logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 25/09/2015 lúc 05:56:46(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage

Nhà văn Mặc Đỗ vừa qua đời ngày 20 tháng 9 năm 2015 tại thành phố Austin tiểu bang Texas Hoa Kỳ, hưởng thọ 98 tuổi.

Nhà văn Mặc Đỗ tên thật là Đỗ Quang Bình, sinh năm 1917 tại Hà Nội. Bút hiệu Mặc Đỗ (người họ Đỗ trầm lặng) do thân phụ đặt cho. Di cư vào Nam năm 1954. Ông cùng với Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Khắc Khoan thành lập nhóm Quan Điểm, chuyên xuất bản sách của những người trong nhóm. Mặc Đỗ cùng với Vũ Khắc Khoan, Tam Lang Vũ Đình Chí, Đinh Hùng, Như Phong Lê Văn Tiến, Mặc Thu Lê Đức Sinh sáng lập tờ nhật báo Tự Do đầu tiên ở Miền Nam. Năm 1975 ông tị nạn ở Hoa Kỳ.

Ông đã dịch thuật nhiều tác phẩm văn học thế giới như : Lão Ngư Ông và Biển Cả (Old Man and The Sea) / Ernest Hemingway (Quan Điểm 1956); Con Người Hào Hoa / F.Scott Fitzgerald (Quan Điểm 1956); Một Giấc Mơ / Vicki Baum (Cảo Thơm 1966); Người Vợ Cô Đơn / Francois Mauriac (Cảo Thơm 1966); Thời Nhỏ Trong Gia Đình Luvers / Boris Pasternak (Văn 1967); Tâm Cảnh / André Maurois (Văn 1967); Anh Môn / Alain-Fournier (Cảo Thơm 1968); Vùng Đất Hoang Vu / Leo Tolstoi (Đất Sống 1973); Giờ Thứ 25 ( The Twenty- Fifth Hour) / Virgil Georghiu (Đất Sống 1973).

Song song, những tác phẩm của ông đã xuất bản gồm: Bốn Mươi (1956), Siu Cô Nương (1958), Tân Truyện I (1967), Tân Truyện II (1973), Trưa Trên Đảo San Hô (2011), Truyện Ngắn (2014), Thần Nhân và Thần Thoại Tây Phương.

Sở dĩ Mặc Đỗ dịch nhiều tác phẩm văn học nỗi tiếng thế giới là có lý do mà ông đã tự thuật thời tuổi trẻ, đó là: "Để luyện văn phong, người trai chọn phương pháp đúng nhất là dịch văn ngoại ra Việt Văn. Kỹ thuật viết văn của những tác giả truyện đã dịch đã giúp khá nhiều cho việc hoàn thiện những cấu trúc truyện dài dự định sẽ viết.”

Ông đã dịch các tác phẩm văn học từ 2 ngôn ngữ Anh và Pháp ra tiếng Việt rất chuẩn mực và tài tình được độc giả Việt Nam yêu thích. Đây là công trình đóng góp của nhà văn Mặc Đỗ trong nền văn hoc Miền Nam. Khi sang Mỹ tỵ nạn Cộng Sản, nhà văn Mặc Đỗ gọi cuộc tỵ nạn đó là “Tỵ Tần” có nghĩa là tránh nạn nhà Tần - so sánh Cộng Sản với triều đại tàn ác bên Tàu thưở xưa. Ông còn gọi “hải ngoại” là “ biển ngoài”; thỉnh thoảng có viết một vài bài báo cho bằng hữu ra báo và ông có nhận định về văn chương báo chí hải ngoại: “Vui thấy bạn còn nhớ cho báo đều, đọc báo thì chẳng mấy vui. Rất hiếm đọc những bài viết cho thấy cái công phu của người trau chuốt nghệ thuật. Luôn luôn nổi rõ sự vội vàng sản xuất và vội vàng chấp nhận… Sự đời ở biển ngoài đã biết rồi, thưởng thức hiếm có dịp, thành ra chẳng thấy vui.”

Ông vẫn thao thức viết được một tác phẩm lớn cho xứng tầm của hoàn cảnh đất nước Việt Nam chiến tranh trong nhiều năm và hoàn cảnh lang thang của mấy triệu người Việt Nam ở hải ngoại sau 1975, nhưng ông bất lực: “Tôi đã không thể viết. Tôi mong cho tôi, cũng mong, cũng mong cho đông đảo độc giả Việt Nam vì hiện chưa có một tác phẩm nào ghi lại liên tục giai đoạn lịch sử độc đáo vừa bi hùng vừa đáng cười ra nước mắt. Kho tàng đó đang chờ những người Việt Nam dám lãnh vinh dự và trách nhiệm là nhà văn.”

Trong một truyện ngắn Thầy Giáo, nhà văn Mặc Đỗ đã bày tỏ tấm lòng yêu lá cờ vàng ba sọc đỏ Việt Nam Cộng Hòa của một thầy giáo tên Khuê ( cũng là tâm trạng của tác giả ) dạy học trường làng vùng quê xôi đậu có Việt Cộng đầy rẫy: “Khuê nhìn thấy ở ngọn cờ một mối liên lạc mạnh mẽ với bao nhiêu những thày giáo khác cùng hoạt động trong một hoàn cảnh tương tự. Khuê không thể là một cá nhân đơn độc, Khuê muốn mãi mãi là một bộ phận tích cực ở trong đoàn thể những bạn cùng nghề, cùng lo một công việc chăn dắt những trẻ em nghịch ngợm nhưng rất đáng yêu. Khuê sinh trưởng ớ ấp Tân Thới này, nhưng ở nhiệm vụ hiện thời của Khuê, Khuê sẽ cảm thấy lạc lõng hết sức nếu không có ngọn cờ đó. Khuê cái nhiệm vụ hiện thời của mình cho nên Khuê quyết phải giữ ngọn cờ, nó hình dung trước măt Khuê mối liên lạc mật thiết giữa Khuê với đoàn thể to tát những bạn cùng nghề.” (Truyện Ngắn Mặc Đỗ trang 150).

Nhận định về nền văn học Miền Nam từ năm 1954 đến 1975, Mặc Đỗ trả lời trong một cuộc phỏng vấn với bằng hữu rằng : “Điểm đáng nêu ra là : từ 1954 đến 1975 người ở ngoài nhìn bằng con mắt khách quan phải nhìn nhận rằng những người Việt Nam từ Bến Hải tới mũi Cà Mau có tự do (không có thứ tự do nào tuyệt đối cả) và những người làm văn học nghệ thuật cũng như mọi sản phẩm của họ đều có màu sắc, tư cách, tự do”.

Nhà văn Mặc Đỗ sống ẩn dật trong tuổi già, tìm bình an trong Đạo Phật. Ông có bài thơ Khai Bút năm 2003: “Những khớp xương nghe đời phôi pha. Nhưng như xưa tấm lòng vẫn ấm. Tiễn đưa chào đón chén trà đậm. Cuộc tình trời đất dài thăm thẳm. Hai bàn tay khép mời nguyện ngắm. Theo nén nhang sợi khói bay cao. Những mối yêu nguyên vẹn thuở nào. Một mình bàu bạn không trăng sao. Tư bề không tiếng sóng dạt dào. Thời gian ngồi lại không chờ đợi. Buồn vui không cũ cũng không mới." (Mặc Đỗ - Giao Thừa 2002-2003).

Văn học Việt Nam rất cần nhiều bản dịch Việt Ngữ những tác phẩm văn học thế giới để quần chúng hiểu biết thêm và thưởng thức tinh hoa nhân loại. Hiện nay trong nước tình trạng dịch thuật rất cẩu thả, chất lượng văn chương kém cỏi, làm chúng ta lại càng mến phục và thưởng thức những tác phẩm dịch thuật tài tình của nhà văn Mặc Đỗ, bên cạnh những sáng tác của riêng ông.

Giã biệt nhà văn Mặc Đỗ, một nhà văn lão thành đã ra đi. Mãi nhớ bản dịch Giờ Thứ 25 thật tuyệt vời của ông.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.