logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/09/2015 lúc 10:21:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thị trấn Kobani, phía tây bắc Syria, là một vị trí chiến lược với khoảng 400.000 dân, ở biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Tiếng nổ xé toang màn đêm, phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS đang tiến chiếm Kobani.

Khói đen cuồn cuộn bốc lên sau một trận không kích, nỗi khiếp đảm giữa đêm khuya của người dân Kobani. “Có tiếng bom nổ, tôi giục cả nhà chạy đi, còn tôi theo sau”. Còn người sống sót thì đã phát điên. Có lần nghe sấm sét, một em gái nhỏ người Kurd ở thị trấn Kobani nói: “Đó cũng là tiếng bom đấy… rồi cười”.

Hãy tưởng tượng rằng gia đình bạn và vài gia đình khác đang sống chui rúc ở tầng hầm của một tòa chúng cư cao ốc. Không có điện, không có nước và có rất ít thực phẩm.

Những gia đình trong cơn biến loạn nầy vẫn còn may mắn sống sót sau một trận bom. Mái ngói tan tành, những bức tường xung quanh đổ sập. Trời đang cuối Thu nhưng mùa Đông lạnh cắt da đã gần kề.

(Chỉ hai năm trước đây, bạn làm việc cho một ngân hàng. Bạn mới vừa cưới vợ và đang háo hức chờ đón sự chào đời của đứa con đầu lòng. Thân nhân, bè bạn mang cả núi quà cáp đến thăm trong tiếng cười rộn rã!)

Nhưng tối qua, tầng hầm kế bên, những người hàng xóm ít ỏi còn sót lại của bạn đã chết. Khí độc Sarin vốn nặng hơn không khí đã len lỏi vào tới tận tầng hầm và giết họ hết cả rồi. Bạn cảm thấy tuyệt vọng.

Khi bình minh đến, bạn tìm cách đào thoát, hy vọng còn tìm được một nơi nào đó an toàn trên thế giới hỗn mang nầy để cho bạn và vợ con mình được sống sót.

Ra đi, bạn đứt ruột bỏ hết lại tài sản của mình, công việc làm mà bạn từng có, bỏ luôn giáo đường mà bạn thường đến nguyện cầu.

Bạn chỉ muốn một điều duy nhứt là được sống bình yên. Bạn chỉ muốn đêm đi ngủ và sáng mai thức dậy mà không phải thấy xác của vợ con mình chìm trong đổ nát.

Bạn tìm được một người và người ấy hứa sẽ mang bạn ra khỏi cái vùng đất mà chiến tranh đã hủy hoại tất cả để tới một nơi nào đó yên bình. Bạn đồng ý trả tiền để gia đình mình được ra đi. Đánh cược với số phận còn hơn chui rúc trong cái tầng hầm nầy cho tới ngày tận tuyệt.

Đồ đạc bạn gói ghém mang theo: Nầy hình ảnh của vợ chồng mình ngày cưới! Nầy hình ảnh của con mình khi mới mở mắt chào đời!

Vâng và câu chuyện sau đó như mọi người đã biết…

Mà không phải vài ngàn người mà cả triệu người đã trốn chạy khỏi Syria, đến Thổ Nhĩ Kỳ, rồi xuống những chiếc thuyền mỏng manh vượt Địa Trung Hải đến hòn đảo nào đó của Hy Lạp, đặt chân lên Liên Âu, qua các nước thuộc bán đảo Balkan: Macedonia, Serbia, Hungary. Điểm đến mơ ước cuối cùng là Áo, Đức, Hòa Lan, hoặc ngay cả các nước Bắc Âu xa tít mù như Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan… để tìm được một chỗ bình yên mà sống!

Nhưng đó chỉ là kế hoạch tưởng tượng vẽ ra trong đầu. Là một giấc mơ đẹp có thể không bao giờ thành hiện thực. Mà kết cục lại bi thảm hơn nhiều.

Ngày mùng 2 tháng Chín, người ta tìm thấy xác một cháu trai 3 tuổi, tên là Aylan Kurdi, theo sóng giạt, tấp vào bãi biển Bodrum thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.

Cháu bé mặc cái áo T-shirt màu đỏ, chiếc quần shorts màu xanh thẫm, mang đôi giày đen nhỏ và nằm úp mặt lên cát, hai tay duỗi thẳng xuôi theo cơ thể, giống như đang ngủ. Sóng biển vỗ nhẹ vào bờ, vỗ dịu dàng quanh mặt và cơ thể không còn sự sống của em.

Cháu bé là một trong số 12 nạn nhân xấu số trên con thuyền bơm hơi, mong tới được hòn đảo Kos của Hy Lạp, đã bị sóng dữ đánh chìm.

“Sống sót trong bạo lực chiến tranh, bom đạn tơi bời của thị trấn vùng biên Kobani, giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cháu bé đã chết cùng mẹ Rehan 35 tuổi và anh Galip 5 tuổi, trên đường hy vọng tìm đến một cuộc sống mới yên bình ở tận Châu Âu”.

Gia đình tan nát hết! Chỉ còn duy nhứt người cha bất hạnh Abdullah Kurdi, 40 tuổi, còn sống sót.

Xác của cháu Galip cũng nằm úp mặt xuống cát như đang ngủ cách em Aylan của mình chừng 100 mét. Còn xác người mẹ của hai cháu người ta tìm thấy giạt vào bờ biển cách đó tới 240 km.

Abdullah từng đưa vợ con đến thủ đô Damascus để làm thợ cắt tóc nhưng họ đã quay về Kobani cách đây 4 năm khi cuộc nội chiến sắp xảy ra. Họ sống ở đây được ba năm thì phải bỏ trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ khi nhóm Khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công. Gia đình sống ở Istanbul được một năm nhưng không tìm được công việc làm ổn định! Tiền bạc chật vật, cuộc sống thiếu thốn. Không có tương lai!

Abdullah phải trả tiền tới hai lần cho những kẻ buôn người để chúng đưa anh cùng vợ con tới Hy Lạp. “Thuyền chỉ chở được 10 nhưng họ nhét tới 17. Tôi và anh trai phải trả mỗi người $US 2.280 cho chuyến đi này.”

“Giờ phút cuối cùng trước khi thảm kịch xảy ra, khi bị sóng lớn đánh dồn dập, mọi người hoảng sợ đứng cả dậy. Nước tràn vào trong thuyền khiến nó bị lật.

“Tôi níu lấy tay vợ tôi, còn các con tuột khỏi vòng tay tôi. Chúng tôi đã cố giữ con thuyền. Tất cả mọi người gào thét trong màn đêm đặc quánh. Vợ và hai con không thể nào nghe được tiếng tôi gọi, tôi kêu.”

Hôm mùng 3 tháng Chín, Abdullah đã tới nhà xác bịnh viện, nhận dạng thi thể vợ cùng hai con. Thi thể ba người thân yêu nhất trong đời của Abdullah được đưa bằng máy bay qua Istanbul tới thành phố Sanliurfa. Từ đó, họ về Kobani, Syria, bằng đường bộ.

Tang lễ của Aylan, Galip và người mẹ của hai cháu đã cử hành vào ngày thứ Sáu, mùng 4 tháng Chín, tại thị trấn vùng biên Kobani quê nhà nơi hai cháu đã từng theo cha mẹ trốn ra đi… Rồi định mệnh cay nghiệt thay! Trở về quê cũ trong ba chiếc áo quan!

Với ông Abdullah và những người còn lại trong gia đình, những ngày tiếp theo của họ sẽ chỉ có nỗi đau thương và niềm nhớ khôn nguôi!

Abdullah nói: “Hai đứa trẻ, con tôi, cũng như con của những người tị nạn Syria khác, có đáng bị vớt lên từ những bờ biển vì cha mẹ chúng hoảng loạn và muốn cứu con họ khỏi chủ nghĩa khủng bố, khỏi bị bắt cóc, khỏi bị chết chóc hay không?”

“Tôi không muốn bất cứ điều gì từ thế giới này nữa. Mọi thứ tôi từng mơ ước đều đã ra đi. Tôi muốn chôn cất, rồi ngồi cạnh mộ vợ và hai con tôi cho đến lúc tôi nhắm mắt.”

“Chúng tôi muốn cả thế giới trông thấy điều này. Có như vậy, họ mới ngăn chặn được những câu chuyện đau lòng xảy ra với người khác. Hãy để trường hợp gia đình tôi là cuối cùng.”

Sáng ngày mùng 2 tháng Chín, Nilufer Demir, nữ phóng viên làm việc cho một hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ, theo dõi khủng hoảng nhân đạo của người tị nạn Syria, có mặt tại bãi biển ở thành phố Bodrum, tỉnh Mugla, nơi có nhiều thi thể người bị chết đuối giạt vào, sau khi hai con thuyền chở họ bị lật. Khi được hỏi cảm giác thế nào lúc chụp hình cháu bé Aylan, Demir thổn thức: “Tôi chết lặng trong nỗi buồn đau.”

“Tôi chẳng thể làm gì để mang cháu bé trở lại cuộc sống. Chỉ còn cách duy nhất là chụp ảnh! Tôi muốn nhân loại nghe được tiếng thét từ thi thể bất động của Aylan.”

“Tôi từng chụp ảnh, từ năm 2003, đã và đang chứng kiến nhiều cái chết và nhiều bi kịch của người tị nạn. Tôi hy vọng từ hôm nay, chuyện đó sẽ thay đổi.”

Tiếng thét câm lặng từ bức ảnh ấy giờ đang có sức lan tỏa, ảnh hưởng đến lương tâm nhân loại toàn thế giới…

Nó nhanh chóng xuất hiện trên trang nhất tất cả các tờ báo, những đài truyền hình, những trang mạng xã hội, khơi dậy lòng xót thương và cả sự phẫn nộ đối với các quốc gia phát triển, khi họ không có động thái nào giúp đỡ người tị nạn Syria.

Tấm hình đã trở thành một biểu tượng bi kịch, một ám ảnh lương tâm của nhân loại trên toàn thế giới!

Thế giới đã và đang quay lưng với người tị nạn Syria. Cái chết của hai cháu bé cùng với người mẹ của mình trên bãi biển Thồ Nhĩ Kỳ là nỗi ô nhục của thế giới văn minh. Nơi chúng ta thấy có con người nhưng không thấy được lòng nhân đạo.

Xem hình ảnh cháu bé nầy úp mặt trên cát như đang ngủ say làm ai cũng rơi nước mắt! Biển lớn cuốn em đi! Rồi xa, rồi xa, rồi xa mãi… Biển ơi, trả cho ta… xác em yêu…”

Ông Mike Baird, Thủ hiến tiểu bang New South Wales, Australia, dù là một chánh trị gia của Liên Đảng (Bảo thủ), nhưng đã đăng trên trang facebook của mình những lời cảm động!

“Tôi quay đi nhưng hình ảnh bi thảm của cháu bé không rời bỏ tôi! Bức hình không phải chỉ là một bi kịch; mà là một câu chuyện trong hàng ngàn câu chuyện của những người tuyệt vọng đang chạy trốn cuộc nội chiến khốc liệt ở Syria để được tồn sinh.”

Ông Baird nói: “Tiểu bang NSW có nền kinh tế mạnh nhứt nước Úc. Trước thảm kịch nầy, tiểu bang sẽ vươn ra khỏi tầm biên giới tiểu bang của mình để làm bất cứ cái gì xét ra cần thiết để giúp người tị nạn Syria!”

Về chánh sách chận thuyền tầm trú của chánh phủ Liên Đảng, Tony Abbott, ông Mike Baird nói: “Chúng ta đã thành công khi không để trẻ con phải chết đuối trên biển lúc tìm cách đến bờ biển nước ta. Tuy nhiên ngăn chận tàu thuyền đến nước Úc không chưa đủ mà hành động tiếp theo phải có là bắt đầu cứu giúp người tị nạn!”

“Chúng ta không thể nhìn tấm hình bi kịch đó, rồi cứ nghĩ giống hệt như xưa; nghĩ giống như mình thường nghĩ, để rồi thản nhiên quay về những công việc thường ngày! Bức hình nầy đã làm thay đổi tất cả.” (The photo changes everything!)

Thưa xem bức hình xác cháu Aylan Kurdi, 3 tuổi, tấp vào bãi biển làm lòng tôi quặn thắt!

Nhưng cái chết bi thảm của cháu không vô ích vì nó đã làm thay đổi nhận thức của toàn thế giới.

Nước Đức, nước Anh, đều mở cửa biên giới để đón người tị nạn Syria khốn khổ.

Cầu mong cháu yên nghỉ trên chốn thiên đàng. Aylan! Một biểu tượng của người Syria vượt biển!
Melbourne
Đoàn Xuân Thu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.