logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 05/11/2015 lúc 09:10:25(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) duyệt hàng quân danh dự trong một buổi lễ chào đón tại Hà Nội vào ngày 05 Tháng Mười Một 2015. AFP

Sáng hôm nay ngày 5 tháng 11, Việt Nam đón tiếp trọng thể Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hà Nội.

Đúng 11 giờ 45 phút, ông Tập Cận Bình và phu nhân đến sân bay Nội Bài, phía Việt Nam có các ông Đinh Thế Huynh, Phạm Bình Minh, Hoàng Bình Quân ra đón.

Với nghi thức dành cho quốc khách, Việt Nam đã bắn 21 phát đại bác chào mừng vợ chồng ông Tập Cận Bình khi chuyên cơ của Chủ tịch nước Trung Quốc hạ cánh xuống phi trường Nội Bài vào sáng hôm nay.

Tin tức từ nhiều hãng tin quốc tế như AP, Reuters, AFP cho biết ông Tập Cận Bình ngay sau đó đã có bài diễn văn đọc tại phi trường Nội Bài diễn tả sự vui mừng của ông trước chuyến đi và ông nhắc lại tình hữu nghị giữa hai nước như được thắt chặt hơn sau khi Chủ nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chính thức ngỏ lời mời ông sang thăm Việt Nam.

Các hãng tin quốc tế cho rằng chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai nước sau hàng loạt sự cố xảy ra tại Biển Đông. Hãng tin AFP dẫn lại các sự kiện về tàu khu trục Lassen tiến vào khu vực 12 hải lý mà các đảo do Trung Quốc bồi đắp tại khu vực Trường Sa như một yếu tố khiến Trung Quốc lo ngại sự chuyển hướng của Việt Nam đối với Mỹ.

Bên cạnh đó chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình cũng được giới quan sát cho rằng có quan hệ tới Đại hội Đảng 12 đang diễn ra tại Việt Nam khi nhân sự cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đang được bầu chọn lại.

Trước khi chuyên cơ của Chủ tịch Tập Cận Bình đáp xuống phi trường Nội Bài, ngày hôm qua các cuộc biểu tình chống đối ông đã diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy sự chống đối của một bộ phận người dân trước chuyến thăm này.

Cùng lúc với việc tiếp đón trọng thể phái đoàn của ông Tập là hàng trăm người đã biểu tình chống đối xảy ra vào hôm nay tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ít nhất hai người đã bị bắt trong đó có blogger Nguyễn Lân Thắng và blogger Trần Bang khi tham gia biểu tình tọa kháng tại Hồ Con rùa.

Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy ông Bang bị thương trên mặt và đang nhập viện để chữa trị, còn blogger Nguyễn Lân Thắng thì không ai biết bị giam giữ ở đâu sau khi bị bắt.

Ngày mai vào lúc 10 giờ 30 sáng theo lịch trình đã được thông báo Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu đọc trước Quốc Hội Việt Nam. Nói về sự kiện này ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cho báo chí biết việc ông Tập Cận Bình phát biểu trước quốc hội là thể theo đề nghị của phía Trung Quốc.

Trước đây 9 năm chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng đã từng phát biểu tại Quốc hội Việt Nam nhưng dư luận lúc ấy không phản đối dữ dội như lần này.

Sự khác biệt đến từ tuyên bố của ông Tập Cận Bình trước Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ thời cổ đại.

Dư luận đang theo dõi bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Quốc hội có lập lại những lời mà ông ấy từng nói trước báo chí quốc tế về chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc hay không.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 05/11/2015 lúc 06:33:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lối thoát nào cho dân tộc tôi?

3 giờ chiều, một cơn mưa lớn xối xả ập xuống giữa Sài gòn, như tiếng than van của lòng dân thấu đến tai ông trời, lòng người nổi giận đã khiến ông trời cũng phải nổi giận!


Hôm qua và hôm nay, tại Sài gòn đã diễn ra hai cuộc biểu tình, có sự tham gia của hàng trăm công dân yêu nước. Họ đoàn kết, hiên ngang, cùng anh dũng hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo Trung Cộng; Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam; Tập Cận Bình hãy cút xéo về nước…”

Những cuộc biểu tình này đã tiếp lửa, tiếp nối cho cuộc biểu tình chống Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam của người dân Hà Nội vào ngày 3/11 vừa qua. Chưa bao giờ người dân Sài gòn lại đồng lòng xuống đường với khí thế mạnh mẽ và kiên cường như vậy. Lý do tại sao ai cũng biết, bởi người Sài gòn yêu dân chủ luôn trong tình trạng bị canh chừng, bị bố ráp với mạng lưới an ninh, công an dày đặc. Người dân chỉ cần có động thái đối kháng dù nhỏ, cũng sẽ bị ngăn chặn hoặc bị hành hung tàn bạo...


Sáng 5/11/2015, bất chấp vòng vây an ninh thắt chặt tại nơi cư trú, bất chấp các ngả đường bị bố ráp, bị ngăn hàng rào, bất chấp đội ngũ an ninh, cảnh sát, công an, dân phòng, dân quân tự vệ, côn đồ giả dạng thường dân còn đông hơn đoàn người biểu tình, những người con yêu nước Sài gòn đã nắm chặt tay nhau, cùng tiến về Lãnh sự quán Trung Quốc và hô vang những khẩu ngữ phản đối Tập Cận Bình, phản đối Trung Quốc - kẻ láng giềng khốn nạn, kẻ thù của dân tộc Việt Nam, kẻ đã và đang đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, giết ngư dân, cướp biển đảo, bờ cõi của Việt Nam.


Từng đoàn người đi giữa lòng Sài gòn, miệng hô vang rền, những tiếng hô vang cũng là lời kêu gọi đồng bào trong cả nước, lời khẩn thiết mong người dân đừng tiếp tục vô cảm trước vận mệnh dân tộc. Hàng trăm người đi đường đã khựng lại, họ đứng yên, họ chìm đắm trong tiếng hô của những người anh em, những người con máu đỏ da vàng can đảm và anh dũng hơn họ.


Những biểu ngữ chấp chới, thông điệp được thả bay đi khắp nơi, đó là hồi trống thúc dục xoáy sâu vào nhận thức, vào trí óc và trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Toàn thể nhân dân cần phải nhận biết rằng: “Giặc đang đến nhà, vận nước đang thật sự lâm nguy”. Đáng lẽ những người cai trị đất nước này phải là người đầu tiên đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, thì không hiểu tại sao, người ta lại trải thảm đỏ đón tiếp giặc long trọng, để giặc phát biểu trước các đại biểu Quốc hội, là cơ quan đại diện cho tiếng nói của nhân dân. Trong khi đó, thực tế lòng dân đang ngày đêm sôi sục căm thù Trung cộng, và xót xa đau đớn cho hình ảnh quê hương từng ngày bị xâm chiếm.





Máu người yêu nước đã đổ xuống, dòng máu đã thấm đỏ lời kêu gọi toàn dân đừng ngại ngần lên tiếng bảo vệ bờ cõi!


Đoàn người biểu tình đã bị tấn công, nhiều người bị hành hung, bị bắt bớ bởi lực lượng hàng trăm công an, an ninh tại khu vực biểu tình.


Những người yêu nước bị đạp ngã xuống đất, lòng yêu nước của họ bị dẫm đạp bởi bạo lực. Chính nghĩa đã bị thấm nhòa màu máu, lời tiếng kêu cứu vang dội giữa trời xanh, đoàn người bị xô đẩy, bị giằng co, kéo lê, nhiều người bị bắt giam về đồn; hằng hà sa số tấm biểu ngữ bị cướp giựt, bị vò nhát trong bàn tay những người mang danh bảo vệ trật tự xã hội.


Người Sài gòn sững sờ, lòng dân vỡ toang tác, niềm hy vọng cuối cùng sụp đổ!


Người Sài gòn thẫn thờ chứng kiến những người anh em cùng dòng máu với mình, chỉ vì bảo vệ giặc tàu mà nhẫn tâm chà đạp lên tình yêu nước của đồng bào.


Bạo lực đã được đốt lên, được phát động bởi chính các cơ quan công quyền. Chính họ chứ không phải ai khác đang đổ dầu, thổi bùng ngọn lửa hận thù trong lòng người dân. Chính họ đã tự vạch áo cho những người vô cảm biết, ai mới là kẻ hèn với giặc, ác với dân!


Máu đã đổ ra và nước mắt đã cạn, giá trị của lòng yêu nước sao thật quá đắt đỏ!


Anh Trần Bang bị lực lượng công an mặc thường phục đánh đổ máu trong cuộc biểu tình phản đối Tập Cận Bình tại Hồ Chí Minh ngày 5/11/2015.


Bao năm qua, máu, tự do và cả mạng sống của những người dân Việt Nam đã hy sinh và nằm xuống cho nền tự do dân chủ, vẫn không thể nào làm lung lay sự bạo tàn của quyền lực thống trị, không thể làm lung lay lương tâm của những người anh em có chung một tổ quốc!


Đất nước này quả thật quá bất hạnh, nó chứa đựng lửa hận thù và sự chia rẽ sâu sắc trong lòng người Việt. Nó đang bị nhồi nén và chuẩn bị vỡ tung, tan tác bởi những cuộc ngả giá, mua bán của những kẻ tham lam bạo tàn.


Máu và nước mắt của những người yêu nước, đến bao giờ đủ để thấm vào lương tri những người vô cảm!


Và sẽ còn phải đánh đổi bao nhiêu mạng người, đánh đổi bao nhiêu tự do và hạnh phúc để có lối thoát cho dân tộc tôi?!

Bạch Cúc
phai  
#3 Đã gửi : 06/11/2015 lúc 08:53:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc không nói đến Biển Đông

UserPostedImage
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 06/11/2015. Reuters

Trung Quốc và Việt Nam là những láng giềng tốt cùng theo chủ nghĩa xã hội, với tình bạn sẻ chia trong lịch sử cách mạng lâu dài, nên cần phải xua tan những bất đồng, không để thế lực nào gây gián đoạn trong quan hệ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu như trên trước Quốc hội Việt Nam hôm nay 06/11/2015. Nhưng ông không nhắc gì đến hồ sơ Biển Đông
Hai quốc gia do đảng cộng sản lãnh đạo đều đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, đã dẫn đến một cuộc đối đầu năm ngoái khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 và vùng biển Hoàng Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm nổ ra các vụ bạo động chống Trung Quốc.

Theo Reuters, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình là kịp thời, nhằm xây đắp lại mối quan hệ trong bối cảnh không chắc chắn về những nhà lãnh đạo sẽ nắm quyền sau Đại hội Đảng lần thứ 12 vào tháng Giêng tới – một đảng có truyền thống thân cận với Bắc Kinh nhưng nay đang thu hút sự chú ý chưa từng thấy từ phương Tây.

Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam tại Hà Nội, ông Tập nhắc đến cố Chủ tịch Hồ Chí Minh và tình bạn giữa ông Hồ với Mao Trạch Đông, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và hệ thống chính trị tương đồng.

Ông Tập Cận Bình tuyên bố : « Trung Quốc và Việt Nam núi liền núi, sông liền sông, tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta đã có từ thời cổ đại. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước, hai nước đã sát cánh hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên tình bằng hữu vững chắc ».

Theo ông Tập, Trung Quốc rất chú trọng đến quan hệ với Việt Nam và muốn sẽ tiếp tục theo một con đường bền vững. Ông nói : « Hai đảng, hai nước và hai dân tộc cần phải lấy chữ tín làm nền tảng, giúp đỡ lẫn nhau, tay trong tay không cho phép bất kỳ ai làm gián đoạn tiến độ. Tôi tin rằng nhân dân hai nước có năng lực và trí tuệ để xua đi các trở lực ».

Bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc không nêu lên vấn đề Biển Đông cũng như cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, khi Trung Quốc cho quân tràn sang Việt Nam để trừng phạt việc Hà Nội lật đổ chế độ Khmer Đỏ, tay sai của Bắc Kinh ở Cam Bốt.

Tập Cận Bình chỉ ám chỉ những « thử nghiệm » của cả hai bên trước những ngọn gió lịch sử, nhắc lại rằng các tranh chấp có thể được xử lý và kiểm soát một cách thỏa đáng – một thông điệp mà hai nước đã đồng ý hôm qua. Ông cho rằng quan hệ « không được đi chệch khỏi con đường đúng đắn ».

Bài phát biểu bằng tiếng Hoa kéo dài khoảng 20 phút, gấp đôi thời gian dự kiến, trích dẫn nhiều câu thơ Đường và thơ của ông Hồ Chí Minh. Hôm qua báo chí trong nước đã trích lời chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết việc ông Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt Nam là do yêu cầu của phía Trung Quốc.

Nhắc đến những câu ông Tập Cận Bình nói như « lấy chữ tín làm nền tảng », « láng giềng bao giờ cũng có những va chạm nhất định, nhưng khi đại sự đã được coi trọng thì tiểu sự sẽ không khó giải quyết », « kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân », « gien hòa hiếu của Trung Quốc chưa bao giờ biến dị »…báo chí Việt Nam cũng dẫn ra một số lời bình của các đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng « Lời lẽ của ông Tập rất hay nhưng điều quan trọng là việc làm. Câu chuyện trên Biển Đông như thế, người dân làm sao có thể tin cậy ngay được ». Luật sư Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh : « Trong bài phát biểu, ông Tập Cận Bình không đưa ra một cam kết nào về việc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa ».

Đại biểu Nguyễn Anh Sơn cũng băn khoăn trước việc bài phát biểu của ông Tập « không có từ nào nhắc đến Biển Đông ». Về vấn đề « đại cục » và « tiểu cục », theo ông : « Những chuyện họ nói là nhỏ, với dân tộc Việt Nam thì không nhỏ chút nào cả. Những hòn đảo rất nhỏ nhưng vô cùng thiêng liêng đối với người dân Việt ».

Việc Trung Quốc hối hả bồi đắp các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa đã gây căm phẫn, đặt các lãnh đạo Việt Nam vào tình thế khó xử, trong lúc gần đây Bắc Kinh và Washington đã tranh cãi về quyền tự do hàng hải.

Việt Nam đã đa dạng hóa các quan hệ và Trung Quốc mặc dù không nằm trong số các nhà đầu tư lớn nhất, nhưng vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất với 60 tỉ đô la trao đổi hàng năm, đồng thời là nguồn hàng nhập khẩu lớn nhất. Tình trạng lệ thuộc này vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi trong nước.

Theo RFI
phai  
#4 Đã gửi : 06/11/2015 lúc 09:41:09(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nỗi đau Việt Nam

UserPostedImage

8 năm trước, vào những ngày Chủ Nhật của tháng 12.2007, khi người Việt xuống đường biểu tình phản đối Trung Cộng ở Sài Gòn và sau đó là Hà Nội, đó là những cuộc biểu tình tự phát phản đối Trung Cộng đầu tiên đồng thời mang ý nghĩa chính trị đầu tiên của người dân kể từ khi VN thống nhất và cả nước sống dưới chế độ do đảng cộng sản cầm quyền.
Khi ấy, người Việt xuống đường để phản đối việc Quốc vụ viện của Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, có phạm vi quản lý 3 quần đảo trên biển Đông, trong đó có hai quần đảo tranh chấp với Việt Nam: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Các cuộc biểu tình này có lúc khoảng vài trăm người, có lúc lên đến cả ngàn người, chủ yếu là học sinh, sinh viên, có cả một số văn nghệ sĩ, trí thức tham gia.
Những năm sau đó, thỉnh thoảng người Việt lại có những cuộc biểu tình mỗi khi Trung Quốc có những hành xử ngang ngược quá đáng, xâm phạm quá đáng chủ quyền và toàn vẹn lãnh hải của VN.
Vào những ngày này của tháng 11.2015, người Việt lại phải xuống đường. Lần này là để phản đối chuyến viếng thăm cấp nhà nước của Tập Cận Bình, Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; cũng là phản đối việc đảng và nhà nước cộng sản VN đã trải thảm đỏ rước giặc vào nhà giữa lúc sự căng thẳng trên biển Đông cũng như ý đồ quân sự hóa khu vực biển Đông của Trung Cộng không hề có dấu hiệu dừng lại hay giảm bớt.
So với 8 năm trước Trung Cộng đã tiến rất xa trên chặng đường từng bước hợp thức hóa “đường lưỡi bò” trên biển Đông, từng bước biến biển Đông thành “ao nhà” từ đó làm bàn đạp vươn ra bá chủ toàn cầu theo đúng ý đồ của họ. Trong khi đó VN vẫn không chuẩn bị được gì cho mình, vẫn đang vật lộn với những khó khăn về kinh tế, nợ nần, vẫn không thay đổi, cải thiện hệ thống kinh tế chính trị xã hội để thoát ra khỏi những trở ngại làm trì trệ sự phát triển của đất nước và tập hợp được sức mạnh của toàn dân. Đối ngoại, cũng chính vì không chịu thay đổi nên cho đến giờ này VN vẫn cô độc, chưa xây dựng được cho mình mối liên minh chặt chẽ với một nước lớn nào. Không những thế, tình hình kinh tế nguy ngập càng khiến VN phải quỵ lụy, nhẫn nhục nhiều hơn vì cần đến túi tiền của Trung Cộng.
So với 8 năm trước, số lượng người dũng cảm xuống đường bày tỏ thái độ không hề tăng lên, nếu không muốn nói là ít hơn. Mỗi đợt biểu tình chỉ độ vài chục người, quá ít trên con số hơn 90 triệu dân Việt đa số vẫn bàng quan, thờ ơ với thời cuộc, với vận mệnh đất nước, hoặc có quan tâm nhưng vì lý do này lý do khác không thể hoặc không dám xuống đường. Còn thái độ của nhà cầm quyền đối với những cuộc biểu tình ôn hòa bày tỏ lòng yêu nước của người dân thì vẫn thế-nghĩa là tìm mọi cách cô lập, giải tán, đàn áp, kể cả hành hung, bắt về đồn câu lưu dăm ba tiếng đồng hồ… Đã có những tấm hình được post lên facebook cho thấy người biểu tình bị đánh đổ máu. Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất viết trên blog “Một góc nhìn khác” của mình: “Máu của người Việt đã đổ. Để làm thảm đỏ rước Tập Cận Bình”. Chua chát hơn, như người biểu tình kể lại, có những chiếc xe phường vừa chạy lòng vòng vừa bắc loa rao giảng: Nào “Tình hữu nghị Việt-Trung đời đời bền vững không thể thay đổi”, rồi nào “bán anh em xa mua láng giềng gần”…Rõ là một hoạt cảnh lố lăng, bi hài.

Nếu bọn Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.
- Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Và cùng lúc đó ở một khung cảnh khác, là sự tiếp đón nồng nhiệt và trọng thị mà nhà nước này dành cho vợ chồng Tập Cận Bình-Bành Lệ Viện. Giữa lúc 21 phát đại bác giòn giã và những tiếng kèn tiếng trống vang lên tưng bừng, mấy ai biết có những tiếng hô phản đối Tập Cận Bình, đòi trả lại Trường Sa Hoàng Sa cho VN của những con người yêu nước cô đơn ngay giữa đất nước mình. Càng mấy ai nghe, ai nhớ những tiếng súng của kẻ thù mới nổ trên đất nước này chưa lâu, trong trận hải chiến năm 1974 khi Trung Cộng tiến chiếm Hoàng Sa, trận hải chiến năm 1988 khi Trung Cộng cướp Hoàng Sa, tiếng súng của những cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, 1984, 1988… khi VN mất đi một phần lãnh thổ dọc biên giới phía Bắc vào tay giặc… Cả những tiếng súng của lính Trung Cộng nã vào những chiếc tàu nhỏ bé của ngư dân VN và tiếng kêu cứu của ngư dân vẫn đang xảy ra ngoài khơi những năm tháng này, giữa thời bình…

Cờ xí rợp trời tràn ngập một màu đỏ, có ai nhớ màu máu của những người lính và người dân VN đã ngã xuống cho những trận chiến trên biển và trên bộ giữa hai bên, chỉ mới trong vòng mấy chục năm trở lại đây thôi, chưa nói đến máu của hàng triệu triệu người trong quá khứ đã đổ xuống để giành lại VN trong suốt 1000 năm đô hộ bởi giặc Tàu. Giành và trao lại vẹn nguyên một dải đất hình chữ S, để bây giờ đám hậu duệ của Lê Chiếu Thống, lũ Hán gian bán nước ngự giữa Ba Đình, Hà Nội đã làm mất đi, hoặc tự nguyện đem sang nhượng, cầm cố cho Tàu. Và bên cạnh bộ mặt đầy vẻ viên mãn, đầy vẻ bề trên của vợ chồng Tập-Bành, là những bộ mặt vừa vô cảm vừa hèn hạ, bạc nhược của đám quan chức đầu não của đảng và nhà nước cộng sản VN.
Không chỉ bắn đại bác, trải thảm đỏ rước giặc vào nhà, khòm lưng gập người xum xoe cúi chào kẻ xâm lược, bọn Hán gian còn dành cho họ Tập cái vinh dự được phát biểu trước Quốc hội VN. Và như chúng ta có thể thấy trước, bất luận Tập phát biểu cái gì, kể cả ngang ngược tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, ngầm đe dọa VN không được theo gương Philippines kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế hay ngả theo các nước phương Tây, hay ngọt nhạt giả dối hứa hẹn về tình hữu nghị đời đời bền vững, về chung sống hòa bình… bất luận Tập nói gì, cũng sẽ chẳng có ông bà nghị nào trong cái đám trên dưới 500 người đó dám bày tỏ bất cứ phản ứng nào.
Định mệnh VN thế là đã an bài. Ngẫm lại lời tiên đoán của Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm năm xưa:
“Nếu bọn Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo."
(nhân dịp khánh thành đập Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955).
Và tương tự, là câu nói của bào đệ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Cố vấn Ngô Đình Nhu:

“Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.” (Chính đề VN)
Không thể trông chờ gì vào đảng cộng sản VN như đã thấy, định mệnh của đất nước bây giờ hoàn toàn tuỳ thuộc vào người dân VN. Chỉ có người dân VN mới có thể thay đổi được cái viễn cảnh đen tối đang ngày càng trở thành sự thật đó mà thôi.

Song Chi (RFA)
phai  
#5 Đã gửi : 06/11/2015 lúc 09:44:11(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Dư luận sau phát biểu của Ô. Tập Cận Bình trước Quốc hội VN

UserPostedImage

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sáng ngày 6/11 có bài phát biểu dài hơn 20 phút, gấp đôi thời gian dự kiến, trước Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội.

Đây là bài phát biểu mà nhiều người quan tâm chú ý đến nhất trong chuyến công du Việt Nam lần này của người đứng đầu đảng và chính phủ Trung Quốc.

Sau khi biết được nội dung của bài phát biểu đó do báo chí trong nước tường thuật, phản ứng của những người quan tâm ra sao?

Phát biểu của ông Tập theo truyền thông VN
Một số điểm chính của bài phát biểu được truyền thông trong nước trích thuật. Theo đó ông Tập Cận Bình nói đến mối quan hệ hai nước láng giềng ‘núi liền núi, sông liền sông’ và với câu ‘mất hàng ngàn vàng để mua láng giềng’. Theo ông Tập Cận Bình thì Trung Quốc và Việt Nam cẩn đạt được đại sự, sau đó tiểu sự sẽ giải quyết dễ dàng. Ông này cũng nhấn mạnh ủng hộ Việt Nam tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội…

Tôi nhận thấy phát biểu của ông Tập Cận Bình không tỏ ra hung hăng nhưng rõ ràng vẫn không có thừa nhận một cách rõ ràng về tình trạng Hoàng Sa - Trường Sa thuộc về Việt Nam hoặc ít ra là đang có vấn đề tranh chấp; mà chỉ đề cập một cách rất chung chung như thể đánh lừa các đại biểu quốc hội.
-LM An Tôn Lê Ngọc Thanh
Linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh, từ Sài Gòn sau khi đọc được những tường trình của báo chí Nhà nước về bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam vào sáng ngày 6 tháng 11 đưa ra nhận xét:

“Tôi nhận thấy phát biểu của ông Tập Cận Bình không tỏ ra hung hăng nhưng rõ ràng vẫn không có thừa nhận một cách rõ ràng về tình trạng Hoàng Sa- Trường Sa thuộc về Việt Nam hoặc ít ra là đang có vấn đề tranh chấp; mà chỉ đề cập một cách rất chung chung như thể đánh lừa các đại biểu quốc hội.

Ba vấn đề chính mà ông đặt ra: đầu tiên ông ta bảo rằng chọn lựa của nhân dân hai nước, hai đảng, hai nhà nước là đi theo con đường chủ nghĩa xã hội; thật ra đó là điều mà nhân dân Việt Nam đâu có chọn. Đó là điều ông ta cố gắng gượng ép. Điều thứ hai ông nói rằng là Việt Nam và Trung Quốc phải tận dụng cơ hội để có thể trở nên trụ cột cho Châu Á. Thật ra ông ta muốn nhờ Việt Nam làm bàn đạp để bành trướng ra Châu Á thì đúng hơn. Bởi vì trên thực tế những gì ông ta đối xử với Việt Nam và các nước Châu Á trong thời gian vừa rồi đều bị các nước phản ứng. Tức không thực tâm muốn phát triển một Châu Á thịnh vượng. Điều thứ ba ông ta cho rằng hai nước Việt Nam và Trung Hoa liền kề nhau nên khó tránh khỏi những va chạm. Thật ra đó là tình trạng ‘cá lớn nuốt cá bé’. Ở kế bên lấn sân rồi nói lỡ không tránh khỏi. Tôi nghĩ phát biểu đó không thật lòng và có một cách nào đó cố tình tránh né điều mà tất cả các đại biểu quốc hội quan tâm là vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.”

Nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang cũng có ý kiến:

“Trước khi ông ấy nói chuyện anh em trí thức trong nước cũng rất quan tâm: ông ấy sẽ nói cái gì, quốc hội sẽ phản ứng ra sao, liệu ông ấy có thể nói như nói với tổng thống Mỹ là Trung Quốc có lợi ích cốt lõi ở Biển Đông không? Cấu nói đó là rất nhạy cảm, nên theo tôi nghĩ trước khi Nhà nước Việt Nam đồng ý để ông ấy nói chuyện ở Quốc hội, hai bên đã có trao đổi về nội dung để ông nói làm sao đừng làm gì xấu cho quan hệ giữa hai nước. Quả nhiên bài nói của ông này trong vòng khoảng 20 phút gì đó, tôi thấy ông này rất khéo. Ông không đụng chạm gì vào những chuyện gây những xích mích lớn mà hai nước đang căng thẳng ở Biển Đông.

Ông đưa ra những khẩu hiệu láng giềng tốt, cùng nhau tiến lên thì không mới vì ‘4 tốt’ và 16 chữ vàng’ (nói) 7,8 năm qua rồi, dân Việt Nam không lạ. Nhưng phải nói rõ về bản chất thế này: tôi không nhớ tác giả một bài báo đăng trên báo Ban Tuyên giáo Trung ương, mà ông này là một giáo sư người Trung Quốc, nói rõ bản chất, truyền thống của người Trung Quốc là hoạt giảo, xảo ngôn, bịp bợm. Ông Tập Cận Bình sang Việt Nam vẫn theo thái độ đó, vẫn mù mờ như thế. Ru ngủ.”

Phía VN hoàn toàn thụ động
Đáp từ của chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng là cảm ơn về những phát biểu tốt đẹp của ông Tập Cận Bình về mối quan hệ giữa hai nước.

UserPostedImage
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội vào sáng ngày 6/11/2015. AFP PHOTO.

Ông Nguyễn Sinh Hùng nhắc đến sự giúp đỡ của Trung Quốc cho Việt Nam trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ. Chủ tịch quốc hội Việt Nam cho rằng quan hệ giữa hai phía có trải qua sóng gió nhưng đến nay phát triển đúng theo định hướng mà hai ông Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông từng mong muốn.

Đối với những bất đồng giữa hai phía theo chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng thì theo nguyên tắc tiếp tục kiểm soát những bất đồng, vượt qua trở ngại để đưa quan hệ phát triển bền vững, ổn định hơn vì sự công bằng, phát triển của nhân dân hai nước.

Linh mục Lê Ngọc Thanh đề cập đến thái độ của các đại biểu quốc hội Việt Nam khi đón ông Tập Cận Bình:

“Tôi thấy các đại biểu quốc hội hoàn toàn thụ động lắng nghe và tỏ một thái độ rất lịch sự là vỗ tay chào mừng bài phát biểu mà không hề có một phát biểu ngược lại. Còn việc ông Nguyễn Sinh Hùng với tư cách chủ tịch, người chủ nhà ông ta đáp lễ như một cách thức xã giao mà không dám nhấn mạnh đến nội dung mà tất cả dân chúng Việt Nam đang quan tâm, đó là Hoàng sa, Trường Sa là của Việt Nam chứ không phải của Trung Quốc.”

Và phát biểu của chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng về điều mà ông này cho là trợ giúp của Trung Quốc trong hai cuộc chiến ở Việt Nam:

“Khi nhắc đến vấn đề đó các ông này đã làm sai mà không biết nhục vì khi nói đến điều đó các ông đã vi phạm Hiêp định Geneve và Hiệp định Paris mà các ông ấy vẫn coi như là điều đúng mà không biết ngượng.”

Không đề cập hoạt động của TQ ở Biển Đông
Theo tôi nghĩ trước khi Nhà nước Việt Nam đồng ý để ông ấy nói chuyện ở Quốc hội, hai bên đã có trao đổi về nội dung để ông nói làm sao đừng làm gì xấu cho quan hệ giữa hai nước. Quả nhiên bài nói của ông này trong vòng khoảng 20 phút gì đó, tôi thấy ông này rất khéo.
-Nhà báo Võ Văn Tạo
Theo thông tấn xã Việt Nam trong những cuộc hội đàm vào ngày 5 tháng 11 giữa tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với ông Tập Cận Bình; cũng như giữa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch Trung Quốc, mọi bất đồng giữa hai phía về biển được đề cập đến.

Tuy nhiên theo linh mục Lê Ngọc Thanh những trao đổi giữa các lãnh đạo về những vấn đề tranh chấp biển đảo giữa hai nước mà truyền thông Nhà nước loan tin vẫn chưa thể làm thỏa mãn thắc mắc của người dân quan tâm:

“Trong các cuộc họp, truyền thông luôn bảo rằng quốc hội và chính phủ và cả bên đảng có những trao đổi rất thẳng thắn. Nhưng thẳng thắn như thế nào đến lúc này dân chúng không được biết. Ở Việt Nam có điều rất lạ là họ hưởng lương từ tiền thuế của dân, rồi ‘được’ do dân bầu, nhưng cuối cùng vẫn xem dân là những người kém hiểu biết, không trưởng thành để rồi cuối cùng họ không công bố sự thật và lãng tránh điều đó. Đến lúc ngày người dân không hiểu rõ họ nói đến đâu và nói những gì với Trung Quốc.”

Việc Trung Quốc chiếm dụng Hoàng Sa lâu nay đến hoạt động gần đây tiến hành bồi đắp, xây dựng những đảo nhân tạo trên các đảo, bãi đá cưỡng chiếm của Việt Nam tại Trường Sa vào những năm 1988 và 1995; thế rồi vấn đề ngư dân Việt Nam đi đánh bắt tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc xua đuổi, đánh đập, cướp phá thậm chí có trường hợp bị bắt, bị đâm chìm tàu và bị giết chết chính là những điều mà nhiều người yêu cầu lãnh đạo Việt Nam phải nêu ra với phía Trung Quốc.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.198 giây.