logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 17/10/2015 lúc 07:25:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội (bìa phải) trao giải cho các tác giả hôm 10/10/2015.

Giải văn học năm 2015 của Hội nhà văn Hà Nội vừa được trao cho 6 bộ môn trong đó tiểu thuyết và thơ được trao cho hai tác giả Nguyễn Bình Phương và Phan Huyền Thư. Mặc Lâm có bài phỏng vấn nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cũng là chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội để có thêm chi tiết về hai giải thưởng văn học quan trọng này.

Tác phẩm “Mình và họ”
Mặc Lâm: Thưa nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Hội nhà văn Hà Nội vừa trao giải thưởng văn học cho nhiều thể loại trong đó hai giải thưởng cho văn xuôi là tiểu thyết “Mình và họ” của nhà văn Nguyễn Bình Phương và thơ cho thi phẩm “Sẹo độc lập” của nhà thơ Phan Huyền Thư. Là Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội trước tiên xin anh cho biết nhận xét về “Mình và họ” cũng như các chi tiết liên quan đến tác giả nhận giải năm nay, đã và vẫn giữ tiếng là nhà văn xuất sắc của Việt Nam hiện nay.

Phạm Xuân Nguyên: Theo như đánh giá của Hội nhà văn Hà Nội thì tác phẩm “Mình và họ” là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Bình Phương. Như anh vừa nói nhà văn Nguyễn Bình Phương có thể nói là một nhà văn có vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam đương đại. Anh không ồn ào trên các diễn đàn, anh không xuất hiện nhiều trong các cuộc hội họp, hội thảo.

Tôi nhớ khi anh được bầu vào Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa vừa rồi thì anh có nói với tôi là khi anh đi họp ban chấp hành thì đấy là lần đầu tiên anh bước chân đến trụ sở hội. Nói thế để biết anh là một con người thầm lặng. Thầm lặng sống và thầm lặng viết nhưng cái thầm lặng ấy cũng tạo được vị trí cho anh trên văn đàn qua những tác phầm của anh. Phải nói anh bây giờ 50 tuổi nhưng số lượng tác phẩm cả văn cả thơ trong đó từ những cuốn đầu tiên như Vào cõi, Bạ trời, Trí nhớ suy tàn, Những người trẻ chết già, Thoạt kỳ thủy, Ngồi, cho đến Mình và họ. Thơ thì anh có tập như Sa thân, Khách của hành tinh ….

Năm 2012 Hội nhà văn Hà Nội cũng đã trao giải thưởng cho anh về thơ. Cho đến lần này tiểu thuyết Mình và họ được trao giải được sự đồng thuận nhất trí tuyệt đối của Ban giám khảo. Tôi nói sơ qua một chút về tác giả để thấy Nguyễn Bình Phương có một vị trí đáng kể trên văn đàn Việt Nam. Một nét đặc biệt nữa của Nguyễn Bình Phương là anh có hẳn lối viết riêng của mình.

Đọc văn Nguyễn Bình Phương không dễ. Văn anh không theo lối tuyến chính, theo lối đọc xuôi một mạch từ đầu tới cuối mới hiểu ra. Văn anh đan cài rất nhiều tuyến truyện, nhiều thế giới nhân vật khác nhau, nó ngắt quảng, nó phức tạp. Có lần anh nói cây viết của chúng ta không đủ phức tạp không đủ rối loạn. Có nghĩa là viết một cách đơn giản quá.

Mặc Lâm: Theo như chúng tôi biết thì “Mình và họ” trước đây đã được in tại hải ngoại với cái tên “Xe lên xe xuống” có phải được đổi tên lại để in trong nước lần này hay không?

Phạm Xuân Nguyên: Cuốn này lấy bối cảnh rừng biên giới phía Bắc trên hai chuyến xe mà khi xuất bản ở bên ngoài thì đổi tên là “Xe lên xe xuống”. Một chuyến xe lên biên giới và một chuyến xe từ biên giới có tái hiện lại cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 và có cả đời sống bây giờ. Hai ba tuyến nhân vật nhằng nhịt vào nhau như thế và trong đó linh hồn của người sống, người chết, của hôm qua, hôm nay đan quyện vào nhau.

Mặc Lâm: Anh vừa nói bối cảnh của truyện là cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, có phải vì vậy mà trước đây cuốn sách không được phép in trong nước hay không, và bây giờ khi được phép xuất hiện nó nói lên điều gì?
UserPostedImage
Các tác phẩm nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2015. Courtesy photo.

Phạm Xuân Nguyên: Nói đây là cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh biên giới phía Bắc mà do điều kiện đến nay mới được in thì cũng đúng nhưng chưa đủ. Trong bài diễn từ phát biểu nhận giải của anh ấy hôm mùng 10 tháng 10 vừa rồi thì anh có nói anh không chủ ý viết về cuộc chiến tranh đó. Nó còn viết về sự bất lực, sự chống chọi của con người với cái ác. Cái ác trong bản thân mỗi người, cái ác trong xã hội.

Có thể nói sau khi đọc quyển sách thì nhiều người thấy là tác phẩm này rất xuất sắc. Người đọc đầu tiên đọc bản thảo là nhà văn Bảo Ninh ông không kìm được mà nói đây là kiệt tác, rồi sau đó nó xuất bản ở ngoài và rồi khi được xuất bản trong nước với cái tên gọi thôi nôi của nó, tên gọi chính thức mà tác giả đặt cho nó là “Mình và họ”. Mình và họ xin đừng hiểu đơn giản là bên này bên kia biên giới, là Trung Quốc và Việt Nam, không phải thế. Mình và họ còn là sự nhận diện trong cuộc sống, nhận diện cái xấu cái tốt của mình và của người khác.

Tôi nói thế cũng hơi dài dòng nhưng cuốn tiểu thuyết này rất khó mà tóm tắt cho được và đó cũng là đặc điểm của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Phải đọc và cảm nhận nó chứ kể lại tóm tắt nó mất đi nhiểu lắm. Tiểu thuyết của anh không phải để kể.

Tác phẩm “Sẹo độc lập”
Mặc Lâm: Còn tác phẩm chiếm giải thơ mang tên “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư thì nhận xét chung của anh như thế nào?

Phạm Xuân Nguyên: Chị Phan Huyền Thư cũng là một nhà thơ có giọng thơ có nét riêng trong dạng thơ trẻ, đây là tập thứ ba của chị. Trước chị có hai tập là Nằm nghiêng và Rỗng ngực. Phải nói ngay rằng thơ của Phan Huyền Thư cũng không phải là loại thơ dễ đọc.

Tôi xin nhấn mạnh thơ dễ đọc hiện nay rất nhiều, viết theo kiều dễ đọc tức là viết theo kiều tuyến tính, viết theo cảm xúc, viết theo kiểu khi đọc thì biết ngay viết gì, kể gì rồi. Thơ Phan Huyền Thư nó nặng về suy tưởng, suy tư không dựa hay nương vào cảm xúc. Thơ Việt Nam chủ yếu hay nói về cảm xúc, xây dựng những hình ảnh câu chữ để đánh vào cảm xúc của người xem. Ở đây nó đánh vào suy tưởng nhiều hơn.

“Sẹo độc lập” là cái tứ khi tôi rời bụng mẹ ra tôi nối với mẹ bằng một cái sẹo rốn. Con người ai cũng có một cái rốn. Cái rốn đó là sẹo độc lập. Khi anh thoát khỏi bào thai bước ra cõi đời, từ bụng mẹ ra với cõi người thành con người độc lập cũng mang cái sẹo đó là cái sẹo độc lập. Con người bị ném ra cuộc đời, anh bị đối diện với cuộc đời, anh phải tìm hiểu và phải sống với cuộc đời. Bài thơ đầu tiên chị đã nói như vậy và từ đó trình bày trong các phụ đề của tập thơ này ghi lại, nói chuyện với bạn bè. Bạn bè đồng lứa bạn bè làm thơ.
Trong này có nhiều cuộc đối thoại. Trong một bài thơ chị nói băn khoăn với một tác giả này thì đề hẳn tên ra như Nguyễn Hữu Hồng Minh như Trần Tuấn hay Huỳnh Lê Nhật Tấn hay Lê Vĩnh Tài hay Phạm Tường Vân qua tác phẩm Sẹo độc lập này người ta thấy cả cái không khí xã hội có nhiều biến đổi nhưng cũng có nhiều ràng buộc, rào cản hạn chế mà con người muốn bay lên, thoát ra.

Rồi những dằn vặt của chị hay thế hệ chị về việc làm thơ hôm nay hay việc cất lên tiếng nói của thế hệ mình như thế nào cho nên hội đồng trao giải của chúng tôi nhất trí cho rằng đây là một bước tiến của thơ và đây là tập thơ xứng đáng của Phan Huyền Thư đề trao giải.

Mặc Lâm: Chỉ ba ngày sau khi tác phẩm Sẹo độc lập nhận giải thì tờ báo Dân Trí trích lời nhả phê bình Lê Thiếu Nhơn dẫn ra một bài thơ trong tập Sẹo độc lập là bài “Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn” trong đó câu đầu tiên là “Nếu tôi chết hãy mang tôi ra biển” tương tự với câu “Khi tôi chết hãy mang tôi ra biển” của nhà thơ Du Tử Lê. Từ dẫn chứng này tác gỉa cho rằng Phan Huyền Thư đạo thơ và không đáng nhận giải. Ông chia sẻ sự việc này như thế nào?

Phạm Xuân Nguyên: Tôi khẳng định đây không phải là chuyện “đạo”. Trong tập thơ này của Phan Huyền Thư có câu chữ chị ấy chú thích ý này ý nọ nhưng riêng câu đó chị không chú thích gì cả. Chị có thể vũng tin vào mình, chị có thể không biết câu thơ là của Du Từ Lê và chị có thể viết trong cảm xúc của mình mà nói ra được câu thơ chúng ta thấy giống câu thơ của Du Tử Lê.

Ở đây có việc từ một câu thơ mà cho bài thơ đó là đạo rồi nói bài thơ đó là đạo thì cả tập thơ đó là đạo! rồi cũng có phóng viên trong nước hỏi tôi vậy thì với tư cách là Chủ tịch hội nhà văn Hà Nội nơi trao giải cho tập thơ này của Phan Huyền Thư thì hội sẽ có động thái gì với giải thưởng này? Tôi bảo chúng tôi trao giải căn cứ vào chất lượng của tác phẩm và đây không có chuyện rút lại giải thưởng gì cả

Cái câu thơ ‘Khi tôi chết hãy đưa tôi ra biển” của Du Từ Lê và câu “Nếu tôi chết hãy đưa tôi ra biển” của Phan Huyền Thư là một trùng lặp ngẫu nhiên và hai bài thơ hoàn toàn khác nhau. Hai tác phẩm độc lập của hai nhà thơ độc lập không phải bài này dựa vào bài kia.

Chúng tôi rất buồn và rất đáng ngại vì từ một câu thơ như thế mà đã quy chụp cho cả bài thơ, như Lê Thiếu Nhơn nói rằng đó là bài thơ “phái sinh” rồi cho là cả tập thơ “đạo” thì đó là thái độ hồ đồ, vội vã.

Tôi đọc thơ anh Du Tử Lê rất sớm. Bài “Khi tôi chết hãy đưa tôi ra biển” tôi đã đọc từ 30 năm trước và trong những bài viết của văn học hải ngoại tôi có đề cập tới bài này. Như vậy không thể nói là tôi không biết nhưng bài này tác giả không chú thích thì chúng tôi thấy không gợi lên chút gì khiến cả hội đồng thơ, Hội nhà văn Hà Nội tức là Hội đồng chuyên môn khi trao giải thì chúng tôi thấy đây là việc không phải làm to chuyện, không phải đẩy tới mức như vậy. Tôi nghĩ đấy là cách ứng xử trong văn giới cũn như độc giả.

Trong một bài phỏng vấn chiều nay cho một tờ báo trong nước tôi có nói: bên cạnh đạo đức nghề nghiệp của nhà văn thì cũng có đạo đức của người đọc và có cả đạo đức của người làm báo. Trong vấn đề này cần phải hết sức thận trọng tránh sự quy chụp. Trong nước có báo đề là “nghi án” rồi cho là đạo thơ thì hoàn toàn không phải. Bây giờ tôi khẳng định lại: Tập thơ Sẹo độc lập của Phan Huyền Thư là một tác phẩm có chất lượng và xứng đáng nhận giải của Hội nhà văn Hà Nội và hoàn toàn không có chuyện đạo thơ ở đây.

Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
Theo RFA
_____________

Tác phẩm "Mình và họ" của Nguyễn Bình Phương trước đây có tên “Xe lên xe xuống” chúng tôi đã có dịp giới thiệu trên RFA, quý độc giả có thể xem thêm tại đường link dưới đây:
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.