logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 27/09/2015 lúc 08:58:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hai nguyên thủ đã có họp báo chung sau khi gặp

Hôm 25/9, trong cuộc họp báo chung tại Vườn Hồng của Tòa Bạch Ốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định trước Tổng thống Mỹ Barack Obama và báo giới rằng, “Các quần đảo ở Nam Hải (“Biển Nam Trung Hoa” theo cách gọi của Phương Tây hoặc “Biển Đông” của Việt Nam) từ thời cổ đại là lãnh thổ của Trung Hoa”.

Đây là thông điệp mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc để khẳng định chủ quyền ở vùng đang có tranh chấp với các nước láng giềng trong đó có Việt Nam.

Tuy ông Tập cho rằng Trung Quốc có quyền duy trì cái gọi là “chủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Nam Sa” (Trường Sa) nhưng ông cũng thừa nhận việc cải tạo các đảo trong khu vực này với một ít lời biện hộ.

Ông nói: “Các hoạt động xây dựng ở Quần đảo Nam Sa mà Trung Quốc đang tiến hành không nhằm mục tiêu chống lại hoặc gây ảnh hưởng bất cứ quốc gia nào, và Trung Quốc không có ý định quân sự hóa chúng”.

Một điều gần như chắc chắn là nếu như Trung Quốc không khai phát pháo đầu tiên trên “Biển Đông” thì chính quyền Obama sẽ không làm gì cả cho dù có đạn nổ, máu đổ, đầu rơi. Đối với ông Obama, “di sản hòa bình” của ông là trên hết, và ông sẽ để quyết định “tham chiến” cho người kế nhiệm vì ông sẽ không còn đủ thời gian để có câu trả lời ai đã khai pháo đầu tiên.

Mô hình mới của quan hệ Trung-Mỹ
Ngoài việc khẳng định chủ quyền “Nam Hải”, ông Tập còn cho biết thêm về chính sách ngoại giao của Trung Quốc, đặc biệt đối với Hoa Kỳ.

Ông phát biểu rằng, “Trung Quốc cam kết chắc chắn con đường phát triển hòa bình. Để làm việc với Hoa Kỳ nhằm xây dựng các mô hình mới của mối quan hệ quan trọng quốc gia mà không có xung đột, không đối đầu, với sự tôn trọng lẫn nhau và cùng hợp tác có lợi là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc”.

Hôm 25/9 là lần thứ sáu ông Tập và ông Obama gặp nhau. Cả hai đều nhắc lại “chủ thuyết con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc mà ông Tập đã trao đổi với ông Obama vào tháng 6/2013 tại California.

Ông Tập triển khai thêm rằng “Trung Quốc không muốn có xung đột, đối đầu với Mỹ và mong muốn hợp tác vì lợi ích chung”.

Khái niệm “lợi ích chung” này là gì thì ông Tập vẫn chưa diễn giải cho công luận Mỹ hiểu nhưng trước thềm chuyến thăm Nhà Trắng, ông nói: “Cả hai bên (Hoa Kỳ và Trung Quốc) phải vì lợi ích cốt lõi của nhau, tránh tính toán sai lầm chiến lược, và kiểm soát và giải quyết đúng đắn các khác biệt”.

Chắc chắn một điều là Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” lâu dài ở Châu Á – TBD và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình ở khu vực này như cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã từng tuyên bố. Và lợi ích đó là kiến tạo hòa bình, an ninh và thịnh vượng theo tiêu chí tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Giả sử như tiêu chí đó cũng là những gì mà “Trung Hoa Mộng” của ông Tập hằng mơ ước thì cớ gì mà ông Tập phải khuyến cáo Hoa Kỳ cần “tránh tính toán sai lầm chiến lược, và kiểm soát và giải quyết đúng đắn các khác biệt”.

Thực ra lời khuyến cáo của ông Tập ngụ ý cảnh báo Hoa Kỳ nên tìm hiểu kỹ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc là gì để “tránh tính toán sai lầm chiến lược” dẫn đến xung đột gây ra đại hoạ.

Nhưng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc là gì nếu như đó không phải là muốn độc quyền thôn tính toàn bộ “Biển Đông”, xưng hùng xưng bá và đẩy Hoa Kỳ ra ngoài khu vực?

Một Trung Quốc phát triển hòa bình, thịnh vượng, tôn trọng nhân quyền, luật pháp quốc tế, hòa hiếu, hữu nghị, hợp tác với láng giềng và cộng đồng quốc tế vì lợi ích chung chắc chắn là một Trung Quốc không phải như những gì chúng ta đang biết hôm nay.

Xung đột quân sự Trung-Việt
Với những gì đã và đang xảy ra, nhất là với tuyên bố hôm 25/9 vừa qua của ông Tập, không ai còn nghi ngờ gì nữa về dã tâm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Và Việt Nam nằm hoàn toàn trong tầm ngắm ngắn hạn của Trung Quốc trên Biển Đông với một lý do rất đơn giản là không ai hiện giờ có trách nhiệm pháp lý đến cứu Việt Nam mặc dù Việt Nam đang có trên cả chục đối tác chiến lược trên toàn cầu.

Tuy viễn ảnh một “đại chiến” trong khu vực chỉ là giả thuyết nhưng một cuộc đụng độ quân sự có giới hạn trên biển và/hoặc cả trên bộ là điều hoàn toàn khả thi.

Hôm 22/9, nhà nghiên cứu cao cấp Joshua Kurlantzick đã có một bản báo cáo dài đăng trên Tạp chí ngoại giao uy tín hàng đầu của Mỹ “Council on Foreign Relations” nhận định về khả năng một cuộc đụng độ quân sự Trung-Việt.
Bài viết tựa đề “A China-Vietnam Military Clash” cảnh báo các nguy cơ của một cuộc đối đầu quân sự nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Việt Nam đang ngày càng dâng cao.

Tác giả còn khẳng định sự rạn nứt đáng kể trong quan hệ Trung-Việt từ vài năm qua sẽ làm tăng khả năng xung đột quân sự giữa hai nước trong vòng 12 đến 18 tháng sắp tới; và tác giả thúc giục Hoa Kỳ cần tìm cách xoa dịu căng thẳng, giúp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong khu vực, sẽ ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyền lợi của Hoa Kỳ.

Tác giả còn hé lộ một số thông tin quan trọng (BBC chưa kiểm chứng độc lập), thí dụ như Hải quân Việt Nam và Trung Quốc đã từng chạm súng hai lần trong năm 2014 và 2015, hoặc tình hình an ninh biên giới Việt-Trung trên bộ rất căng thẳng, hai bên dường như đã chuẩn bị sẵn sàng trong mấy tháng qua cho một cuộc đọ súng.

Quan hệ Việt Trung cũng rất căng thẳng từ sau vụ giàn khoan khổng lồ HD-981 của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm thềm lục địa Việt Nam vào mùa hè năm 2014, và nhất là sau chuyến công du Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng 7 vừa qua, một động thái được cho là có sự “chuyển trục chiến lược” sang Hoa Kỳ của ĐCSVN.

Trường Sa và kế hoạch tấn công Việt Nam
Với vị trí chiến lược đặc biệt của Quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, cộng với việc Việt Nam là nước duy nhất có nhiều đảo nhất và chiếm nhiều đảo lớn trong quần thể này, việc Trung Quốc cần loại Việt Nam càng sớm càng tốt ra khỏi khu vực là điều hết sức cần thiết không những cho hiện tại mà cho cả tương lai.

Ngoài những lợi ích về kinh tế biển và năng lượng, nơi đây còn có giá trị chính trị và ngoại giao để kiểm soát toàn bộ khu vực Đông Nam Á, và với giá trị quân sự, sẽ là trạm trung chuyển tiền phương cho toàn bộ khu vực nối liền với đảo Hải Nam và Trung Hoa lục địa.
Hơn thế nữa về trung hạn, với khả năng Trung-Thái hợp tác khai thông kênh đào Kra, thì Trung Quốc sẽ không còn sợ bị Mỹ và đồng minh phong tỏa ở eo biển Malacca, trục lộ yết hầu nối liền “Biển Đông” với Ấn Độ Dương, và cũng là huyết lộ của Trung Quốc ra thế giới.

Kiểm soát Trường Sa sẽ đảm bảo thế thượng phong chiến lược của Trung Quốc trong khu vực.

Khả năng xung đột Việt-Trung xảy ra rất cao còn vì một lý do quan trọng nữa. Đó là thái độ của chính quyền Obama, đặc biệt trong năm bầu cử 2016 nhiệm kỳ cuối của ông Obama.

Năm 2016 là năm bầu cử Tổng thống và Quốc hội Mỹ mà lại là năm mà ông Obama vừa bị Quốc hội Mỹ trói tay, trói chân vì ngân sách, vừa là năm cuối của nhiệm kỳ II trước khi về hưu.

Cho nên ông Obama sẽ không thể làm gì được nhiều ngoài những lời tuyên bố hùng hồn nhưng vô thưởng vô phạt. Ông không khác chi con “vịt què” như người Mỹ vẫn thường nói.

Nếu có, Trung Quốc sẽ chọn thời điểm mùa hè 2016 để khởi chiến, vì ngoài điều kiện thời tiết tự nhiên thuận lợi cho hành quân trên bộ, trên không lẫn trên biển, Trung Quốc còn có yếu tố “thiên thời và nhân hòa của Mỹ”.

Vào thời điểm này là lúc cao trào của mùa bầu cử bên Mỹ, các ứng cử viên Mỹ tha hồ phát biểu nhưng sẽ không có ai ra được quyết định gì.

Vậy trước nguy cơ sắp mất Trường Sa, người Việt chúng ta trong và ngoài nước sẽ phải làm gì? Ông Tập Cận Bình đã nói: “Nam Hải từ thời cổ đại là lãnh thổ của Trung Hoa”. Còn chúng ta sẽ nói gì với cộng đồng thế giới, với tiền nhân, hậu thế của chúng ta, và với cả kẻ thù?
Theo BBC
Luật sư Vũ Đức Khanh gửi cho BBC từ Ottawa, Canada
xuong  
#2 Đã gửi : 29/09/2015 lúc 08:00:42(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trung Quốc chựng lại, Mỹ cũng thụt lùi
UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) và đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng, Washington ngày 25/09/2015.
Reuters

Quan hệ Mỹ - Trung vẫn thu hút sự quan tâm của báo giới Pháp. Nhật báo Le Figaro trong mục Ý kiến độc giả, có bài nhận định về đường hướng ngoại giao của hai cường quốc hiện nay. Ông Nicolas Baverez, trong bài viết đề tựa « Trung Quốc trì trệ, Hoa Kỳ thoái lui » cho rằng chuyến công du Hoa Kỳ đầu tiên của ông Tập Cận Bình đang làm sáng tỏ sự đối đầu giữa hai cường quốc thế giới. Những cường quốc quyết định vận mệnh thế giới trong suốt thế kỷ XXI.
Nhưng dưới sự đối đầu trực tiếp này lại cho thấy một sự bất cân xứng. Trung Quốc tuy trì trệ nhưng vẫn tiếp tục đi lên thành cường quốc. Trong khi đó, Hoa Kỳ đang dần hồi phục nhưng lại thụt lùi. Vì sao lại có sự nghịch lý như vậy ? Tác giả có những giải thích như sau.

Kiểm soát Biển Đông là một trong ba ưu tiên của Trung Quốc
Trung Quốc, 30 năm thời vàng son đã qua, giờ đang bước vào một thời kỳ đầy biến động. Thách thức lớn hiện nay là làm thế nào thoát được cái bẫy của những quốc gia có thu nhập ở mức trung bình. Nghĩa là phải chuyển từ một mô hình tăng trưởng theo số lượng nhờ vào xuất khẩu qua mô hình tăng trưởng chất lượng dựa vào nhu cầu nội địa, từ một nền kinh tế nặng về quản lý hành chính sang nền kinh tế thị trường.

Nhưng đồng thời cũng phải tránh được một sự hạ cánh « đau đớn » được hiểu là gây ra bất ổn mạnh về xã hội và chính trị. Để có thể làm được điều đó, ông Tập Cận Bình ấn định 3 ưu tiên. Thứ nhất, tăng tốc cải cách kinh tế với việc huy động nguồn dự trữ ngoại tệ 3.560 tỷ đô-la để kìm hãm bong bóng địa ốc và tài chính ; tái cơ cấu khoảng 200.000 doanh nghiệp Nhà nước và quốc tế hóa nhân dân tệ.

Thứ hai, thâu tóm quyền lãnh đạo Đảng bằng cuộc chiến chống tham nhũng và trấn áp mọi hình thức đối kháng chính trị. Và thứ ba, thống trị vùng Châu Á – Thái Bình Dương thông qua việc kiểm soát Biển Đông, các thỏa thuận thương mại và cơ cấu tài chính xung quanh những con đường tơ lụa mới và thông qua quỹ đầu tư hạ tầng Châu Á.

Bắc Kinh công khai phản đối Washington trên ba lãnh vực
Kể từ giờ, Trung Quốc trực tiếp phản đối vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong ba lãnh vực quan trọng. Một là tính hiệu quả tốt nhất của cơ chế ra quyết định – dân chủ hay độc đảng – để quản lý chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa và những chấn động do chính hệ thống tư bản này gây ra.

Lĩnh vực thứ hai là nghiên cứu và công nghệ với việc bành trướng ra quốc tế của các tập đoàn Trung Quốc, không chỉ tại Châu Á, Châu Phi mà cả tại các nước phương Tây, đi đôi với thực hiện các vụ tấn công tin tặc và gián điệp điện tử một cách có hệ thống.

Lĩnh vực cuối cùng là vai trò lãnh đạo Châu Á – Thái Bình Dương, trung tâm của nền kinh tế thế giới, với việc xây dựng hơn 800 ha đảo nhân tạo và 3 căn cứ quân sự quan trọng trên Biển Đông từ đầu năm nay. Sự việc đang gây lo ngại cho nhiều nước Châu Á trong khu vực là Biển Đông sẽ trở thành một vùng biển của Trung Quốc.

Hai điểm yếu của Hoa Kỳ
Đối mặt trước sự hung hăng của Trung Quốc, đương nhiên Hoa Kỳ phải ở thế phòng thủ. Kinh tế có dấu hiệu hồi phục vững chắc, với mức tăng trưởng là 2,7%/năm. Nhưng sự tái tạo mô hình kinh tế Mỹ lại đang lộ rõ hai yếu điểm.

Đầu tiên, đấy là một nền kinh tế bong bóng, được chứng minh rõ qua việc Ngân hàng dự trữ Liên bang Fed mất khả năng nâng mức lãi suất. Tiếp đến, kinh tế Mỹ lại quá lệ thuộc vào Trung Quốc với tư cách là cơ sở sản xuất và thị trường tiêu thụ, như những gì mà ông Tập Cập Bình đã không quên nhắc lại tại buổi hội thảo ở Silicon Valley.

Trên bình diện chiến lược, cái gọi là chính sách xoay trục sang Châu Á được xem như là một sự rút lui hỗn loạn, do thiếu phương tiện và khả năng triển khai các chiến dịch, để cho Trung Quốc tại Thái Bình Dương, Nga tại Châu Âu và Iran tại Trung Đông, rộng đường hành động, đồng thời gây bất ổn cho các liên minh đóng vai trò giữ ổn định cho Châu Âu và thế giới Ả Rập.

Một Hoa Kỳ bất lực và lỗi thời ?
Như vậy, sức mạnh chiến lược của Hoa Kỳ đang bị vô hiệu hóa. Sức mạnh đó bị tan rã trong một thế giới đa cực, không giúp thắng được một cuộc chiến nào, không duy trì được một nền hòa bình, cũng không tìm được các động lực thúc đẩy, tiếp nối trong các liên minh.

Hoa Kỳ thực hiện quyền lực mềm qua công nghệ, luật pháp và tình báo. Thế nhưng, quyền lực này được thực hiện bất chấp quyền lợi của các đồng minh, không tỏ ra có tác dụng trong quan hệ với các đế chế mới – Trung Quốc, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ - cũng như không giúp đối phó được với cuộc chiến tôn giáo toàn cầu của quân thánh chiến tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Sự thụt lùi của quyền lực mềm của Hoa Kỳ, thậm chí, còn thể hiện trong chính sách tiền tệ của Fed cực kỳ dễ dãi, có lợi cho Trung Quốc bằng cách tạo thuận lợi cho việc nới lỏng hối đoái và thanh toán ở bên ngoài. Thế nhưng, chính sách tiền tệ này lại đi ngược lại chiến lược chống thoái lạm mà Châu Âu và Nhật Bản đang theo đuổi. Do đó, cho đến giờ, Trung Quốc của Tập Cận Bình có được một sự bảo đảm là không bị trừng phạt, đáp trả. Như vậy, cuộc đọ sức giữa hai người khổng lồ sẽ hình thành trong thế kỷ 21 này.

Khí hậu: sợi dây chung cho quan hệ Mỹ - Trung
Nhật báo Kinh tế Les Echos loan báo : « Khí hậu : Một lời hứa hẹn mới của Bắc Kinh và Washington » như hàng tít nhỏ trên trang nhất. Trong cuộc họp báo chung hôm thứ Sáu 26/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một cam kết đầy tham vọng thành lập một thị trường khí carbon, nhằm giảm thiểu từ 60-65% khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại Trung Quốc từ đây cho đến năm 2030 (so với giai đoạn 2005). Như vậy, với tuyên bố chung trên, « Về lĩnh vực khí hậu : Trung Quốc và Hoa Kỳ đang gia tăng tốc độ ».

Nhưng nhật báo Công giáo La Croix thì lại thấy rằng « Trung Quốc đang muốn tự cho mình vai trò lãnh đạo chống biến đổi khí hậu ». Tờ báo giải thích ba điểm : Nội dung đề xuất của Trung Quốc về khí hậu là gì ? Trung Quốc có đề xuất này trong bối cảnh nào ? Và phải chăng Trung Quốc đang muốn tự cho mình vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu ?
Theo RFI
phai  
#3 Đã gửi : 29/09/2015 lúc 05:38:54(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mỹ chuyển tàu ngầm thiện chiến qua Thái Bình Dương, theo dõi Trung Cộng ở Biển Đông
UserPostedImage
Một chiếc tàu lặn mới của Trung Cộng


Trong một bài viết mới đây, một ký giả của nhật báo Los Angeles Times đã được Hải Quân Mỹ cho lên một chiếc tàu ngầm tối tân nhất. Sau đây là phần tóm lược của bài tường trình của ký giả về hoạt động của chiếc tàu ngầm ấy, và tại sao Mỹ đang đưa nhiều tiềm thủy đĩnh đến Thái Bình Dương, kể cả Biển Đông của Việt Nam.

Chiếc tiềm thủy đĩnh hạt nhân tối tân nhất của Mỹ đã rẽ nước ở ngoài khơi Hawaii trong tháng Tám vừa qua. Khi chiếc tàu lặn ở độ sâu 400 bộ dưới mặt biển, một chuyên viên điều khiển máy sonar (thiết bị sóng âm thanh phản xạ) đột nhiên phát hiện một tiếng ồn đáng ngại nơi hai ống nghe úp vào tai.
Đó là một tiếng đập yếu ớt... thùm thụp..., âm thanh đặc trưng của một chân vịt bảy cánh đang xoay trên một chiếc tàu ngầm tấn công của Trung Quốc, mà Ngũ Giác Đài và các đồng minh của cơ quan này gọi là Shang.

Trong mấy giây, chiếc tiềm thủy đĩnh Mississippi, dài 377 bộ, nghiêng qua bên phải và tăng tốc độ của hệ thống động cơ đẩy của tàu, chạy bằng năng lượng hạt nhân, để thực hiện một trong những thao tác khó khăn nhất của hải quân: lẻn ra phía sau chiếc tàu ngầm kia và theo sát chiếc tàu ấy mà không bị phát giác.

Chiếc Mississippi của hải quân Mỹ, thuộc hạng Virginia tấn công thần tốc, là chiếc mới nhất và tối tân nhất về mặt kỹ thuật. Hệ thống đẩy của chiếc tàu chạy rất êm bằng năng lượng hạt nhân, và thiết bị sonar nhạy cảm trong tàu, đều được thiết kế để truy dò theo dõi các tàu ngầm và tàu chiến khác. Hải quân đã có 12 chiếc tàu ngầm và dự định có thêm ít nhất 30 chiếc nữa.

May mắn thay, tàu Mississippi đang đuổi theo một bóng ma, xuất phát từ tín hiệu giả được dùng để tập dượt, chứ không phải thực sự rượt theo một chiếc tàu ngầm của Trung Cộng. Một đoạn thu âm bằng kỹ thuật số, ghi lại âm thanh đặc trưng phát ra từ tàu ngầm Shang, đã được chuyển qua hệ thống sonar của tiềm thủy đĩnh Mỹ, để giúp thực hiện một buổi thực tập huấn luyện.

Nhưng cuộc tập trận này xem có vẻ cũng rất khẩn cấp: lộ trình và tốc độ của chiếc tàu Shang giả này được tự động đưa vào trong các máy điện toán nhắm mục tiêu của tàu Mississippi. Đây là bước đầu tiên để phóng đi một trong số 27 trái ngư lôi của tàu. Đây cũng là một việc mà chưa có một chiếc tàu ngầm nào của Mỹ từng làm trước một đối thủ, kể từ thời Đệ Nhị Thế Chiến.

Đây là kết quả mà ít ai được thấy của một chính sách sau khi chính phủ Obama quyết định gởi những chiếc tàu thủy và máy bay chiến đấu mới nhất của Mỹ sang Á Châu, trong bốn năm qua. Chính sách này là một cuộc tái lập thế cân bằng chiến lược, một phần là nhằm trấn an các nước đồng minh Á Châu của Hoa Kỳ, trong lúc các nước này đang lo lắng về thế lực đang gia tăng của Trung Quốc.

Chính phủ Mỹ đã gia tăng những cuộc chạy đua mèo vờn chuột, giữa hai lực lượng hải quân lớn nhất ở Thái Bình Dương, đặc biệt là các hạm đội tiềm thủy đĩnh được tăng thêm của họ. Hai bên theo dõi nhau, và tập luyện để chiến đấu với cùng một cường độ mà các tàu ngầm Mỹ trước đây từng chuẩn bị sẵn sàng để đánh Nga Sô.

Khi Tổng Thống Obama gặp Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ Sáu, họ đã thảo luận về tình trạng đối đầu quân sự đang gia tăng, đặc biệt ở Biển Đông. Vùng biển này là nơi mà Bắc Kinh đang bồi đắp các rạn san hô gây tranh cãi. Việc này đã tạo ra tình hình căng thẳng trong khu vực, và gây ra va chạm trực tiếp giữa các lực lượng Mỹ và Trung Quốc.

Tàu Mississippi rời Trân Châu Cảng trong tháng Tám, để tham gia một cuộc tập trận. Chiếc tiềm thủy đĩnh này đã được chuyển đến Trân Châu Cảng từ Groton, tiểu bang Connecticut, trong tháng 11. Trong số 71 tàu ngầm của hải quân Hoa Kỳ, hiện nay có 43 chiếc ở Thái Bình Dương.

Cuộc tập trận này là nhằm giúp cho tàu Mississippi, một trong 12 chiếc tàu ngầm tấn công nhanh thuộc hạng Virginia, chuẩn bị cho sứ mệnh hoạt động đầu tiên của tàu vào đầu năm tới. Đây là một chuyến tuần tra kéo dài sáu tháng ở miền tây Thái Bình Dương. Chuyến này có thể sẽ bao gồm việc theo dõi những chiếc tàu ngầm và tàu chiến nổi có thực của Trung Quốc.

Nếu chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đột nhiên dường như có thể xảy ra, Ngũ Giác Đài sẽ cho tàu Mississippi hoặc những chiếc tàu ngầm chị em của nó chạy tới Trung Quốc đại lục.

Những chiếc tàu này có thể phóng các hỏa tiễn hành trình vào những giàn hỏa tiễn chống tàu thủy ở dọc bờ biển, và tìm cách phóng ngư lôi vào các chiến hạm Trung Quốc, trước khi những chiếc chiến hạm này có thể tấn công các nhóm chiến đấu của hàng không mẫu hạm Mỹ.
Các hệ thống chống tàu ngầm của Trung Quốc đã được cải thiện.

Việc này là một phần của một nỗ lực hiện đại hóa quân sự. Hạm đội tiềm thủy đĩnh đang tăng lên của Trung Quốc “đặt ra một mối đe dọa đáng kể và càng ngày càng gia tăng.” Một cuộc nghiên cứu mới về khả năng quân sự của Mỹ và Trung Quốc cho biết như vậy. Cuộc nghiên cứu này được thực hiện bởi Rand Corp, một viện nghiên cứu có trụ sở ở Santa Monica .

Nhưng các tàu ngầm Mỹ “có lẽ sẽ làm cuộc trừng phạt khủng khiếp,” nếu Trung Quốc tìm cách xâm chiếm Đài Loan, một hòn đảo nhỏ và là một đồng minh của Mỹ, hoặc mở một chiến dịch hàng hải lớn khác. Bản nghiên cứu dày 389 trang kết luận như vậy.

Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.139 giây.