logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/04/2013 lúc 01:11:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chị thuộc dòng dõi thế gia vọng tộc nhưng không may sinh ra dưới một vì sao cực xấu. Năm lên bốn tuổi chị đã mồ côi cha, mẹ chị thủ tiết ở lại nhà chồng nuôi con cho tròn câu tứ đức tam tùng nhưng dòng họ bên chồng quá khắt khe cay nghiệt, luôn kiếm chuyện đày đọa ức hiếp mẹ góa con côi. Sau một thời gian dài hứng chịu trăm cay ngàn đắng, tức nước vỡ bờ, người mẹ trẻ uất hận thóat ly gia đình nhà chồng đi tái giá, rứt ruột để lại đứa con thơ cho mấy mụ o bên chồng theo gia pháp. Chị có hai bà cô đại diện cho hai phe, thiện và ác. Người cô lớn phù thủy dữ dằn đanh đá, không ngày nào không chửi mắng nặng nhẹ chị hết lời như óan thù từ bao kiếp trước. Người cô nhỏ là cô giáo, tượng trưng cho một bà tiên nhân hậu xót thương hòan cảnh bơ vơ của chị nên đem chị về chung sống nuôi dưỡng cho ăn học đến ngày khôn lớn thành tài.

Những tưởng bằng vào sức tự lập của mình rồi đây quyển nhựt ký đời chị sẽ chuyển sang một chương mới mẻ tốt đẹp hơn, vui tươi hơn với nhiều sắc màu rực rỡ thay cho những trang tuổi thơ tối tăm u ám bưng chén cơm ăn mà nước mắt chan hòa. Nhưng khốn thay, hy vọng vừa nhen nhúm lóe lên thì đã bị lụi tàn tắt ngấm vì cuộc hôn nhân sắp bày không do chị chọn lựa. Tuy có học vấn, có nghề nghiệp riêng nhưng vì bản thân chị từ nhỏ đã mồ côi ăn nhờ ở đậu với họ hàng, quen sống trong kỷ cương nề nếp của một gia đình phong kiến bảo thủ coi trọng mặt mũi tiếng tăm, chị đã bị ám ảnh sợ sệt bởi những lời giáo huấn răn đe nghiêm khắc của các bậc trưởng thượng trong thân tộc mà chị coi như là mệnh lệnh bất khả kháng, do đó chị chỉ biết thụ động vâng lời, không dám có phản ứng gì trước sự việc chung thân quan trọng cho cả cuộc đời mình. Ngày cưới của chị, chú rể còn mải vui đá bóng với bạn bè ngòai sân vận động, người nhà phải nhốn nháo chạy tìm khắp nơi cho kịp giờ hòang đạo lên đèn. Với một người chồng khinh bạc, coi thường người phối ngẫu, chẳng thiết tha gì ngày hôn lễ của mình, thử nghĩ tương lai làm vợ của chị sẽ như thế nào, chắc hẳn rằng thuyền đời chị đã gặp phải một bến nước đục ngầu sình lầy hắc ám.

Thương thay cho một đóa hoa xuân vừa chớm nở chưa kịp khoe hương sắc với đời, chưa kịp vẽ vời dệt mộng tương lai, chưa một lần biết yêu đương hò hẹn thì đã bị áp đặt làm vật tế thần cho cái quan niệm hủ lậu sai lầm đặt đâu ngồi đó, “áo mặc sao qua khỏi đầu’’ của thế hệ di căn người lớn. Thuyền theo lái gái theo chồng, sau đám cưới, về làm vợ một người chưa có dịp tiếp xúc tìm hiểu, một người chồng ích kỷ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, coi sự phục vụ của người vợ là điều hẳn nhiên tất phải, chị cảm thấy đời mình từ đó như bị đeo vào một cái gông nặng trĩu mà càng ngày càng làm chị lún chìm xuống bể khổ thăm thẳm đau thương không còn cơ hội để ngoi lên nhìn thấy ánh sáng cuộc đời.

Mỗi lần tỉ tê tâm sự là mỗi lần chị khóc mướt làm người bạn cũng mủi lòng khóc theo. Chị kể lúc nhỏ khi thấy một đứa bé gái con người thợ mộc trèo lên lưng cha nó cỡi nhong nhong trong lúc cha nó đang cặm cụi bào gỗ mà chị thèm thuồng ước ao được như nó. Chị nói phải chi cha chị cũng là một người thợ mộc tầm thường, một phó thường dân không ai biết đến thì chắc chị cũng được hưởng cái hạnh phúc êm đềm đó chớ đàng này cha chị quan quyền chức sắc chi cho mang nợ máu với cộng sản để bị giết chết thảm thương, bỏ chị lại bơ vơ côi cút một mình khiến đời chị thành bi kịch triền miên kêu trời không thấu, chỉ biết một mình nuốt lệ than thân.

Có phải tôi nợ anh từ kiếp trước

Nên kiếp này phải trả quả đền bồi

Đã vợ chồng dù không tình cũng nghĩa

Anh không tình nghĩa lại bạc hơn vôi

Ai đã ngày ngày cơm dâng nước rót

Đêm về chìêu anh chăn gối mưa mây

Để ra đời một đàn con bốn gái

Anh còn dè bỉu sao chẳng sinh trai

Ai đã nuôi anh khi tù cải tạo

Chắt chiu từng đồng mắm muối lương khô

Vắt kiệt mồ hôi nuôi bầy con dại

Chẳng sá chi mình phận yếu thân cô

Ai đã mua đường cho anh vượt biển

Để khi tới bờ vội vã phủi tay

Không nghĩ vợ con đang chờ sum hiệp

Nơi quê nhà mòn mỏi ngóng từng ngày

Khi cộng sản cưỡng chiếm miền nam, vì là giáo sư sĩ quan biệt phái, chồng chị cũng bị đi ‘’cải tạo’’ như bao nhiêu ‘’ngụy quân ngụy quyền’’ khác. Chị chẳng quản gian truân khổ nhọc, như bao người vợ thương chồng, thân cò lặn lội khăn gói lên đường gạo muối tiếp tế thăm nuôi. Đến khi chồng chị ra tù, cũng chính chị đã bôn ba tìm đường cho chồng vượt biên đi trước cho yên thân, bởi vì sống trong chế độ cộng sản, ai cũng cảm thấy bất an, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ không biết chừng nào bị chúng đem luật rừng ra quy tội còng đầu.

Vậy mà khi định cư yên ổn, ông chồng vô tình bất nghĩa của chị định dở trò qua cầu rút ván lờ đi chuyện bảo lãnh vợ con khiến một người bạn đồng nghiệp khi xưa cảm thấy bất bình phải lên tiếng nhắc nhở thúc giục mãi, sau cùng chồng chị mới chịu hạ bút điền đơn bảo lãnh gia đình. Đó là bổn phận duy nhứt mà chồng chị đã làm cho mẹ con chị trong suốt cuộc đời làm chồng làm cha.

Ngày đòan tụ anh chỉ hai chiếc máy

Mua cho bà để may mướn nuôi con

Nhưng tiền vốn sau này phải trả lại

Tôi sững sờ nghe xót phận thương con

Thuở đời có chồng cha nào bạc bẽo

Với vợ con như nước lã người dưng

Gái hay trai cũng con mình cốt nhục

Sao nỡ nói câu bất nghĩa thẳng thừng

Qua Úc gần hai tháng trời chị cũng chưa biết tờ giấy năm đồng ra sao, cũng không biết chợ búa ở chỗ nào. Cứ vài ngày chồng chị mua về một ký chả lụa, một gói tôm khô 200 grammes và một cái bắp cải to tướng quăng đó rồi đi suốt. Đó là thức ăn hằng ngày hằng tuần của mẹ con chị, muốn ăn kiểu nào đó thì ăn. Đến khi chị lãnh được đồ may, chị mới thấy mặt những tờ tiền giấy, mới thay đổi được món ăn hằng ngày cho các con và mua sắm thêm những đồ cần thiết trong nhà. Chị cũng không biết chồng chị có đi làm hay không mà ngày nào cũng đi tới tối mịt, khi về là cơm nước phải có sẵn trên bàn mời anh xơi, dù xơi hay không là chuyện của anh. Vậy mà chồng chị cũng không vừa lòng, không dằn vặt chuyện này thì nhiếc móc chuyện nọ, chuyện cũ đâu hồi còn bên quê nhà giữa hai bên cha mẹ cũng lôi ra tính tóan khiến chị cảm thấy như sống trong địa ngục trần gian.

Bởi tôi trót sinh con nhà gia giáo

Phận nữ nhi phải tứ đức tam tùng

Nên đã thủ phận đến thành ngơ ngáo

Chẳng dám trả treo nghĩ chuyện bất tùng

Sống với anh ngày ngày nghe đay nghiến

Như vợ con là nợ là oan gia

Đến một ngày anh tuyên bố ly dị

Tôi thấy cửa tù như được mở ra

Biết chị luôn bị chồng bạc đãi, một vài người bạn thấy chướng tai gai mắt bất bình thường xúi chị ly dị quách cho xong cho rảnh nợ, tội gì để cho thằng chả đè đầu ăn hiếp mình mãi khi mà mình không sống lệ thuộc vào đồng lương của thằng chả, nhứt là luật pháp ở đây ưu tiên bênh vực cho phụ nữ, dù thằng chả không đồng ý thì mình cũng có quyền tống cổ thằng chả ra khỏi cuộc đời mình. Nhưng nói gì nói, khổ một nỗi, chị khổ gì khổ, thà cắn răng chịu đựng chớ chị chẳng dám hó hé đề cập tới chuyện này vì sợ ảnh hưởng đến con cái về sau. Chị lo sợ sau này con gái chị khó gả chồng nếu như bên đàng trai cổ hủ chê mẹ đàng gái là người ly dị chồng hạnh kiểm không tốt. Oh my God! Tội nghiệp cho chị làm sao!

Người bạn rán nói thêm trấn an chị rằng chị không cần phải lo xa, ở xứ này con cái nó muốn làm gì thì làm, quyết định của nó có trời mà cản, con đặt đâu cha mẹ ngồi đó, hôn nhân của nó không tới phiên cha mẹ can thiệp, không nhượng bộ nó, nó bỏ nhà đi luôn là mất con mất cháu như chơi.

Thuyết phục chị đến như vậy mà chị vẫn không động tịnh gì, vẫn tiếp tục chịu đựng cho tới một ngày chồng chị ‘’ra lệnh’’ ly dị, chừng đó hết đường tránh né chị mới cam tâm.

Khổ bao nhiêu, tôi cũng đành gánh chịu

Bởi vụng tu bạc phước phải cam lòng

Chỉ tội con mình khổ lây với mẹ

Cơ cực trăm chiều cha có như không

Người đời thường ca ngợi vinh danh tình phụ tử, nào là ‘’công cha như núi Thái sơn, con có cha như nhà có nóc’’, hay ‘’còn cha gót đỏ như son, phụ tử tình thâm vv…’’ Cha chị mất sớm, chị không hưởng được tình phụ tử đã đành, nhưng con chị có cha còn sống sờ sờ ra trước mắt, sao cha bọn chúng lại tệ bạc vô cảm chẳng có chút thiêng liêng tình cha cho ấm lòng con cái. Trai hay gái cũng là máu mủ con mình, nỡ nào lại nhẫn tâm hất hủi chê bai, tự chúng, chúng đâu có muốn ra đời, tại sao bắt chúng ra đời chịu khổ mà không nhận lấy trách nhiệm làm cha, bỏ mặc cho mẹ chúng tự xoay sở một mình như single mum. Phải chi là single mum thì còn được chính phủ trợ cấp nuôi con, đàng này vì chị có hôn thú với chồng nên phải chịu thua thiệt oan uổng, gặp ông chồng vô tích sự chị phải gánh vác hết mọi điều. Tội nghiệp các con chị thường xuyên phải nhịn đói buổi trưa, thỉnh thỏang lắm mới có một hai đồng mua gói hot chip chia nhau lót dạ. Thương con nát lòng, nhưng chị biết làm sao hơn được, có bao nhiêu sức lực, bao nhiêu thời giờ chị đã tận dụng hết để làm việc kiếm tiền, còn moi đâu ra thêm nữa trừ phi một ngày có ba mươi sáu tiếng. Ngay cả các con chị đi học về làm bài xong cũng phải nhào vô phụ với chị may đến khuya lơ khuya lắc mới đi ngủ được một chút để hôm sau còn đi học. Nhà cửa trống trước trống sau không có lấy một cái tủ cái giường, ngủ thì cứ lăn đại ra sàn nhà, quần áo thì cứ dồn hết vô thùng carton xin ngòai shop như hòan cảnh những người tị nạn chưa được định cư.

Đời có câu trời sinh voi sinh cỏ

Các con mình tự ăn cỏ lớn khôn

Dù vậy tôi vẫn hằng luôn nhắc nhở

Cha dẫu thế nào cũng là cha các con

Và rồi cuối cùng trời cao cũng có mắt cho các con chị hết cơn cơn bĩ cực tới ngày thới lai. Sau những năm dài cơ cực phấn đấu, tự lực cánh sinh, kết quả các con chị đều đỗ đạt thành tài, một phần thưởng đáng tự hào cho chị. Chẳng những vậy, mấy cô con gái còn có gia đình hạnh phúc, vợ chồng con cái thương yêu rất mực chớ không vô phước như chị tái diễn bi kịch của chị ngày xưa.

Trước kia mỗi khi kể lể thở than, chị thường nói trong đời chị có hai kẻ thù mà chị vô cùng căm hận, thứ nhứt là cộng sản, thứ nhì là ông chồng chị nhưng giờ đây nhìn cảnh gia đình êm ấm của các con, chị đã nghe mãn nguyện, mọi sân hận trong lòng đều tiêu tan bay bổng. Chị cảm thấy mình đã được đền bù xứng đáng qua các con. Cuộc đời của chị đã kể như bỏ từ lâu, hạnh phúc của các con giờ đây là hạnh phúc của chị. Cả đời cực khổ nuôi con, chị chỉ cầu mong có được kết quả vậy thôi để có thể bỏ xuống cái gánh nặng trên vai cho thảnh thơi những tháng ngày còn lại và một mai khi về cõi vĩnh hằng chị có thể ngậm cười yên ngủ vì đã chu tòan bổn phận với các con ở thế gian này.

Hơn nữa nhìn lại cảnh đời đau khổ bất hạnh của mình rồi nhìn chung quanh, chị ngộ ra rằng đó là phần số của mỗi người. Người có phước thì được chồng thương chồng quý, kẻ bạc phận như chị thì bị hất hủi đọa đày, trần ai lai khổ một kiếp làm vợ. Giải thích theo thuyết nhà Phật là luật vay trả, có lẽ kiếp trước chị đã gây nhiều nghiệp chướng cho nên kiếp này phải trả quả thế thôi chớ thật ra chẳng có ai là kẻ thù của mình cả. Phật tổ đã dạy, thù hận là địa ngục trong lòng, hãy biết buông bỏ thứ tha để cái tâm có được Niết bàn an lạc. Vì lẽ đó, các con của chị cũng không buồn trách chi người cha vô trách nhiệm, trái lại như máu chảy về tim, các cô vẫn thường thăm nom báo hiếu cha mình trong tuổi già yếu đau bệnh tật sống cô qụanh một mình.

Nợ anh đã xong đường ai nấy bước

Cám ơn anh đã ra khỏi đời tôi

Giờ đây tôi đã thấy lòng thanh thản

Xem mọi sự đời như áng mây trôi…

Tác giả: Người Phương Nam

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.160 giây.