logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 28/10/2015 lúc 08:25:42(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Người biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc khi Tổng thống Obama tiếp Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, ngày 7/7/2015.

Với chữ “chúng ta” ở đây, tôi chỉ giới hạn trong cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại. Nghe nói cộng đồng ấy đã lên đến trên

dưới bốn triệu người sống rải rác trên khoảng một trăm quốc gia trên thế giới. Đó là một cộng đồng khá đa tạp, bao gồm

nhiều thành phần khác nhau, những cách thức rời bỏ quê hương khác nhau, từ những người vượt biên và những cựu tù nhân

chính trị được ra đi chính thức đến những người được thân nhân bảo lãnh, các cựu du học sinh và những người quyết định

định cư ở nước ngoài chỉ vì lý do thuần tuý kinh tế.

Tuy đa tạp như vậy, nhưng tất cả đều có một số điểm chung. Chung ở hoàn cảnh: lưu vong. Chung ở tâm thế: tâm thế lưu

vong. Theo các nhà Lưu vong học, tâm thế ấy bao gồm bốn điểm chính: Thứ nhất, tất cả đều chia sẻ một số ký ức tập thể

chung liên quan đến nguồn cội. Thứ hai, tất cả, với những mức độ khác nhau, đều cảm thấy ít nhiều lạc lõng trên đất khách.

Thứ ba, tất cả đều không nguôi nhớ về quê cũ, thi vị hoá quá khứ, đau đáu theo dõi từng diễn biến trong đời sống chính trị ở

cái nơi mình đã bỏ ra đi. Cuối cùng, thứ tư, như là hệ quả của ba đặc điểm vừa nêu, tất cả đều sống trong trạng thái ở giữa:

giữa quê cũ và quê mới, giữa quá khứ và hiện tại, giữa hoài niệm và hoài bão, giữa đây và đó.

Trong các đặc điểm vừa nêu, điều đáng chú ý nhất là những ám ảnh về quê cũ. Những ám ảnh ấy có nhiều biểu hiện khác

nhau. Có người thấy thoả mãn với việc thỉnh thoảng bay về quê hương như một du khách. Có người thường xuyên theo dõi

các biến chuyển ở quê hương một cách thụ động. Có người trăn trở muốn làm một cái gì đó để thay đổi tình hình đất nước.

Chính với nhóm người sau cùng này, một câu hỏi thường được đặt ra: Liệu những nỗ lực của họ có thành hiện thực? Hay nói

cách khác, rộng hơn, liệu những người đó có thể làm được gì cho đất nước?

Để trả lời câu hỏi ấy, không thể không nhìn lại kinh nghiệm của các cộng đồng lưu vong trên thế giới. Sau năm 1917, cả hàng

triệu người Nga bỏ nước ra đi. Sau năm 1945, hàng triệu người Đông Âu bỏ nước ra đi. Họ, cũng giống chúng ta, không ngớt

thao thức về đất nước, và một số khá đông cũng tìm mọi cách để dân chủ hoá đất nước của họ. Nhưng họ còn hơn chúng ta

ở một điểm: Trong họ, có nhiều tài năng có tầm vóc thế giới, nhiều tên tuổi nổi tiếng trong nhiều lãnh vực khác nhau, từ khoa

học đến văn học nghệ thuật. Cuối cùng, họ đã làm được gì cho đất nước của họ?

Câu trả lời khá buồn: hầu như không được gì cả. Từ đầu thập niên 1980 trở về trước, bất chấp những sự phê phán và phản

kháng của các cộng đồng lưu vong ở nước ngoài, các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu vẫn vững mạnh. Cuối thập niên

1980, các chế độ cộng sản ở những nơi ấy lần lượt sụp đổ vì những lý do khác chứ không hề từ những nỗ lực tranh đấu từ

bên ngoài. Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, các cộng đồng lưu vong cũng không đóng góp được gì trong quá trình dân

chủ hoá chế độ. Từ trước đến sau, các cộng đồng lưu vong đều là những kẻ ngoại cuộc, bất lực và vô vọng.

So với các cộng đồng lưu vong Nga và Đông Âu trước đây, cộng đồng lưu vong Việt Nam có gì khác?

Có.

Cái khác căn bản nhất là ở thời đại: Chúng ta, may mắn hơn, sống trong thời toàn cầu hoá, trong đó, các phương tiện truyền

thông đại chúng, đặc biệt là internet, phát triển vượt bậc khiến quan hệ trong và ngoài nước được dễ dàng và vô cùng nhanh

chóng. Trước, những tiếng nói phản kháng của những người lưu vong, kể cả những người từng đoạt giải Nobel về văn

chương, từ Aleksandr Solzhenitsyn (1918-2008) đến Joseph Brodsky (1940-1996), đều chỉ vang lên ở Tây phương chứ

không vọng về được trong nước họ. Bây giờ, với chúng ta, tình hình khác hẳn. Bất cứ tiếng nói nào được cất lên ở hải ngoại,

qua mạng lưới internet, được người trong nước nghe ngay tức khắc. Con đường ngược lại cũng tương tự: một tiếng kêu từ

trong nước, trong vòng tích tắc, đã được tiếp nhận ở hải ngoại.

Với những quan hệ chặt chẽ giữa trong và ngoài nước như vậy, những nỗ lực tranh đấu của người Việt ở nước ngoài sẽ dễ

có hiệu quả hơn. Hiệu quả ấy có thể thấy trên hai khía cạnh: Thứ nhất, người Việt ở hải ngoại đóng góp phần lớn vào tiến trình

quốc tế hoá cuộc đấu tranh trong nước. Một trong những lý do chính làm cho các chính phủ Tây phương cũng như các tổ

chức về nhân quyền trên thế giới biết đến những sự đàn áp thô bạo của chính quyền Việt Nam chính là nhờ các nỗ lực vận

động của người Việt ở nước ngoài. Không có họ, các tiếng gào thét cất lên từ trong nước rất dễ tan biến vào hư không. Thứ

hai, điều người Việt ở nước ngoài có thể đóng góp cho những người Việt tranh đấu ở trong nước là về phương diện lý luận.

Người Việt ở trong nước có nhiều kinh nghiệm trực tiếp về sự độc tài và tàn ác của chế độ, nhưng điều họ thiếu là những kinh

nghiệm về dân chủ cũng như tầm nhìn bao quát về địa chính trị vốn là mặt mạnh của những người Việt Nam ở hải ngoại.

Nói cách tóm tắt, qua các mạng truyền thông xã hội, người Việt trong và ngoài nước cùng bắt tay nhau trên con đường tranh

đấu cho tự do và dân chủ. Mỗi bên đều có mặt mạnh và mặt yếu nhưng qua sự hợp tác, các mặt yếu sẽ được khắc phục và

các mặt mạnh sẽ được phát huy. Tất cả sẽ góp phần hình thành nên một trận tuyến chung trong việc dân chủ hoá đất nước.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

Sửa bởi người viết 28/10/2015 lúc 08:27:57(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 05/11/2015 lúc 06:24:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Góp ý: 'Chúng ta có thể làm gì cho đất nước?

UserPostedImage
Người biểu tình hô khẩu hiệu 'Tự do cho Việt Nam' bên ngoài Nhà Trắng ở Washington trong lúc Tổng thống Obama tiếp Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, ngày 7/7/2015.

Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc vừa có bài viết trên VOA «Chúng ta có thể làm gì cho đất nước?». Một bài viết đặt vấn đề rất đúng lúc, khi trong nước đang nảy nở một lọat tổ chức xã hội dân sự khá năng động, cùng xuất hiện một loạt mạng thông tin tự do, trong đó đáng kể là Văn đoàn độc lập Việt Nam» và «Hội nhà báo độc lập Việt Nam với Thời báo Việt Nam được nhiều người trong và ngoài nuớc tìm đọc mỗi ngày. Hàng loạt nhà văn, nhà thơ có tài năng, uy tín, được xã hội công nhận, quý mến và một số nhà báo trọng sự thật, yêu tư do đã công khai trả lại thẻ nhà báo và thẻ hội viên Hội nhà văn Việt Nam, chào vĩnh biệt 2 tổ chức mang chức năng phụng sự một chính đảng, quay lưng lại với sự thật và nhân dân. Khá nhiều mạng thông tin tự do thuộc lề trái đang đóng vai trò «điền thế», thay thế cho Thông Tấn Xã Việt Nam, báo Nhân Dân, báo Quân đội Nhân dân là cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS chuyên phục vụ cho chế độ độc đoán phản nhân dân, để mang lại cho đồng bào thức ăn tinh thần trong lành chân thực hàng ngày.

Không có gì đáng vui hơn là anh chị trong nước cho biết đã chừng 2 năm nay, đông đảo trí thức, thanh niên, cả cán bộ, viên chức đảng viên CS, mở máy vi tính là tìm đọc mê say các mạng tự do lề trái, như Thời báo Việt Nam, Đàn Chim Việt, Dân làm báo, Dân Luận, Đối thoại, Anh Ba Sàm, Diễn Đàn… cũng như các báo Thông Luận, Người Việt…ở hải ngoại. Báo nhà nước, báo đảng bị lép vế trước công luận khát khao sự thật.

Cho nên anh Nguyễn Hưng Quốc đã đặt vấn đề rất đúng lúc. Phong trào lớn mạnh từ từ mà vững chắc ở trong nước hơn bao giờ hết đang cần sự tiếp sức mạnh mẽ của hơn 3 triệu bà con ruột thịt ở hải ngoại rải ra trên một trăm nước. Bài viết của anh Quốc chỉ ra rất đúng những điều bà con ở nước ngoài có thể làm cho quê hương, đất nước thân yêu, cũng đoán trúng yêu cầu cháy bỏng của anh chị em trong nước.

Đó là trên mặt trận truyền thông, anh chị em ở hải ngoại đã viết và gửi về nước, giới thiệu những lý luận, kinh nghiệm đấu tranh của bản thân và của các nước đã thoát khỏi quốc nạn CS và kinh nghiệm xây dựng nền dân chủ mới mẻ. Anh chị em ở hải ngoại đã tích cực bền bỉ vận động các chính quyền, cơ quan dân cử, hội đoàn các nước sở tại hiểu rõ tình hình Việt Nam và yểm trợ cho phong trào trong nước có hiệu quả thiết thực. Bà con ta ở hải ngoại cũng đã góp phần không nhỏ cưu mang lẫn nhau, cứu vớt nạn nhân trên biển, còn góp tiền cho việc trùng tu các nghĩa trang, cứu giúp, hỗ trợ, mua xe lăn cho anh em thương binh Việt Nam Cộng hòa… Nhiều nhân tài xuất sắc Việt Nam xuất hiện trong cộng đồng, nhiều học sinh sinh viên học giỏi, thành những nhà nghiên cứu, giáo sư, bác sỹ, nhà phát minh, sỹ quan cao cấp, là dân biểu, nghị sỹ , làm vẻ vang cho dân Việt, sau này sẽ tham gia đắc lực vào công cuộc xây dựng đất nước.

Nhưng tôi thiển nghĩ anh Nguyễn Hưng Quốc đã bỏ qua hay quên đi một lĩnh vực yểm trợ tối cần thiết cho phong trào yêu nước, đòi nhân quyền, công bằng và dân chủ trong nước. Đó là tiền, vâng tiền, ngân quỹ yểm trợ rất cần thiết cho phong trào.

Xin thưa với anh Quốc và bà con hải ngoại, chúng tôi có liên lạc chặt chẽ thường xuyên với anh chị em trong nước. Chúng tôi suốt 20 năm qua, rất quan tâm đóng góp, thu góp ít tiền cho những anh chị em bị tù đầy, ốm đau, cô đơn, cho phong trào lao động đòi quyền công đoàn, dạy tiếng Anh, tiếng Pháp cho vài em có triển vọng hoạt động đối ngoại.

Thế nhưng tất cả đều ít ỏi quá, ba cọc ba đồng, mới như muối bỏ biển, kiểu ky cóp của nông dân nghèo, có hiệu quả chút ít, nhưng còn rất xa so với yêu cầu của cuộc đấu tranh đang mở rộng.

Nhìn lại chúng tôi còn có tư duy tiểu nông, tầm nhìn hẹp, nông cạn, lại vướng phải cái tư duy lẩm cẩm có thể gọi là bệnh quân tử Tàu, coi khinh tiền nong, xa lánh tiền bạc, sống theo kiểu bần Nho thanh bạch nhưng thanh tao của người quân tử.

Chúng tôi nghĩ tiền góp cho phong trào cứu nước là tiền cao quý, rất cần. Chúng tôi đã gặp ở Berlin một nhóm anh chị Do Thái và ở Varsawa một số trí thức Ba Lan.

Họ kể rằng trong Chiến tranh Thế giới II cũng như trong thời Chiến tranh lạnh họ đã vận động lòng yêu nước, yêu dân chủ của bà con ở hải ngoại lập ra Quỹ Cứu Dân tộc, Quỹ Yêu Dân chủ lên đến hàng tỷ đô la của dân Ba Lan, lên đến chục tỷ của bà con Do Thái. Có những nhà yêu nước có uy tín, được tin cậy đứng ra vận động thành lập quỹ.

Sự vận động phải rất khéo, nhằm vào đông đảo bà con, vì ai cũng có tiềm năng yêu nước và tiềm năng kinh tế, trọng điểm là vận động tốt các nhà doanh nghiệp thành đạt, giàu có nhưng rộng lòng trắc ẩn, các chủ ngân hàng, đại công ty,nhà buôn, người có bất động sản, vừa quyên góp ngay, vừa yêu cầu định kỳ đóng góp – hằng tháng, ba tháng, hằng năm, lâu dài, như trích 1, 2 ngày lương tháng. Các giáo sư, bác sỹ, dược sỹ luôn có thái độ sẵn sàng chia sẻ, miễn rằng họ hiểu là tiền quyên được gửi đúng chỗ, đúng người, đúng việc cần. Nhiều buổi nói chuyện, trình diễn văn nghệ, thể thao, ra mắt sách, lập công ty kinh doanh…sẽ làm tăng thêm quỹ. Các bạn cho biết bà con gốc Do Thái ở Hoa Kỳ, Canada, Úc, Tân Tây Lan, Brazil, Liên Xô, Ba Lan, Anh, Thụy Sỹ đã tạo nên Quỹ Do Thái năm đầu lên đến 2 tỷ đô-la, rồi 10 tỷ chỉ trong có hơn 2 năm. Nhiều cụ già hiến nguyên cả gia tài trước khi mất. Các bạn Ba Lan cho biết trong Chiến tranh lạnh đã quyên góp của bà con Ba Lan ở hải ngoại, đặc biệt là ở New York , London, Paris, Sydney, Toronto, Bắc Âu và Nam Mỹ được hơn 1 tỷ đô-la La gửi về nước, rất có tác dụng.

Bà con Việt Nam ở nước ngoài hằng năm gửi về nước từ 10 đến 12 tỷ đô-la giúp người thân. Chúng tôi tin rằng nếu được vận động bền bỉ, thông minh khôn khéo thì Quỹ Việt Nam có thể lên đến hàng tỷ đô-la.

Ở hải ngoại hiện đã có những gương mặt tiêu biểu đáng tin cậy từ trong nước ra, như Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Luật sư Cù Huy Hà Vũ, nhà báo Điếu Cày và Tạ Phong Tần…có thể tham gia việc vận động và việc quản trị, sử dụng Quỹ Việt Nam rất quý và rất cần này.

Chúng ta không thể để cho thời cơ ngàn năm có một, đảng CS mất hết uy tín, sâu xé nhau, phong trào xã hội dân sự lên cao, lòng dân đã chín, quốc tế đồng tình hơn lúc nào hết, mà chỉ vì phong trào đấu tranh quá nghèo thiếu tiền mà trượt mất thời cơ lớn. Sự thiếu thốn này bà con hải ngoại lại thừa sức sẵn sàng bù đắp xứng đáng.

Mong rằng đề xuất của tôi nhân bài báo của anh Nguyễn Hưng Quốc sẽ được chú ý và mong anh Quốc và đông đảo bà con ta lên tiếng góp ý thêm để sớm thực hiện một việc làm cao quý rất cần thiết này. Hơn 3 triệu bà con hải ngoại, tuyệt đại đa số đang nung nấu việc sớm giải thể chế độ phi pháp tàn ác độc đảng trong nước, mang lại nhân quyền, bình đẳng, tự do và hạnh phúc cho toàn dân Việt Nam chung hưởng.

Đây là thiển ý của một nhà báo tự do xin được là một đóng góp nhỏ bé trả lời câu hỏi tâm huyết “Chúng ta có thể làm gì cho đất nước? » của nhà giáo - nhà báo Nguyễn Hưng Quốc mà tôi rất quý trọng.

Theo Blog của nhà báo Bùi Tín (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.101 giây.