logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 04/10/2015 lúc 11:21:31(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lâu nay ở Mỹ người ta vẫn nghe nhắc tới Thế hệ Y hay còn gọi là lớp người “millennials” – tức những người sinh vào khoảng thời gian cuối thiên niên kỷ trước, từ 1980 đến 1995. Thế hệ này nay đã có những người bước vào tuổi 30, là tuổi trưởng thành, và trong đó có nhiều người thành công vượt bực. Nhắc đến lớp người “millennials” người ta nghĩ ngay tới những khuôn mặt nổi bật như Mark Zuckerberg, chủ nhân của Facebook, người đã kiếm được bạc tỉ đầu tiên khi mới 23 tuổi. Rồi cô ca sĩ quậy Miley Cyrus, chẳng bao giờ từ chối cơ hội xuất hiện trước ống kính, và mỗi khi trình diễn trên sân khấu, trên thân thể cô chỉ được che đậy một số lượng vải hết sức tượng trưng làm khơi dậy óc tò mò của các bậc nam nhi ở đủ mọi lứa tuổi.

Có thể nói, lớp thế hệ này đã được định hình, vị trí của họ trong xã hội như là một lớp người làm việc và tiêu thụ đã được an bài, thế nên họ không còn được các công ty sản xuất cũng như các công ty quảng cáo o bế và tìm cách gây ảnh hưởng như mấy năm trước đây nữa. Vậy, ai sẽ là lớp người thay thế họ? Xin thưa, tre già thì măng mọc, đó là lớp những cô cậu mới lớn và đang lớn, cũng được biết tới với tên gọi Thế hệ Z.

Nếu lấy năm 1996 làm dấu mốc khởi đi cho đến nay, những người lớn tuổi nhất cũng chỉ mới 19, nhưng phần đông là những cô cậu ở tuổi 14, 15, là lứa tuổi bắt đầu biết tiêu xài. Mặc dù nhiều người trong số họ chưa làm ra tiền, nhưng biết vòi vĩnh cha mẹ để hò hẹn với bạn bè tại những khu shopping vào dịp cuối tuần. Lớp người ở tuổi này được cho là đang bắt đầu tập tành một vài thói quen mà sau này khi thành người lớn có thể ảnh hưởng tới những thói quen mua sắm của họ. Do đó, rất nhiều công ty, từ Netflix là công ty dịch vụ coi phim trên mạng, đến cửa hàng bán lẻ Target, đến những công ty giày dép như Converse hay Nike hiện đang rất o bế lớp người này, đang cố gắng tạo những hình ảnh đẹp đẽ và thân thiện để mong có được một mối quan hệ lâu dài.

Thế nên, lớp người trong độ tuổi từ 20 đến 35 thuộc thế hệ “millennials”, mới chỉ mấy năm trước thôi còn đang được o bế kỹ, thì nay đang bị các công ty “bỏ rơi” để quay sang chú ý tới lớp người trẻ mới đang hình thành và tìm hiểu xem lớp Thế hệ Z này đang nghĩ gì trong đầu.

Theo thống kê, dân số của Thế hệ Z ở Mỹ là vào khoảng 82 triệu, tương đương với dân số của Thế hệ Y (millennials) là khoảng 83 triệu, trong khi thế hệ Baby Boomers (sanh từ sau Thế chiến II đến giữa thập niên 1960), trước đây được cho là nhóm người đông đảo nhất, thì chỉ độ khoảng 76 triệu.

Theo văn phòng nghiên cứu về quảng cáo Sparks and Honey ở New York cho hay, sức mua sắm của lớp người thuộc Thế hệ Z hiện nay đạt $44 tỉ và con số này sẽ còn tăng nhiều hơn nữa trong tương lai, bởi vì hầu hết trong số này vẫn còn ở tuổi đi học chứ chưa thật sự đi làm. Họ càng ngày càng tỏ ra hấp dẫn hơn ở khía cạnh kinh tế, và cũng chính vì vậy, họ là những thử thách mới đối với giới nghiên cứu thị trường. Không giống như lớp thế hệ “millennials” – mà những người lớn tuổi nhất trong nhóm này sinh vào thập niên 1980 (chưa có internet) – thì toàn thể dân số của Thế hệ Z không biết gì khác ngoài một thế giới được nối kết nhau bởi internet.

Ngay từ những năm đầu tiên trong đời, lớp người trẻ này đã làm quen với các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, các hình thức thương mại điện tử, và các dịch vụ qua internet – sử dụng kỹ thuật để nhận và theo dõi tin tức, mua sắm, giữ liên lạc và giao thiệp với người khác.

Nhưng cùng lúc, họ là lớp người khá bảo thủ trong việc tiêu xài vì không được cha mẹ chu cấp tài chánh như thế hệ trước đó, và họ cảnh giác nhiều hơn về tương lai sau khi đã phải chứng kiến chính cha mẹ mình hoặc cha mẹ của bạn bè bị mất việc trong thời kỳ kinh tế suy trầm.

Chúng ta cũng biết Thế hệ Y (millennials) ở Mỹ lớn lên trong thời kỳ kinh tế bùng phát và tương đối hòa bình của thập niên 1990. Lớp người này chỉ phải chứng kiến cái thế giới rực rỡ của họ bị tan vỡ bởi vụ tấn công 11/9 và hai lần kinh tế suy trầm vào năm 2000 và 2008.

Thế hệ Z thì ngược lại, ngay từ lúc đầu vừa mở mắt chào đời, tiếp theo hậu quả của những biến cố kinh hoàng đó là một thời kỳ với chiến tranh khủng bố và kinh tế suy trầm kéo dài trong nhiều năm, cho đến nay vẫn còn ảnh hưởng.

Thế hệ Z không chỉ là lớp người mới gây sự chú ý của giới nghiên cứu thị trường, mà còn là lớp người để các nhà quan sát và nghiên cứu xã hội cũng như các nhà dự báo tương lai cần tìm hiểu.

Khi nghĩ tới Thế hệ Z, điều đầu tiên người ta nghĩ ngay tới là kỹ thuật. Mặc dù lớp người “millennials” cũng quá quen với kỹ thuật; thời gian họ lớn lên đã được chứng kiến sự ra đời của iPods và MySpace, một kiểu trang mạng xã hội thời phôi thai. Nhưng Thế hệ Z mới là thế hệ đầu tiên lớn lên trong thời đại của điện thoại thông minh. Nhiều người trong số họ nay không còn nhớ hay biết đến thời kỳ trước khi các trang mạng xã hội xuất hiện. Thế hệ Z mới thật sự là lớp người được sinh ra trong thời đại kỹ thuật số. Họ có thể thảo một tờ đơn, sửa lại rồi gửi đi, đưa một tấm ảnh lên trang mạng Instagram cho bạn bè xem, nói chuyện với một người ở đầu dây bên kia – tất cả được thực hiện từ chiếc điện thoại thông minh mà ai cũng có thể sử dụng được.

Nhưng có lẽ sự khác biệt giữa hai thế hệ này còn sâu xa hơn ở nhiều khía cạnh khác.

Từ khoảng năm 2000 đến 2010, theo Cục điều tra Dân số, dân số gốc châu Mỹ Latinh ở Mỹ tăng với tỷ lệ gấp bốn lần so với dân số toàn nước Mỹ. Số người Mỹ tự nhận là có pha hai giòng máu trắng và đen tăng 134%, trong khi số người Mỹ pha hai giòng máu trắng và Á châu tăng 87%.

Những thay đổi lớn lao về sắc tộc cũng phản ánh phần nào về sự thay đổi ở mức độ văn hóa nói chung. Thái độ của người ta đối với những vấn đề xã hội cũng đã thay đổi, trong một vài trường hợp còn là sự thay đổi lớn lao, trong khoảng một hai thập niên vừa qua.

Ví dụ như chuyện hôn nhân đồng tính, từng là một vấn đề chính trị gây nhiều tranh cãi thì nay đã là một quyền minh định của hiến pháp được công nhận bởi Tối cao Pháp viện. Đối với một người trẻ hiện nay, một vị tổng thống da đen đầu tiên của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ không còn là một sự kiện mang tính lịch sử mà chỉ là một thực tế ở đời.

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý, cha mẹ luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách và ảnh hưởng đến nếp suy nghĩ của con cái. Vậy thì Thế hệ Y (millennials) – mặc dù vẫn bị gán cho một cách thiếu công bằng, là nhóm người ngỗ nghịch và thích được người khác chú ý đến mình – mà phần đông là con cái của những người thuộc thế hệ baby boomers, là thế hệ, theo nhiều người nhận định, cần cù và thành công nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cứ lấy những nhân vật như Steve Jobs hay Bill Gates làm ví dụ điển hình thì chúng ta phải đồng ý với nhận định đó. Thế hệ cha mẹ họ như thế nên những người thuộc Thế hệ Y sống khá phóng khoáng và có tinh thần cộng đồng.

Ngược lại, Thế hệ Z lại là sản phẩm của Thế hệ X (sinh trong khoảng thời gian 1965-80), là thế hệ có dân số tương đối nhỏ và tỏ ra mệt mỏi vì lớn lên trong thời kỳ theo sau những vụ tai tiếng như Watergate, hay trong nỗi sợ hãi của hậu chiến tranh Việt Nam, khi những chân trời không còn mở rộng mà dường như bị thu hẹp lại. Vì vậy nên nhóm người này đã cố gắng ra sức bảo vệ con cái của họ, cho chúng một cuộc sống tuổi thơ an toàn và bảo đảm mà họ không được hưởng. Mặt khác, cũng giống như cha mẹ của họ là Thế hệ X, phần đông thành viên của Thế hệ Z lớn lên trong những năm khó khăn về kinh tế nên phần nào làm họ cũng bị ám ảnh về một cuộc sống thiếu an toàn như cha mẹ họ.

Theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch (CDC) về hành vi mang tính rủi ro của người trẻ, tỉ lệ các học sinh trung học từng uống ít nhất một ly có chất cồn trong đời đã sụt giảm chỉ còn khoảng 66% vào năm 2013, so với năm 1991 là 82%. Số người trẻ tự nhận là không bao giờ hoặc hiếm khi chịu đeo dây an toàn khi ngồi trong xe cũng giảm xuống chỉ còn 8%, so với 26% năm 1991.

Nhìn chung, đây là lớp thế hệ sống khép kín, cảnh giác và không thích phiêu lưu mạo hiểm. Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, Thế hệ Z có phần ít giống Thế hệ Y (millennials) mà giống thế hệ ông bà của họ hơn – tức nhóm người sinh vào cuối thập niên 1920 đến đầu thập niên 1940, là thành viên của thế hệ được hình thành bởi chiến tranh và một nền kinh tế suy thoái, và vì vậy họ là nhóm người chịu đựng và chấp nhận thực tại, không hề muốn đạp đổ hay thay đổi cả một hệ thống có sẵn. Nhưng cũng đừng quên đây là thế hệ từng sản sinh được những nhân vật kiệt xuất như nhà tranh đấu nhân quyền Martin Luther King Jr., ca sĩ Elvis Presley, họa sĩ Andy Warhol.

Để nhận diện lớp người mới này cũng không khó lắm. Họ là những người còn trẻ tuổi, hầu hết còn học trung học hoặc thấp hơn, thích mặc quần jeans, mang giày thể thao, con trai tóc tai hơi bù xù, con gái tóc chải gọn gàng. Nghĩa là, ít ra ở bề ngoài, họ cũng giống như bất kỳ người trẻ nào của những thế hệ đi trước. Nhưng nếu lấy thế hệ ông bà của họ để đoán tương lai, có lẽ đây sẽ là thế hệ của lớp người chí thú, chăm chỉ làm việc và biết dành dụm.

Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.