logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/09/2015 lúc 08:15:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Cả gia đình tổng thống Obama ra đón đức Giáo hoàng Phanxicô. Ảnh ngày 22/09/2015. Reuters

Sáng nay, 23/09/2015, Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên có cuộc hội kiến với Giáo hoàng Phanxicô tại Nhà Trắng, nhân chuyến công du một tuần của người đứng đầu Giáo hội Công giáo thế giới tại Hoa Kỳ. Khoảng 15.000 khách được mời tới Nhà Trắng tham dự lễ tiếp đón trọng thể « con người đại chúng nhất thế giới hiện nay », theo lời của Phó Tổng thống Joe Biden.
UserPostedImage
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đứng cạnh Đức Giáo Hoàng tại sân cỏ phía Nam Toà Bạch Ốc, ngày 23/9/2015.

Nguyên thủ Mỹ và người đứng đầu Vatican sẽ lần lượt phát biểu, sau khi quốc ca của Tòa thánh Vatican (Inno e Marcia Pontificate) và quốc ca Hoa Kỳ được cử hành. Hai nguyên thủ sẽ có cuộc hội kiến tại phòng bầu dục. Đây là lần thứ hai Giáo hoàng Phanxicô và Tổng thống Obama gặp nhau, lần trước là vào đầu năm 2014 tại Vatican. Theo các nhà quan sát, Giáo hoàng Phanxicô không chỉ là một biểu tượng đạo đức, mà còn là một « đồng minh chính trị quan trọng » của Tổng thống Mỹ. Phủ Tổng thống Mỹ bảo đảm chuyến công du của Giáo hoàng không nhằm mục tiêu chính trị cụ thể : « mục đích của cuộc gặp là để cho hai bên có thể trao đổi các giá trị chung », người phát ngôn của Tổng thống Mỹ, Josh Earnest, giải thích.
UserPostedImage
Nghi lễ trọng thể được cử hành đón tiếp Đức Giáo Hoàng đến Toà Bạch Ốc ngày 23/9/2015.

Cả nhà Tổng thống Mỹ ra đón Giáo hoàng
Hôm qua 22/09/2015, khi đặt chân xuống phi trường Hoa Kỳ, Giáo hoàng đã được cả gia đình Tổng thống Barack Obama ra đón chào.

Thông tín viên Anne-Marie Capomaccio tường trình từ Washington :

« Mọi người phấn khởi khi máy bay đưa Giáo hoàng hạ cánh xuống căn cứ quân sự Andrews. ‘‘Hoa Kỳ đón mừng’’ là biểu ngữ được hàng trăm người trương lên để hoanh nghênh nhà lãnh đạo Công giáo. Một điều hy hữu : Giáo hoàng Phanxicô được toàn bộ gia đình Tổng thống Obama ra đón. Hai người tươi cười bắt tay thật lâu, trước khi tạm chia tay, để chuẩn bị cho một nghi thức nghênh tiếp chóng vánh, được tổ chức kín đáo.

Nhiều vấn đề chính trị sẽ được trao đổi hôm nay tại Nhà Trắng giữa hai con người vốn rất trân trọng nhau. Tổng thống Mỹ là người theo đạo Tin Lành, nhưng ông không che giấu niềm ngưỡng mộ đối với người đứng đầu Giáo hội Công giáo thế giới.

Bộ phận phụ trách nghi thức của Vatican hẳn phải chau mày, khi thấy trong danh sách khách mời dự lễ đón Giáo hoàng của Nhà Trắng, có một số người ủng hộ hôn nhân đồng giới, như Giám mục Anh giáo Gene Robinson, người đã thành hôn với bạn trai. Tuy nhiên, lập trường của Giáo hoàng Phanxicô về biến đổi khí hậu, về người tị nạn, về thỏa thuận hạt nhân với Iran, và vai trò trung gian của người đứng đầu Tòa thánh trong việc bình thường hóa quan hệ với Cuba là hoàn toàn tương hợp với Tổng thống Mỹ ».

Chương trình một tuần công du của Giáo hoàng Phanxicô có rất nhiều nội dung : tham dự hội nghị gia đình công giáo thế giới tại Philadelphia (dự kiến khoảng 1,5 triệu tín đồ có mặt), phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, đọc diễn văn lịch sử trước Quốc hội Mỹ. Tại địa điểm World Trade Centre lịch sử ở New York, ông sẽ chủ trì một nghi thức tôn giáo đại kết, với thông điệp chống khủng bố và cổ vũ cho sự tôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo.

Trong những ngày tiếp theo buổi hội kiến với Tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng, Giáo hoàng Phanxicô có kế hoạch gặp nhiều người di cư, tị nạn, người vô gia cư, tù nhân. Trong lần gặp gỡ tại Vatican năm 2014, nguyên thủ Hoa Kỳ kể lại ông rất xúc động bởi « tình thương » của Giáo hoàng đối với « những người nghèo, người bị loại trừ, bị quên lãng ». Barack Obama cũng từng nhắc lại một câu nói của Giáo hoàng, một điều hiếm khi xảy ra, « không thể chấp nhận được việc người ta coi chuyện một người già cả phải sống ngoài đường bị chết vì giá lạnh không phải là một thông tin, trong khi việc chứng khoán sụt hai điểm lại được coi như một tin tức ».
Theo RFI

Sửa bởi người viết 24/09/2015 lúc 08:08:51(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 23/09/2015 lúc 08:26:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Công nhân nghèo mong được giúp đỡ qua chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng

UserPostedImage
Tổng thống Obama nghênh đón Đức Giáo Hoàng tại Căn cứ Không quân Andrews bên ngoài thủ đô Washington, ngày 22/9/2015.

ĐIỆN CAPITOL—
Ngày hôm qua 22/9, trong lúc Tổng thống Barack Obama chuẩn bị nghênh đón Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô tại căn cứ Andrews, hàng trăm người làm công ở Quốc hội Mỹ đã bỏ ngang công việc để tham gia một cuộc biểu tình tại một nhà thờ Công giáo ở gần đó. Theo tường thuật của thông tín viên Cindy Saine của đài VOA tại Điện Capitol, các công nhân này đã gởi một lá thư cho vị giáo hoàng thường được gọi là “Giáo hoàng của người nghèo” để xin giúp đỡ.

Các công nhân lương thấp tại trụ sở Quốc hội Mỹ đang đòi có mức lương tối thiểu là 15 đôla/giờ và thành lập một nghiệp đoàn. Họ nói rằng họ có thể không được để ý bởi các nhà lập pháp mà họ phục vụ mỗi ngày, nhưng họ biết là họ xứng đáng có được một cuộc sống tốt hơn.

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, đã tới địa điểm biểu tình để bày tỏ sự ủng hộ cho các công nhân.

"Ngày hôm nay, trong lúc chúng ta chào đón Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô tới thăm nước Mỹ và Điện Capitol, tôi hy vọng là tất cả các thành viên quốc hội và Tổng thống Obama sẽ hưởng ứng lời hô hào của Giáo hoàng về công bằng xã hội và công bằng kinh tế."

Ông Charles Gladden, một người làm công tại nhà ăn ở Thượng viện, cho biết cuộc sống của ông rất khổ cực mặc dù ông có công ăn việc làm.

"Tôi không có nhà và phải ngủ ngoài đường mỗi ngày, vì tôi không kiếm đủ tiền. Tôi không có được một mức lương đủ sống. Những đồng tiền ít oi mà tôi kiếm được chỉ đủ để cho tôi giữ cho mình mẩy, quần áo được sạch sẽ vì tôi làm trong ngành bán thức ăn."

Ông Gladden cho biết Đức Giáo Hoàng mang lại cho ông những hy vọng mới.

"Tôi muốn nói là ông ấy rất hăng hái khi nói tới những người có thu nhập thấp, nói về công bằng xã hội. Ông ấy nói tới những chuyện rất cần thiết và làm cho những người nghèo hèn cảm thấy rất xúc động."

Một trong những người đồng nghiệp của ông Gladden, bà Sontia Bailey, cho biết bà phải làm hai việc, mỗi tuần làm 70 giờ đồng hồ, và sự cực nhọc, bận rộn đó có lẽ là nguyên do làm cho bà mất đi đứa con trai ngay sau khi con bà chào đời. Bà hy vọng các nhà làm luật sẽ lắng nghe thông điệp của Đức Giáo Hoàng.

"Hy vọng là họ sẽ tìm thấy lương tri trong đáy lòng của họ, để họ biết rằng chúng ta phải trả cho công nhân của chúng ta một mức lương đủ sống. Không ai phải chịu khổ hay phải trải qua những gì mà tôi đã trải qua."

Bên trong Điện Capitol, Thượng nghị sĩ John Thune, thuộc đảng Cộng hoà, nói rằng Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô có lẽ có những ý kiến khác với ông về vấn đề kinh tế.

"Chúng tôi hy vọng là có một số những điều mà ông ấy có thể mang về sau khi đến thăm đất nước chúng tôi lần đầu tiên: (đó là) biết được rằng tự do kinh doanh là sức mạnh to lớn nhất để chống nạn nghèo túng mà thế giới từng chứng kiến."

Hiện chưa rõ Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô có trực tiếp trả lời lá thư của những người làm công ở Điện Capitol hay không, nhưng theo dự liệu, nhà lãnh đạo giáo hội Công giáo sẽ nói tới vấn đề bất bình đẳng thu nhập trong bài diễn văn đọc trước lưỡng viện quốc hội Mỹ vào ngày mai.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.