logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 01/11/2015 lúc 11:59:21(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Mới đây trên tờ New York Times có đăng một phóng sự của ký giả N. R. Kleinfield kể về câu chuyện của một người đàn ông có tên George Bell, là một cụ ông ngoài 70 tuổi, sống một mình trong căn chúng cư nhỏ tại Queens, New York, và chết cô đơn một mình không ai hay biết. Hàng xóm chỉ biết sau khi ngửi thấy mùi hôi xông ra từ bên trong phòng và nghi ngờ chuyện không hay xảy ra vì đã không thấy ông xuất hiện nhiều ngày. Người hàng xóm gọi 911 và sau đó cảnh sát tới. Họ phá cửa vào và tìm thấy xác chết nằm úp mặt trên nền thảm cũ.

Căn chúng cư đó là của George Bell. Ông sống thui thủi một mình ở đó đã lâu và không chung đụng với ai. Thế nên, sau khi phá cửa vào, người ta biết chắc cái xác đó là của George Bell chứ không ngoài ai khác. Cái xác đã trương phồng lên, bắt đầu tan rữa và không thể nhận dạng được nữa. Rõ ràng người đàn ông đó không phải mới chết đây khi người ta tìm thấy xác, mà cũng không phải một ngày trước đó hay một ngày trước đó nữa. Ông đã nằm chết một mình ở đó khá lâu, không một ai hay biết và không một lời cáo phó trong cái ngày ông rời khỏi thế giới này, trong khi ngoài kia, cái thành phố nơi ông đã từng sống nhiều năm, vẫn vô tư sinh hoạt ồn ào và náo nhiệt.

Hàng xóm đã không thấy bóng dáng ông cả tuần lễ. Thường, ông vẫn đậu xe bên lề đường trước nhà và cứ mỗi thứ Năm thì lại dời xe qua phía bên kia đường theo đúng luật đậu xe của thành phố. Nhưng thứ Năm đó người ta không thấy ông giữ thói quen trên. Chiếc xe vẫn đậu ở chỗ cũ và tờ giấy phạt của cảnh sát được gắn lên trên kính xe tự lúc nào. Người phụ nữ sống bên cạnh bèn gõ cửa nhưng không thấy ai trả lời, gọi điện thoại cũng không. Hàng xóm tiếp tục gọi, chiếc điện thoại trong phòng ông reo liên hồi không dứt, nhưng vẫn không một động tĩnh.

Thế rồi người ta bắt đầu ngửi thấy mùi tử khí và cảnh sát đến. Lúc đó người ta mới biết lý do vì sao ông đã không dời chiếc xe qua phía bên kia đường.

Kể từ thập niên 1920, số người Mỹ sống một mình đã tăng đều đặn mỗi năm, từ khoảng 5% vào thập niên đó lên đến 27% vào năm 2013, theo thống kê của Cục Điều tra Dân số.

Đặc biệt là con số những người đàn ông sống một mình đã tăng đáng kể trong mấy thập niên gần đây, từ dưới 6% năm 1970 lên đến hơn 12% năm 2012. Trong khi số phụ nữ sống một mình là khoảng 15%.

Cũng theo thống kê của Cục Kiểm tra Dân số, phần đông những người sống một mình tập trung ở những thành phố lớn. Ví dụ, ở New York và Washington, khoảng một nửa số căn hộ chiếm cứ bởi những người sống một mình, và trong một vài khu vực, tỉ lệ đó có thể lên đến hai phần ba.

Trong khi một số người đưa ra lý do số người chọn sống một mình tăng đều đặn là vì đổ vỡ trong gia đình, một nghiên cứu mới đây cho thấy yếu tố kinh tế đóng một vai trò quan trọng.Kết quả nghiên cứu chỉ cho thấy tỉ lệ những người sống một mình tăng nhanh nhất trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng.

Ở thành phố New York mỗi năm có khoảng 50.000 người chết, và mỗi năm dường như tỉ lệ người chết thấp đi, một phần là vì người ta sống thọ hơn và khoẻ mạnh hơn. Phần lớn những người chết đó đều có gia đình, bà con và bạn bè, nên khi ai đó qua đời thì những người thân biết ngay và làm đám tang thật chu đáo. Có cáo phó, có thiệp báo tin buồn, rồi thiệp chia buồn được gửi tới cùng vòng hoa phúng điếu. Đôi khi có nhân vật nổi tiếng chết hoặc một người nào đó chết một cách thương tâm thì cả thành phố cùng thương tiếc.

Nhưng bên cạnh đó có một số nhỏ những người chết cô đơn một mình không ai hay biết. Trong nhiều ngày chẳng được ai nhận xác và cũng chẳng ai khóc cho một cuộc đời hẩm hiu vừa chấm dứt. Họ chỉ là một cái tên được thêm vào trong cuốn sổ tử. Năm 2014, George Bell, tuổi 72, nằm trong số những cái tên ấy.

George Bell, cái tên bình thường như hàng triệu cái tên khác trên cõi đời này. Thế nhưng, khi ông qua đời, người ta không biết gì về ông và vấn đề là ở đó. Người ta không biết ông là ai, cuộc đời của ông ra sao khi ông còn sống? Có điều gì phải làm ông bận tâm không? Và cuộc sống tình cảm của ông, ông yêu ai không và có ai yêu ông không?

Giống như bao người dân sống ở thành phố New York, ông sống trong một góc nhỏ, dưới ánh đèn vàng vọt vô danh.

Ấy vậy mà ngay cả một cái chết cô đơn không ai biết đó cũng để lại biết bao nhiêu công việc phải làm, biết bao nhiêu những thứ giấy tờ phải điền, liên quan tới biết bao nhiêu người chưa từng bao giờ quen biết ông, là những người nằm trong cái cỗ máy hành chánh của thành phố, phải hoàn tất nhiều thủ tục cho cái chết của một con người tầm thường mà khi rời khỏi thế giới này chẳng ai mảy may biết tới.

Thạt đầu, những người lính cứu hoả tới cạy bung cánh cửa ra, rồi tiếp đến là cảnh sát vào xem xét căn phòng với đồ đạc ngổn ngang khắp lối đi để ghi nhận vào hồ sơ điều tra.

Sau đó là người của phòng giảo nghiệm được phái tới để xem có điều gì nghi ngờ về cái chết của một cái xác vô danh, rồi tìm chứng cớ để có thể tìm được người thân tới nhận xác.

Sở cứu hoả còn có nhiệm vụ chứng nhận người đó đã chết; thậm chí cho dù chỉ còn là bộ xương thì cũng phải chính thức tuyên bố là bộ xương ấy không còn sống. Xác được cho vào trong túi và đóng lại, rồi được đưa về văn phòng giảo nghiệm, tại đây xác được đặt vào một trong khoảng 100 ngăn tủ đông lạnh, với nhiệt độ luôn được giữ ở 35 độ F.

Công việc của cảnh sát là tìm cách liên lạc với người thân, nhưng ngay cả hàng xóm cũng không biết một người quen nào. Các thám tử liền lấy đại một vài cái tên, một vài số điện thoại, gọi thử và dĩ nhiên là không tìm được ai cả. Người đàn ông đó không vợ, không con, mà cũng không cả một người thân thích nào ở gần. Cảnh sát ước lượng có khoảng 85% cơ hội thường là họ tìm ra được người thân. Nhưng với George Bell thì họ không tìm được gì cả.

Tại nhà xác của khu vực Queen, New York, có khoảng 90% xác chết được đưa tới đây thì không lâu sẽ được người thân hay bạn bè nhận diện sau khi cho xem hình. Phần lớn những xác này được đem đi chôn trong ít ngày. Nhưng những xác vô thừa nhận còn lại thì có phần phức tạp hơn.

Giải pháp dễ nhất là lấy dấu tay, còn không thì lấy mẫu răng và hồ sơ bệnh lý, hoặc giải pháp sau cùng là lấy mẫu DNA. Khi tất cả những yếu tố trên được gom lại mà vẫn chưa tìm được tung tích người chết, lúc đó người ta mới lập một hồ sơ thật chi tiết.

Dấu vân tay được lấy và hình chụp được gửi tới văn phòng lưu trữ hồ sơ của thành phố, tiểu bang và liên bang. Nếu vẫn chưa tìm ra manh mối và một khi chín ngày đã trôi qua và vẫn chưa có người thân tới nhận xác, nhân viên giảo nghiệm sẽ phải báo cáo hồ sơ của người chết về văn phòng hành chánh của quận. Sau đó người ta cho thiêu xác và giữ lại tro. Một thời gian sau, nếu vẫn không có ai nhận thì lúc đó người ta mới cho đem chôn tro xuống đất và người chết trở thành người hoàn toàn vô thừa nhận.

Sống ở thời đại mà nhiều người vẫn than phiền là người đông và ồn ào quá, và nhất là ở một thành phố như New York với những sinh hoạt không bao giờ ngưng nghỉ, ta tự hỏi tại sao lại có những con người sống và chết cô đơn đến như thế.

Mà ngay trong cộng đồng người Việt nhỏ bé của chúng ta cũng có những con người sống thui thủi một mình như George Bell.

Cách đây hơn chục năm, tờ Los Angeles Times có kể câu chuyện về một người đàn ông Việt Nam tên Richard Van Phạm, lúc đó 62 tuổi và đã nghỉ hưu. Giống như George Bell, ông Phạm không vợ con và không cả bạn bè. Ông sống trên một chiếc thuyền buồm nhỏ đậu ở bến Long Beach, cách không xa mấy thủ đô tị nạn của người Việt. Cuối tuần ông thường lái thuyền qua đảo Santa Catalina cách đó khoảng 22 dặm. Rồi một hôm trên đường sang đảo, một cơn giông bất chợt thổi tới và cơn gió mạnh làm gẫy cột buồm. Sau đó máy thuyền hư và chiếc radio để liên lạc cũng hư nốt.

Theo lời ông Phạm kể, ngọn gió thổi liên tục suốt hai tháng sau đó và gặp dòng nước chảy kéo thuyền ông xuống tận phía nam. Vì là chuyến đi bình thường như nhiều chuyến đi ông đã làm trước đây, nên lần đi này ông cũng không thông báo cho ai biết. Thế nên, chẳng hề có ai biết ông bị mất tích, và do đó cũng chẳng có ai biết để đi tìm ông. Có thể nói ông Phạm gần như không hiện hữu trên cuộc đời này.

Và cứ thế ông lênh đênh trên biển, một mình trên chiếc thuyền dài 8 mét. Ban ngày, để tránh nắng, ông chui xuống khoang thuyền.

Cũng may là chiếc máy phát điện chạy bằng năng lượng mặt trời còn hoạt động, và nhờ vậy đôi khi ông mang mấy cuốn băng video cũ ra coi cho đỡ buồn. Ông đặt chiếc xô nước trên boong thuyền để hứng nước mưa. Ông bắt được cá, ăn một phần và phần còn lại ông treo trên cột buồm gẫy để dụ và bắt mấy con hải âu đem nướng. Ông gỡ ván trên sàn làm củi. Có lần ông lưới được một con rùa bơi gần thuyền và ông xẻ thịt ướp muối để dành phòng khi thực phẩm khan hiếm.

Ông Phạm sống như thế trong suốt bốn tháng trời. Đây có lẽ là bốn tháng cô đơn nhất trong đời ông. Dù sao trên đất liền ông còn thấy được bóng người chứ trên biển thì có chi ngoài nước, cá và vài con hải âu hoạ hoằn.

Nhưng ông đã sống sót nhờ tình cờ một tàu hải quân Mỹ tìm thấy khi ông đang lênh đênh trên đại dương cách bờ biển Costa Rica 300 dặm.

Ông Phạm may mắn hơn ông Bell nhiều. Ông không bị chết khô một mình ngoài khơi.Nhưng cuộc đời của ông chắc cũng cô đơn không kém gì George Bell.

Đọc những mẩu chuyện này mới thấy phần đông chúng ta quả là những người quá may mắn, có được một gia đình, hay ít ra là được sống gần một vài người quen biết. Đôi khi cũng có một vài chuyện bực mình đấy, nhưng là những chuyện nhỏ, rất nhỏ so với nỗi cô đơn bao la phủ lên cuộc đời của những con người cô đơn như George Bell khi còn sống, và cả sau khi chết.


Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.090 giây.