logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 06/10/2015 lúc 06:11:20(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Cái chính tức là nhà trường hiện nay truyền sang học trò tinh thần thi nhau cạnh tranh để giành mọi loại danh hiệu.” (Vương Trí Nhàn)
Bốn mươi năm trước, khi luận về chuyện “Chúng Ta Qua Tiếng Nói,” nhà văn Võ Phiến đã có lời bàn:

“Chúng ta chỉ lấy làm quan trọng những ghi nhận của giác quan bằng những hình dạng màu sắc, v.v. Mũi thì gọi là cái mũi, nhưng mắt lại là con mắt; trâu thì lúc nào cũng là con trâu, nhưng kiến thì có thể là cái kiến. Một bên linh động, một bên không linh động; một bên là giọng bình thường, một bên bị khinh thị: những ghi nhận như thế chúng ta không bỏ qua...

“Chúng ta nói tiếng nói của giác quan, mà cũng là tiếng nói của tình cảm nữa.
“Lão thợ rèn, gã thợ rèn, ông thợ rèn, bác thợ rèn..., tất cả đều là người thợ rèn. Nhưng mỗi người đặt trong một quan hệ tình cảm khác nhau đối với kẻ nói ... Chúng ta không nói một cách khách quan. Chúng ta nói đến một người nào là đồng thời nói luôn cả cái tình cảm của mình đối với người ấy.

“Thái độ ấy không khỏi làm ngỡ ngàng người ngoại cuộc. Hãy tưởng tượng cái tình cảnh khốn đốn của một người Pháp, người Anh học tiếng Việt, mỗi lần ậm è cân nhắc giữa những gã, lão, ông, bác, v.v. để chọn lựa một tiếng thích hợp. Hễ động nói đến ai cũng phải khai trình minh bạch liên hệ tình cảm, sao mà khổ sở quá vậy?
...
“Đã từ hai nghìn năm nay, chúng ta được biết một đức Khổng Tử. Hồi đầu năm 1974 này, có 48 chiến sĩ Việt Nam bị quân đội Trung Cộng bắt từ quần đảo Hoàng Sa đem về Quảng Châu giam giữ. Tại đây, lần đầu tiên họ nghe nói đến một “tên” Lâm Bưu với một “thằng” Khổng Tử! Họ sững sờ.”

Bốn mươi năm sau, sau những giây phút “sững sờ” thì bối rối là tâm cảm chung của người dân miền Nam - nơi mà người ta quen gọi nhau là ông đạp xích lô hay bà lão ăn mày – khi nghe nói đến đủ thứ “tên” hay “thằng” như thằng Ken-nơ-đi, thằng Gion-xơn, thằng Ních-xơn, thằng Diệm, thằng Thiệu, thằng Kỳ... Ai vẫn cứ gọi theo thói quen là ông Kennedy, ông Johnson, ông Nixon, ông Diệm, ông Thiệu, ông Kỳ... (dám) sẽ bị lôi thôi ngay, và (không chừng) còn bị qui chụp là đã “chao đảo” về “lập trường chính trị!”
Cùng lúc, dân chúng ở vùng đất vừa được “giải phóng” lại được biết thêm một số người cầm lái vĩ đại (những vị lãnh tụ kính yêu của toàn thể nhân dân vô sản trên toàn thế giới) qua hình ảnh tràn ngập khắp nơi, cùng với cách gọi hết sức thân thương – nghe cứ y như thể là bà con ruột thịt trong nhà vậy: bác Hồ, bác Mao, bác Kim, bác Lê-nin, bác Xít-ta-lin, bác Phi-đen Cát-xtơ-rô ...

Các bác không chỉ được nhắc nhở qua những bản tin, hay cuốn phim thời sự mà còn qua thơ văn nữa: “Bác Mao chẳng ở đâu xa/ Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”

Nói chung, quí bác đều được xưng tụng như thần thánh hay những giáo chủ. Còn tín đồ cũng không phải loại quần chúng vớ vẩn, bình thường mà toàn thuộc thành phần chọn lọc.

Họ đều thuộc “diện” nông dân giác ngộ, công nhân tiên tiến, chiến sĩ thi đua, tư sản tiến bộ, trí thức yêu nước, nghệ sĩ nhân dân, nhà giáo ưu tú... Họ cũng đều xuất thân từ những gia đình có công với cách mạng, gia đình thuộc diện chính sách, gia đình văn hóa... Và tất cả đều đang phục vụ trong những ban ngành, hay đơn vị xuất xuất sắc, luôn luôn sản xuất đạt tiêu chuẩn và vượt chỉ tiêu.

Trong một thời gian dài, những danh hiệu vừa nêu được mặc nhiên coi như là phần thưởng tinh thần để bù đắp (ít nhiều) vào đồng lương khiêm tốn, cùng với những thiếu thốn thương trực trong cuộc sống hàng ngày – khi mà “khó khăn là hoàn cảnh chung của cả nước” nên cũng không có chi để so bì, và cũng chả có ai để mà so sánh.

Cho đến lúc cuộc chiến tàn, bên thắng cuộc mới nhìn thấy được tận mắt thấy cảnh “phồn vinh giả tạo” của phe bại trận, và được nhấm nháp chút hương vị thực sự của cuộc đời – thay vì chỉ là danh hiệu, hay khẩu hiệu – qua những sản phẩm tiêu thụ hàng ngày ở bên kia chiến tuyến.

Từ đây, mới bắt đầu có hiện tượng “Samit nói ít hiểu nhiều. Ba Con Năm (555) vừa nằm vừa ký.” Qua đến thời kỳ đổi mới, rồi hội nhập với thế giới thì cả nước cùng lăn xả vào những bữa tiệc đời, chưa thấy bao giờ - trước đó.

Giới lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay (những vị mà chữ ký có thể mang về số tiền lại quả cỡ hàng triệu Mỹ Kim) ăn uống, chia chác ra sao là chuyện thuộc lãnh vực an ninh quốc gia và bí mật quốc phòng nên rất ít người được biết đến. Đụng tới họ là tù tội tức thì.

Còn cách “hưởng thụ” của quần chúng thì đã được “phản ảnh,” dù tận nước ngoài – nơi có treo những tẩm biển nhắc nhở, đại loại như: XIN VUI LÒNG ĂN BÂY NHIÊU LẤY BẤY NHIÊU tại Thái Lan.
UserPostedImage
Hay những tấm bảng CẢNH CÁO VỀ TỘI PHẠM TRỘM CẮP tại Nhật Bản:

UserPostedImage
Ngày 17 tháng 6 năm rồi, trên trang mạng Stomp (Singapore) xuất hiện một bản tin ngắn, cùng hình ảnh, về một phụ nữ Việt Nam bị bắt vì tội móc túi, và bị làm nhục giữa chợ – ở Mã Lai.

(singaporeseen.stomp)
Sự kiện này khiến cho nhiều bậc thức giả phải suy nghĩ và băn khoăn không ít. Blogger Nguyễn Hoàng Đức … kêu trời:

“Còn nghĩ gì ư? Một nỗi nhục đã hiển hiện ra như thế mà vẫn còn nghĩ quanh co để lẩn trốn nỗi xấu hổ ư? Là người Việt chắc chúng ta chẳng lạ gì con người và quê hương, vì đấy là máu thịt giống nòi của ta, nó thân quen như quả cà với bát tương… nhưng thử ôn một tí kẻo chúng ta quên: mới đây Nhật cảnh báo số vụ ăn trộm của người Việt chiếm 40% các vụ trộm cắp ở Nhật.

“Trời ơi, có một rúm người Việt trên đất Nhật mà ăn cắp bằng gần một nửa cả thế giới cộng lại… như vậy có phải người Việt ăn cắp thường trực không? Ăn cắp đã thế còn gian tham thì ở cỡ nào? Mới đây một cô gái Việt bị treo biển làm nhục giữa chợ trên đất Malaxia, sao cô ta lại không phải là người nước khác nhỉ?
“Các nước Bắc Âu đã từng đặt camera theo dõi các công nhân Việt Nam, thấy họ ăn cắp thường trực mọi lúc mọi nơi, và đã đặt một cái tên Không thể làm ăn với Việt Nam. Một người Nhật mới đây nói thẳng người Việt mãi mãi hèn khổ vì gian vặt, ăn cắp vặt, một mét dây cao cấp giá dăm triệu, bị người Việt cắt vụn ăn cắp bán có vài trăm, thế thì bao giờ mới giầu mạnh được?”

Nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng phải bầy tỏ đôi lời cảm thán:

“Người Việt đã trãi qua nhiều khốn khó, sự kiện một phụ nữ Việt ăn cắp bị bắt, làm nhục tại Kepong, Baru nhắc lại những điều chúng ta đã đổ vỡ, nhắc những điều chúng ta cần làm nhưng chưa thể...
“Giờ phút chúng ta nhìn lại, giữ lại cho dân tộc mình đã đến. Giờ phút đó gõ cửa từng nhà và nhắc rằng chúng ta là một dân tộc có 4000 năm văn hiến. Giờ phút buộc chúng ta nhớ lại rằng lịch sử cha ông không xấu xí như hôm nay, lịch sử của một dân tộc hiền hòa biết kính trên, nhường dưới, thương trẻ mến già. Cuộc sống có đúng sai, nhưng không có chỗ của cái ác mà chúng ta nhìn thấy ở đám đông người Hoa tại Malaysia.
“Việt Nam có thể một người ăn cắp nhưng Việt Nam không tiếc sức để tìm kiếm những người Malaysia, người Hoa không quen biết trên chiếc máy bay MH-370 bị mắc nạn trên đại dương. Trong những dòng tin nhắn mà tôi nhận được, ghi rằng thật xấu hổ cho người phụ nữ Việt Nam này, nhưng còn xấu hổ hơn nữa cho đất nước Malaysia.”


Chuyện còn “đáng xấu hổ hơn nữa” của “đất nước Malaysia” (nói thiệt) tôi không dám lạm bàn. Tôi cũng chưa bao giờ có được những ý nghĩ sâu sắc như những tác giả thượng dẫn.

Dòng chữ nhắc nhở (“ĂN KHÔNG HẾT SẼ BỊ PHẠT”) hay hình ảnh những phi công hoặc tiếp viên hàng khôngViệt Nam bị bắt giữ vì tình nghi có liên quan đến hàng hoá trộm cắp chỉ khiến tôi nhớ đến đoàn người rồng rắn trước mấy cửa hàng quốc doanh (để chờ mua mấy cân thịt hay vài mét vải) cùng những bức tường nhà treo tá lả đủ thứ bảng danh hiệu, giấy khen, giấy chứng nhận, giấy ghi công, bằng tuyên dương, bằng tưởng thưởng ... ở cái đất nước khốn khổ của mình.

Tại vì dân Việt đã sống thiếu thốn quá lâu, hay vì chúng ta đã bị ép mặc áo giấy và ăn bánh vẽ quá nhiều nên khó có thể “cầm lòng” khi được nhìn thấy thực phẩm hay hàng hoá bầy ê ề ra trước mắt?
Có lẽ tại cả hai!

Và tất cả đều là những chuyện đã rồi. Trong tương lai, người Việt (e) vẫn sẽ có kẻ bị bắt và bị làm nhục giữa chợ - ở xứ người - nếu nhà nước hiện hành vẫn cứ tiếp tục cho người dân ăn bánh vẽ (làm bằng danh hiệu) như đã chủ trương và thực hiện (vô cùng) bền bỉ từ gần hai phần ba thế kỷ qua!

Sổ Tay Thường Dân TƯỞNG NĂNG TIẾN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.075 giây.