều như cô Hai nghen con.

Không ngờ lời nguyền của tôi thành sự thật, sau này nó đi làm nhiều quốc gia khác nhau: Á Châu, Anh, Úc. Nó sinh con ở

Úc, và hiện nay ở Hoa Kỳ, đang học Tiến Sĩ ở Los Angeles mà chúng tôi vừa kể đến ở trên là Hưng Nguyễn. Nó nhớ bà

nội và nói:

- Mời người ta ăn phải chọn thứ gì ngon nhất, cho người ta trái cây cũng phải chọn trái cây nào ngon nhất.

Tôi chờ đợi hơn 10 năm mẹ và em tôi mới được định cư ở Hoa Kỳ. Ngày mẹ đến phi trường, chúng tôi đón mẹ tôi và em

gái tôi, trên đường về nhà mẹ tôi nhìn hai bên đường chăm chú, không thấy những cánh đồng xanh mướt như ở VN. Mẹ

không nói gì, nhưng về nhà, mẹ đi ra vườn và nói:

- Nhân viên của con về thăm mẹ, nói con khá lắm, nhà rộng lắm, nhưng đi bộ có chút là đụng bức tường.
Đất gần phần tư mẫu mà mẹ tôi vẫn thấy nhỏ so với đất rộng mênh mông nơi nhà của tôi ở VN. Vậy là đúng rồi.

Mẹ tôi là người hoạt động, không bao giờ ngồi yên, thấy nhà tôi cỏ xanh mướt, mẹ tôi muốn trồng rau, trồng cây ăn trái

nhưng cũng không nói. Sau này mẹ tôi ở nhà riêng tôi mới biết điều này, vì sau này mẹ tôi trồng mía, trồng đu đủ, trồng

giàn nho, đào, ớt, cam , quít , khế v.v.

Ai đến nhà thăm, mẹ tôi cũng hái trái cây tặng, hái ngay ngoài vườn nên tươi lắm, tặng liền. Mẹ tôi rất hiếu khách, ai đến

nhà mẹ tôi ân cần niềm nở như người thân trong gia đình, và bạn tôi cũng rất thương mẹ tôi nên có những người bạn của

tôi như vợ chồng Hoàng Minh Chính, Lê Hiếu Nghĩa , cư sĩ thăm mẹ tôi nhiều hơn thăm tôi, gia đình Báu Nguyễn ở

Riverside cũng thường xuyên thăm mẹ tôi. Mẹ rất thương mến bạn của chúng tôi, ai đến nhà mẹ tôi và em gái tôi hay mời

dùng cơm và cho trái cây đem về. Những người già ngày xưa là như thế, như đến ăn đám giỗ, sau đó mỗi người đều xách

thức ăn đem về.

Mẹ tôi và em gái tôi có nhà riêng ở Little Saigon, đi bộ ra Bolsa và Magnolia, nhà này tôi mua lâu lắm rồi để đợi mẹ tôi và

em gái tôi sang có nơi trú ngụ, nhưng mẹ tôi và em gái của tôi sang ở với chúng tôi hơn một năm trước khi ra ở riêng.

Mẹ tôi lúc nào cũng tươi cười, tôi rất biết ơn thầy Minh Mẫn, viện chủ của chùa Huệ Quang, thành phố Santa Ana, đã bảo

bọc cho mẹ và em gái tôi, và tôi cũng không quên cám ơn các cụ trong chùa chăm sóc cho mẹ tôi, dù ở trong chùa chỉ 1

tuần lễ nhưng mẹ tôi nhớ mãi những ngày mới sang, ngày nào cũng có người đến chùa làm công quả, tiếng cười tiếng nói

reo vui suốt ngày. Người nào trong chùa cũng rất tử tế với mẹ tôi, ân cân thăm hỏi vì họ biết mẹ tôi mới định cư ở Hoa Kỳ.

Tôi còn nhớ ngày mẹ tôi vừa đến phi trường John Wayne, chúng tôi đi đón, rất cảm động. Lê Châu Trí, một chuyên viên

địa ốc của chúng tôi, thu hình. Mẹ tôi và em gái tôi ốm nhom, ốm ngoài sức tưởng tượng của tôi, nhưng những bước đi

vẫn thoăn thoắt và trí óc vẫn minh mẫn.

Mẹ tôi có trí nhớ rất tốt, anh Trần Bảo ở Úc sang chơi có mua tặng mẹ tôi một cây ăn trái. Khi có trái chín, mẹ tôi nói với em

tôi:

- Gởi trái cây này cho chú Bảo.

Một anh sinh viên khóa 4 trường đại học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt tặng cho mẹ tôi một cây ớt. Ớt oằn trái suốt năm

tháng, mẹ tôi thường nhắc đến người sĩ quan này. Bà Phó Đại Sứ Niagara ở Jamaica ghé thăm ở lại vài ba ngày, bà chọn

ở lại nhà với mẹ tôi hơn là ở nhà tôi, có lẽ gần Little Saigon để tiện cho bà thăm phố Bolsa một mình. Ngôn ngữ bất đồng

nhưng hai người rất vui vẻ, ngôn ngữ bằng tay cũng đưa đến sự cảm thông. Bà Phó Đại Sứ thường ăn sáng với mẹ tôi,

còn trưa thì bà đi dạo phố. Bà đòi dẫn mẹ tôi đi phố, mẹ tôi lắc đầu vì còn chăm sóc vườn tược. Mẹ tôi tụng kinh mỗi ngày

từ 3-6 giờ chiều, vừa tụng kinh vừa lần tràng hạt, đều đặn như thế mỗi ngày chờ đến khi em tôi đi làm về.

Ngày mẹ tôi bệnh, em tôi và một chị họ túc trực bên giường bệnh 24/24, em tôi về thì tôi đến, tôi ở lại ban đêm ngủ trên

cái ghế nhỏ, bệnh viện cũng tốt không đuổi tôi ra khỏi bệnh sau giờ hết cho thăm viếng bệnh nhân.
Bây giờ mỗi lần đi ngang bệnh viện Fountain Valley tôi nhớ mẹ vô cùng.

Mỗi lần nhìn các cụ trong chợ, ngoài phố, thấy người nào ốm nhom là tôi nhớ mẹ tôi.

Mẹ tôi đi chùa Huệ Quang, Huê Nghiêm, Hương Tích, Bát Nhã, Minh Quang tịnh xá, A Di Đà, Bảo Quang, chùa Việt Nam,

tu viện Hoa Nghiêm, Trúc Lâm, chùa Phật Tổ, chùa Vĩnh Nghiêm, Như Lai Tự ở San Diego, Quốc Tế Học Viện ở Venture,

nhiều chùa lắm.

Me tôi hay rầy tôi :

- Ở nhà lúc nào cũng có thức ăn chay, sao con không ăn mà vào chùa ăn làm chùa tốn kém.

- Mẹ đừng lo, con hay ăn vậy chứ hễ thầy nhờ điều gì con làm việc tận lực lắm.

Viết về mẹ viết ngàn năm cũng không hết, suốt đời con gắn liền với mẹ. Mẹ tôi qua đời nhẹ nhàng, tay tôi nắm tay mẹ tôi

như muốn níu kéo không cho mẹ tôi đi. Nhưng chân mẹ tôi đã lạnh, tôi cũng biết việc gì sẽ đến. Tôi gọi điện thoại để gọi

em tôi trở vào bệnh viện.

Mẹ tôi đi thanh thản. Bác sĩ Hùng Nguyễn vào bệnh viện tức khắc, đầu mẹ tôi còn ấm. Chị em tôi đứng lặng người, không

khóc. Mẹ tôi đi nhưng hình ảnh mẹ tôi vẫn còn đây, vẫn còn ngồi trước bàn Phật tụng kinh mỗi buổi chiều, và tiếng reo vui

của mẹ tôi khi tôi hỏi:

- Má đi chùa không?

-Đi

Tiếng của mẹ tôi thật to, reo vui và rất hạnh phúc:

-Để mẹ sửa soạn.

Mẹ tôi đi chùa bao giờ cũng mặc áo dài rất trang nghiêm, hái trái cây và rau tươi đem vào chùa. Mẹ tôi trồng 37 loại rau và

trái cây, vườn nhỏ nhưng xum xuê bóng cây xanh mướt. Mẹ tôi qua đời gần 20 năm nhưng tôi cứ tưởng mẹ tôi vẫn còn

quanh quẩn đâu đây.Tôi thương mẹ tôi lắm, tôi cũng biết mọi người thương mẹ của mình lắm, hạnh phúc thay những ai

còn cha còn mẹ? Thương cha mẹ nên làm việc phúc đức để hồi hướng công đức cho cha mẹ của mình.

6/26/2015
Kiều Mỹ Duyên
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.297 giây.